Xu hướng thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của một nhóm người

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 98)

người

Moi móc những vấn đề đời tư của những nhân vật nổi tiếng, đi vào những nội dung, những vấn đề mà văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc không cho phép (ví dụ như đăng tải những bức ảnh khiêu gợi gây sai lầm và méo mó trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ giới trẻ).

Những dạng thông tin như trên không những làm mất uy tín của tờ báo nói riêng và niềm tin của nhân dân vào báo chí nói riêng mà quan trọng hơn nó ảnh hưởng lớn đến vai trò định hướng thông tin và hướng dẫn hành động của báo chí. Thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của nhóm đối tượng làm lệch lạc trong nhận thức về văn hóa và lối sống của giới trẻ - nhóm đối tượng dễ bị tác động nhất.

Vấn đề thông tin sai sự thật khách quan còn liên quan mật thiết đến một vấn đề nổi cộm của báo chí khi hội nhập với kinh tế thị trường: Nhận hay không nhận phong bì, điều này phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Kinh tế thị trường với sự lên ngôi của đồng tiền đã làm cho không ít nhà báo bị “lung lay” bởi “sức hút” của những chiếc phong bì, nhận tiền rồi đưa thông tin sai sự thật, giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân vào báo chí - Cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là việc nhà báo “móc ngoặc” với các tổ chức,

băng nhóm xã hội đen để bao che, làm vỏ bọc, tiếp tay cho những hành động phạm pháp của các băng nhóm đó thì khi đó hậu quả thật khôn lường. Những vụ tham nhũng, vi phạm pháp luật của các tổ chức và băng nhóm xã hội bị đưa ra ánh sáng trong thời gian vừa qua đều có sự móc ngoặc, tiếp tay đưa thông tin sai sự thật của một số phóng viên của tòa soạn báo có uy tín. Một số nhà báo vì “mờ mắt” trước sức hút của đồng tiền mà bán lương tâm, bán danh dự nghề nghiệp, làm phương hại không nhỏ đến uy tín và hoạt động của báo chí.

Nhà báo trước cơ chế thị trường, làm sao để giữ được sự trong sạch của bản thân, sự khách quan trung thực về thông tin của báơ chí. Vấn đề không chỉ ở đạo đức nghề nghiệp, ở bản lĩnh chính trị vững vàng của nhà báo mà còn ở sự tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện những trường hợp sai phạm, xử lý nghiêm minh để làm gương cảnh tỉnh cho những người khác.

3.3 Những điều kiện và yếu tố để phóng sự phát triển 3.3.1 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…; từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,... đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để đi tắt đón đầu, từ một nước kém phát triển xây dựng thành một quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học – công nghệ, văn hoá, giáo dục, thông tin báo chí có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin phải đi trước một bước, không chỉ cung cấp, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tham gia ngày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ xã hội.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân

không ngừng được nâng lên, các nhu cầu về hưởng thụ văn hoá, về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng tăng.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông và internet. Các dịch vụ này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có sự phát triển của thông tin báo chí.

Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên nên nhu cầu thông tin của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn. Tuy trong những năm qua mức hưởng thụ thông tin của nhân dâu có sự cải thiện nhưng vẫn còn sự đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, nhiều sự kiện chính trị xã hội đã diễn ra ở nước ta, chúng ta đã gia nhập WTO, thực hiện hàng loạt cắt giảm thuế theo cam kết với AFTA và đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC 14... Điều này cho thấy, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện, đặc biệt là lĩnh vực báo chí.

Báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí chức năng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội, có tốc độ phát triển ngày càng tăng, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Báo chí nước ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với sự tác động mạnh mẽ về thông tin của các thế lực thù địch, các lực lượng chống đối và những thông tin không phù hợp với lợi ích của nhân dân, đất nước.

Nền báo chí nước ta hiện nay đã lớn mạnh và hiện đại hoá về cơ sở vật chất, kỹ thuật và phong cách hoạt động ngang tầm khu vực, xứng đáng là cơ quan thông tin, ngôn luận của một đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ những người làm báo đã tăng lên bốn đến năm lần so với cách đây 20 năm và số lượng báo chí phát hành đã xấp xỉ 1000. Hiện công cụ phát triển nhanh nhất và mạnh nhất là phát thanh và truyền hình; Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan ngôn luận chủ yếu của Trung ương Đảng và Nhà nước cũng được tăng cường.

Báo chí – các phương tiện thông tin đại chúng – bên cạnh cống hiến to lớn là góp phần vào sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục, tổ chức những cuộc đấu tranh lớn của dân tộc và nhân dân, còn tham gia vào sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc ta. Sức mạnh to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam từ khi mới ra đời là sự phối hợp hành động của báo viết, báo nói, báo hình.

Báo chí trong thời kỳ hội nhập vô cùng sống động và phát triển rất nhanh. Trong tương lai, báo chí ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại với công nghệ cũng tiên tiến hơn. Sự thay đổi về công nghệ làm báo đòi hỏi công tác quản lý cũng phải có những phản ứng linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn và kịp thời hơn.

Ở nước ta chưa hình thành tập đoàn báo chí nhưng đã manh nha xuất hiện những hình thức này. Một số cơ quan báo chí đã có nhiều ấn phẩm báo chí. Báo Hà Nội mới, ngoài báo ra hàng ngày, còn có các ấn phẩm khác như báo Hà Nội mới chủ nhật, Đặc san cuối tháng, Tin chiều và Nguyệt san Hà Nội. Báo còn có một nhà in với bề dày hàng chục năm và thương hiệu đã được khẳng định… Các báo như Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TP HCM… không chỉ làm báo mà còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình kinh tế khác (như nhà in, công ty cổ phần, kinh doanh sách, bất động sản, quảng cáo, biểu diễn thời trang, âm nhạc…)

Báo chí không chỉ là công cụ truyền bá tư tưởng văn hoá, mà còn là phương tiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Thông tin sâu rộng trở thành một yếu tố của các quá trình kinh tế và cũng là thước đo nhất định của sự phát triển xã hội. Bởi vì thông tin báo chí không chỉ góp phần nhận thức thế giới mà còn góp phần cải tạo thế giới, cải tạo xã hội.

Trong xã hội hiện đại, báo chí tham gia vào tất cả các khâu của quá trình quản lý xã hội như cung cấp dữ liệu thực tế, tác động vào quá trình hoạch định chính sách và hoạt động lập pháp, lập quy của chủ thể có thẩm quyền. Mặt khác, báo chí cũng mang lại cho các thành viên của xã hội, những thông tin đa dạng và nhiều mặt của đời sống. Báo chí nước ta đã thực sự là diễn đàn tin cậy của nhân dân cả nước, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng trong bối cảnh trong nước và quốc tế

còn nhiều phức tạp. Báo chí đã cổ vũ, động viên nhân dân tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng. Báo chí nước ta còn là người tổ chức và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, động viên nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham những và các biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, chống các tệ nạn xã hội. Báo chí đã trở thành một lực lượng của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát làm trong sạch hệ thống chính trị, góp phần quan trọng vào tổng kết thực tiễn, bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng lý luận của Đảng.

Báo chí vừa là phương tiện thực hiện việc thông tin, hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, vừa là diễn đàn quan trọng để đông đảo các tầng lớp nhân dân bày tỏ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ý kiến của mình.

Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn. Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức, khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa; xóa đói giảm nghèo; ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai; khuyến khích tài năng; khuyến thiện...

Hoạt động của báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, trong quá trình hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường, trong thời đại bùng nổ thông tin đang phát triển không ngừng. Đứng trước những yêu cầu mới, báo chí cách mạng Việt Nam mãi mãi kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt chức năng báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế… có những tác động mạnh mẽ đến thông tin báo chí, gây ra những thách thức trong lĩnh vực thông tin.

Một số nước tư bản có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ đã và đang bành trướng trong lĩnh vực thông tin. Khái niệm “Chủ nghĩa đế quốc thông tin” đang trở nên quen thuộc và được thường xuyên đề cập trên nhiều tờ báo và tạp chí quốc tế. Hiện nay, các nước tư bản nêu trên thi hành chính sách độc quyền thông tin theo kiểu áp đặt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu kém phụ thuộc vào nguồn tin của họ, trở thành khách hàng tiêu thụ thông tin và lệ thuộc vào họ. Cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển về một “trật tự thông tin quốc tế mới” đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và công bằng xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt sẽ đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Điều đó có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển báo chí nước ta.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan; đó vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các phương tiện thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn.

Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu và điều đó sẽ làm biến đổi sâu sắc sự phát triển và phương thức quản lý thông tin báo chí.

* Tóm lại: Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng

đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin báo chí nước ta. Sự phát triển của báo chí đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của báo chí nước ta, trong đó phải kể đến sự phát triển không ngừng của thể loại phóng sự báo chí.

3.4 Những giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay

3.4.1 Bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm

Đây là yêu cầu đầu tiên khi viết phóng sự. Nó là cơ sở cho sự sáng tạo của tác giả. Để có một phóng sự đúng không khó, nhưng viết được một phóng sự hay, ấn tượng độc giả thì đó là một thách thức không hề dễ dàng gì đối với người viết

phóng sự. Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: “Người làm báo mà tách rời cuộc sống thì

xem như không thể làm nghề báo. Ai làm báo lại không muốn viết hay, và không muốn trở thành nhà báo được bạn đọc tin cậy. Ngay cả khi mới vào nghề thì người nào cũng nên có ước vọng là mình sẽ trở thành một người viết hay và là ngòi bút đáng tin cậy. Trong cuộc đời làm báo của tôi, tôi không thấy nhà báo nào viết hay và đáng tin cậy mà lại chỉ ngồi ở bàn giấy, sống quan cách, không lăn lội trong cuộc sống, không hiểu biết sâu sắc cuộc sống và không có trình độ sắc sảo, đúng đắn phân tích cuộc sống. Trong lịch sử báo chí, nhìn lại các bậc đàn anh của chúng ta trong làng báo, chúng ta bắt gặp những nhà báo nổi tiếng, viết hay, chụp ảnh giỏi và trở thành những nhà báo rất tin cậy và họ đều là những nhà báo đã lăn vào

cuộc sống, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm. Không thấy những ngoại lệ

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)