Trên báo in, một tác phẩm phóng sự hiện nay thường chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1000 chữ. Đây không chỉ trở thành xu hướng chung với phóng sự trên báo in mà trên tất cả các loại hình báo chí khác.
Kết quả khảo sát trên báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM và nhiều báo khác ở nước ta, hầu hết các tác phẩm phóng sự có dung lượng dao động từ 1000 chữ đến 1500 chữ. Cũng có nhiều tác phẩm dưới 1000 chữ nhưng vẫn thể
hiện được đầy đủ thông tin, đặc điểm cần thiết của một phóng sự như trên báo Tuổi
trẻ TPHCM. Đây cũng là một trong những tờ báo có biểu hiện rõ nhất sự co ngắn về
dung lượng tác phẩm phóng sự. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm đến 2000 chữ đăng tải trên báo Tiền Phong.
Nguyên nhân của sự co ngắn dung lượng tác phẩm phóng sự trên các báo hiện nay, đó là do quá trình “bùng nổ thông tin”, do sự phát triển nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ của cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, nó còn do nhu cầu của công chúng hiện nay. Công chúng không có nhiều thời gian để theo dõi đầy đủ mọi thông tin của cuộc sống. Xuất phát từ nhu cầu đó, các nhà báo hiện đại đã phải cân nhắc khi sáng tạo tác phẩm sao cho công chúng có thể tiếp nhận được thông tin một cách nhiều nhất, hiệu quả nhất từ tác phẩm của mình mà không mất nhiều thời gian của họ. Nhiều tác phẩm phóng sự chỉ cần đọc lướt qua tít, sapô, độc giả có thể hiểu được những nội dung chính của phóng sự đó.
Phóng sự hiện đại đã có nhiều thay đổi quan trọng. Đó trước hết là về đề tài phản ánh. Đề tài ngày càng được mở rộng ra. Sự co ngắn về dung lượng của thể loại phóng sự cũng là một quá trình chứ không phải ngẫu nhiên, thay đổi một cách tự phát. Sự thay đổi đó làm mất đi một số đặc điểm cũ nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện những đặc điểm mới theo hướng ngày một hợp lý hơn. Tuy chúng có sự co
ngắn về dung lượng nhưng phóng sự vẫn là thể loại có dung lượng lớn nhất so với các thể loại báo chí khác. Phóng sự báo chí vẫn luôn là một thể loại phản ánh hiện thực một cách trung thực và khách quan nhất. Trong phóng sự, cái “tôi” cá nhân của tác giả được phát huy một cách có hiệu quả.
Từ sự lý giải trên, xu hướng co ngắn về dung lượng tác phẩm là một tất yếu phù hợp với yêu cầu khách quan của cuộc sống. Tuy nhiên, sự co ngắn đó có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của tác phẩm không đòi hỏi năng lực của các nhà báo. Chúng ta đã từng đọc nhiều bài phóng sự có dung lượng ngắn trên trang 8,9
báo Tuổi trẻ TPHCM nhưng chúng ta vẫn thấy được một chất lượng thông tin cao
trong các tác phẩm đó. Do vậy, chúng ta không thể khẳng định một điều rằng: chất lượng thông tin không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn của tác phẩm đó. Để phóng sự không chỉ trình bày, diễn giải, thông tin thời sự xác thực, có bề dày và có chiều sâu nhất, nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của tác giả. Chúng ta vẫn phải khẳng định: mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể về mặt dung lượng nhưng phóng sự báo chí vẫn giữ nguyên được những phẩm giá loại hình của thể loại này trong quá trình phản ánh đời sống.