Xu hướng giao thoa, chuyển hoá với các thể loại khác

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 95)

Việc phát triển nhanh chóng của nền báo chí nước ta tạo ra cơ sở cho thể loại

phóng sự phát triển một cách mạnh mẽ. Quá trình khảo sát về các báo Tiền Phong,

Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm (2009-2010) cho thấy: phóng sự chân

dung có thể giao thoa với phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện; hay phóng sự vấn đề có thể giao thoa với phóng sự quanh cảnh, hiện trạng; hoặc phóng sự điều tra có thể giao thoa với phóng sự vấn đề.

Trong phóng sự “Đêm vạn đò sông Hương” của Đ.T.G (báo Tiền Phong, Số

ra ngày 12/1/2009) là bài phóng sự vấn đề giao thoa với phóng sự hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng. Chúng ta có thể xếp tác phẩm này là một trong hai dạng phóng sự trên cũng không sai. Phóng sự đề cập đến cuộc sống của dân vạn đò dòng sông Hương. Mưa xuống, cũng là quãng thời gian mà dân vạn đò bắt đầu cho một đêm

mưu sinh nhọc nhằn gian khó. Tác giả viết: “Cứ một phút thì thấy một người lặn

xuống tận đáy sông để mò mẫm những khúc gỗ trôi dạt về đây. Bên cạnh là một

chiếc xuồng dùng để bỏ những thứ gì vớt được trên dòng sông”... “Trên những

chiếc xuồng ấy, không chỉ có thanh niên mà còn có cả phụ nữ mang bầu, trẻ em tuổi

còn non choẹt”... Nếu xét theo những nội dung mà tác giả trình bày trong tác phẩm

thì nó là một bài phóng sự vấn đề. Không chỉ nói về cảnh mưu sinh vất vả của những người lao động nghèo khó, tác giả đã đi sâu khám phá, phát hiện và cung cấp cho độc giả những thông tin mới mẻ. Đó là cảnh đối lập giữa trên cầu Gia Hội và

dưới cầu Gia Hội: “Đêm, đứng trên cầu Gia Hội, tôi bắt gặp ở đâu cũng lung linh

bóng đèn màu của khách sạn, nhà hàng, quán bar sang trọng. Nhìn xuống chân

cầu, tôi vẫn thấy một mảng tối của hàng vạn dân vạn đò đi ngủ sớm”. Phóng sự đã

Đôi khi, nhiều tác phẩm phóng sự chúng ta khó có thể phân định một cách rạch ròi chúng là dạng phóng sự nào. Bởi đó là một công việc mang tính tương đối

như trong loạt bài phóng sự “Hành trình rửa nguồn gốc hoa quả” của Minh Nam-

Lê Nga (Báo Thanh Niên, Số ra ngày 18-22/11/2009). Đó là bài phóng sự kết hợp

giữa phóng sự báo chí với thể loại điều tra. Trong loạt bài này, tác giả cho đó là phóng sự điều tra. Bởi tác giả đánh giá tính chất điều tra ở những chi tiết, số liệu, dữ kiện mà tác giả thu thập được trong quá trình đi thực tế viết bài. Chúng ta đã biết một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Và bài điều tra chỉ xuất hiện khi “hoàn cảnh có vấn đề”. Bài viết nói về những trò đánh lừa khách hàng về nguồn gốc rau quả trong nhiều năm qua tại các chợ đầu mối nông sản ở TP.HCM và Hà Nội.

Tác giả đã nhìn được vấn đề sau thời gian dài đi thực tế. Qua quan sát của tác giả, trái cây nhập phần lớn là hàng Trung Quốc. Tất cả, từ thùng chứa hàng bằng

carton cho tới băng dính dán trên đều in bằng tiếng Hoa. “Hàng Trung Quốc rành

rành vậy, chớ khi vào chợ, anh không còn nhận ra nó nữa đâu vì được gắn toàn

mác Mỹ, Thái, New Zealand... không hà!”. Tương tự như hoa quả, ở khu vực bán

rau củ quả, ngoài hàng Việt Nam thì hàng Trung Quốc vẫn chen chân vào nhiều và nó đều được các chủ hàng “phù phép” biến thành hàng Việt Nam. Trước thực tế chứa đựng nhiều câu hỏi chưa được làm rõ đó, phóng viên báo Thanh Niên. Và hệ quả của những việc làm đó là người dân phải hứng chịu, người dân mất tiền mà mua thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Ngay cả siêu thị cũng lập lờ trong việc nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của các loại hoa quả, rau củ quả. Thực tế đó không chỉ diễn ra ở các chợ đầu mối của TP.Hồ Chí Minh mà còn diễn ra ở các chợ rau quả Hà Nội.

Trước thực trạng đó, các nhà quản lý xử lý ra sao? Phóng viên báo Thanh Niên đã

phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đức Tiến – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh. Ông cho biết việc kiểm tra các loại hoa quả, rau củ nhập về các chợ ở TP. Hồ Chí Minh còn gặp nhiều hạn chế nên không thể biết được. Khi cơ quan quản lý buông lỏng thì tất yếu người tiêu dùng sẽ “lãnh đủ”. Đây là bài phóng

sự điều tra nêu vấn đề, nó chưa thể giải quyết được vấn đề. Muốn giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người dân và toàn xã hội.

Ngoài sự giao thoa giữa các dạng trên, phóng sự báo chí còn có thể giao thoa với nhiều thể loại báo chí khác ở trong và ngoài hệ thống thể loại báo chí như sự kết hợp giữa tác phẩm với ảnh báo chí để tạo nên phóng sự ảnh… Chúng ta có thể nhận thấy, hầu hết phóng sự nào cũng có ảnh đăng kèm. Việc đăng ảnh kèm theo bài có tác dụng bổ sung, làm tăng thêm tính hấp dẫn và sức thuyết phục của tư liệu được công bố về sự xác thực của tác phẩm.

Việc đưa vào tác phẩm phóng sự những bức ảnh cùng với ý kiến nhận định, đánh giá của mình, tác giả giúp cho công chúng hiểu hơn về phóng sự của mình, tăng thêm sức mạnh của bút pháp chính luận của loạt bài phóng sự. Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của ảnh minh hoạ trong phóng sự. Nhận thức được điều đó, quá trình khảo sát thể loại phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, người viết luận văn nhận thấy, các báo đã vận dụng một cách triệt để. Những bức ảnh mà các báo này đăng luôn đem lại những tác dụng to lớn đến độc giả. Đó cũng là một trong những thế mạnh của ba tờ báo.

3.2 Những xu hướng tiêu cực

3.2.1 Tình trạng vi phạm tiêu chí thể loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này được thể hiện trong nhiều bài báo được ghi là “phóng sự” nhưng không đáp ứng những tiêu chí về nội dung và hình thức của thể loại báo chí này. Đó là những tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ là những bài thông tin phản ánh đơn giản. Đây là hậu quả của việc không hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm của thể loại. Vì không có cái gốc căn bản là nền tảng cho quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Lý thuyết và thực hành là hai mảng nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, chúng tác động qua lại với nhau. Trong thực tế, không có nhiều nhà báo nào trở nên giỏi giang nếu họ không học hỏi kiến thức từ sách vở và vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tế. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hiểu biết về đặc trưng thể loại đang có xu hướng gia tăng, bởi nhiều người còn chưa ý thức được vị trí và vai trò của kiến thức lý thuyết đối với hoạt động thực tiến.

3.2.2 Xu hướng thương mại đơn thuần, giật gân, câu khách

Nhiều tờ báo vì muốn thu hút sự chú ý của độc giả thông qua những tác phẩm viết về những chuyện giật gân, tầm thường nên đã cho ra đời những bài phóng sự không có chất lượng thông tin cao, có biểu hiện thông tin giật gân theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, tít bài rất “hoành tráng” nhưng nội dung thông tin lại không liên quan gì mấy đến tít bài. Qua đó thu được lợi nhuận cao. Do vậy, có những phóng sự đã được viết ra theo xu hướng kích thích sự tò mò của độc giả, bất chấp sự thật, trái ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc sử dụng thuật ngữ cũng đang có xu hướng phát triển một cách đáng lo ngại làm giảm uy tín, chất lượng của tác phẩm phóng sự nói riêng, báo chí nói chung.

3.2.3 Xu hướng thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của một nhóm người người

Moi móc những vấn đề đời tư của những nhân vật nổi tiếng, đi vào những nội dung, những vấn đề mà văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc không cho phép (ví dụ như đăng tải những bức ảnh khiêu gợi gây sai lầm và méo mó trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ giới trẻ).

Những dạng thông tin như trên không những làm mất uy tín của tờ báo nói riêng và niềm tin của nhân dân vào báo chí nói riêng mà quan trọng hơn nó ảnh hưởng lớn đến vai trò định hướng thông tin và hướng dẫn hành động của báo chí. Thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của nhóm đối tượng làm lệch lạc trong nhận thức về văn hóa và lối sống của giới trẻ - nhóm đối tượng dễ bị tác động nhất.

Vấn đề thông tin sai sự thật khách quan còn liên quan mật thiết đến một vấn đề nổi cộm của báo chí khi hội nhập với kinh tế thị trường: Nhận hay không nhận phong bì, điều này phụ thuộc chủ yếu vào phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Kinh tế thị trường với sự lên ngôi của đồng tiền đã làm cho không ít nhà báo bị “lung lay” bởi “sức hút” của những chiếc phong bì, nhận tiền rồi đưa thông tin sai sự thật, giảm sút nghiêm trọng niềm tin của nhân dân vào báo chí - Cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là việc nhà báo “móc ngoặc” với các tổ chức,

băng nhóm xã hội đen để bao che, làm vỏ bọc, tiếp tay cho những hành động phạm pháp của các băng nhóm đó thì khi đó hậu quả thật khôn lường. Những vụ tham nhũng, vi phạm pháp luật của các tổ chức và băng nhóm xã hội bị đưa ra ánh sáng trong thời gian vừa qua đều có sự móc ngoặc, tiếp tay đưa thông tin sai sự thật của một số phóng viên của tòa soạn báo có uy tín. Một số nhà báo vì “mờ mắt” trước sức hút của đồng tiền mà bán lương tâm, bán danh dự nghề nghiệp, làm phương hại không nhỏ đến uy tín và hoạt động của báo chí.

Nhà báo trước cơ chế thị trường, làm sao để giữ được sự trong sạch của bản thân, sự khách quan trung thực về thông tin của báơ chí. Vấn đề không chỉ ở đạo đức nghề nghiệp, ở bản lĩnh chính trị vững vàng của nhà báo mà còn ở sự tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện những trường hợp sai phạm, xử lý nghiêm minh để làm gương cảnh tỉnh cho những người khác.

3.3 Những điều kiện và yếu tố để phóng sự phát triển 3.3.1 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…; từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,... đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để đi tắt đón đầu, từ một nước kém phát triển xây dựng thành một quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học – công nghệ, văn hoá, giáo dục, thông tin báo chí có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin phải đi trước một bước, không chỉ cung cấp, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tham gia ngày càng trực tiếp và có hiệu quả vào việc bảo vệ chế độ xã hội.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân

không ngừng được nâng lên, các nhu cầu về hưởng thụ văn hoá, về tiếp nhận và cung cấp thông tin ngày càng tăng.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông và internet. Các dịch vụ này sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có sự phát triển của thông tin báo chí.

Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên nên nhu cầu thông tin của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn. Tuy trong những năm qua mức hưởng thụ thông tin của nhân dâu có sự cải thiện nhưng vẫn còn sự đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Trong những năm qua, nhiều sự kiện chính trị xã hội đã diễn ra ở nước ta, chúng ta đã gia nhập WTO, thực hiện hàng loạt cắt giảm thuế theo cam kết với AFTA và đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC 14... Điều này cho thấy, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tiếp tục có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện, đặc biệt là lĩnh vực báo chí.

Báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí chức năng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội, có tốc độ phát triển ngày càng tăng, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Báo chí nước ta vừa bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với sự tác động mạnh mẽ về thông tin của các thế lực thù địch, các lực lượng chống đối và những thông tin không phù hợp với lợi ích của nhân dân, đất nước.

Nền báo chí nước ta hiện nay đã lớn mạnh và hiện đại hoá về cơ sở vật chất, kỹ thuật và phong cách hoạt động ngang tầm khu vực, xứng đáng là cơ quan thông tin, ngôn luận của một đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ những người làm báo đã tăng lên bốn đến năm lần so với cách đây 20 năm và số lượng báo chí phát hành đã xấp xỉ 1000. Hiện công cụ phát triển nhanh nhất và mạnh nhất là phát thanh và truyền hình; Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan ngôn luận chủ yếu của Trung ương Đảng và Nhà nước cũng được tăng cường.

Báo chí – các phương tiện thông tin đại chúng – bên cạnh cống hiến to lớn là góp phần vào sự nghiệp tuyên truyền, giáo dục, tổ chức những cuộc đấu tranh lớn của dân tộc và nhân dân, còn tham gia vào sự nghiệp nâng cao dân trí, xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc ta. Sức mạnh to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam từ khi mới ra đời là sự phối hợp hành động của báo viết, báo nói, báo hình.

Báo chí trong thời kỳ hội nhập vô cùng sống động và phát triển rất nhanh. Trong tương lai, báo chí ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại với công nghệ cũng tiên tiến hơn. Sự thay đổi về công nghệ làm báo đòi hỏi công tác quản lý cũng phải có những phản ứng linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn và kịp thời hơn.

Ở nước ta chưa hình thành tập đoàn báo chí nhưng đã manh nha xuất hiện những hình thức này. Một số cơ quan báo chí đã có nhiều ấn phẩm báo chí. Báo Hà Nội mới, ngoài báo ra hàng ngày, còn có các ấn phẩm khác như báo Hà Nội mới chủ nhật, Đặc san cuối tháng, Tin chiều và Nguyệt san Hà Nội. Báo còn có một nhà in với bề dày hàng chục năm và thương hiệu đã được khẳng định… Các báo như Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TP HCM… không chỉ làm báo mà còn tổ chức

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 95)