Về chất lượng thông tin trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 55)

Mục đích của báo chí không chỉ là cung cấp thông tin cho độc giả mà nó còn có nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc hơn nữa. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ, báo chí có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Từ việc giáo dục tư tưởng, giáo dục chính trị, xây dựng nếp sống mới cho nhân dân, đến thực hiện chức năng giải trí… Báo chí đều thể hiện được sức mạnh khó có gì

thay thế được. Điều làm nên “sức nặng” của các tác phẩm phóng sự chính là chất

lượng thông tin mà nó mang lại cho người tiếp nhận.

Có thể nhận thấy chất lượng thông tin trên các báo được khảo sát không đồng đều và thể hiện những tính chất với những mức độ khác nhau. Điều này gắn liền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi tờ báo còn phần nào thể hiện qua các đề tài phản ánh mà chúng tôi đã phân tích ở trên.

Điểm nổi bật của các tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong là ở góc nhìn

đầy lạc quan, tin tưởng của các tác giả. Ta có thể bắt gặp hình ảnh những người thầy giáo, cô giáo hết lòng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, hay những con người bình thường nhưng có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đọc những phóng sự này, công chúng có được niềm vui vào cuộc sống, thấy cuộc sống còn nhiều tốt đẹp. Nhiều bài đã cung cấp cho công chúng những bức tranh có tính khái quát cao về một địa phương, một vùng đất nên có giá trị rất tốt về mặt nội dung như đoạn kết của một số tác phẩm:

“Ngoài những giờ lên lớp,“ ông giáo làng” còn phải làm thêm nghề sửa xe đạp để nuôi con ăn học và chăm sóc cho người vợ đau ốm thường xuyên. Ông còn là Chủ tịch Hội người khuyết tật xã Phúc Đồng, đứng ra cáng đáng và lo lắng cho

những số phận người kém may mắn hơn mình. Những chương trình dự án cho người khuyết tật của huyện như làm tăm tre, làm hương… ông đều đứng ra vận động mọi người cùng tham gia. “Tui còn may mắn còn đôi tay khỏe, đôi mắt sáng. Nhiều người đã phải mất đi phần cơ thể người chiến trường trở thành tàn phế, di chứng da cam để lại cho con cháu họ. Tui chỉ mong sao làm được nhiều nữa việc có

ích cho đời dù đôi chân nhiều khi chẳng cho phép tui đi nữa!”.(Cổ tích ông giáo

làng của Nguyễn Thành - Nguyễn Phúc, ngày 02/01/2009);

Ông cũng không ngừng tổ chức những buổi nói chuyện, giảng về thư pháp

Việt cho những hướng dẫn viên và khách du lịch nước ngoài mỗi khi ghé thăm phòng tranh của ông. “Mỗi lần như vậy là cơ hội cho mình quảng bá thư pháp Việt. Đó cũng là cơ hội gửi gắm tinh hoa văn hóa Việt với bạn bè thế giới” - Nghệ sĩ Lân

cho biết. (Vượt đại dương học thư pháp Việt của Lê Nguyễn, ngày 2/5/2009).

Bên cạnh, các tác phẩm có chất lượng thông tin cao, báo Tiền Phông vẫn còn

có những tác phẩm rơi vào tình trạng chung chung, không có những chi tiết cụ thể, không có đặc tả chân dung mà chủ yếu chỉ cung cấp những số liệu có tính khái quát

về tình hình chung của một địa phương nào đó như tác phẩm “Phượt câu cá sỉnh

của Đặng Thiều Quang. Trong phóng sự này, tác giả nói về những nghệ thuật câu cá sỉnh, trong đó đi tìm nơi có cá là cả một hành trình gian khổ mà chỉ có những chàng trai có máu “phượt” và mê câu cá mới làm nổi. Mặc dù tác giả đi đến tận nơi nhưng cách viết quá dài, tác giả như chỉ kể lại những nơi mình đã đi qua, hỏi các nhân vật trong chuyến đi. Với cách trình bày bài viết như vậy không tạo nên sức hấp dẫn đối với độc giả khi đọc phóng sự này.

Khác với báo Tiền Phong, các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh Niên

thường rất chi tiết cụ thể và có chất lượng thông tin cao, có thể làm thoả mãn cả những bạn đọc khó tính nhất. Báo Thanh Niên đã có nhiều đóng góp đối với các hoạt động trong đời sống xã hội của đất nước. Chính nguyên nhân này làm cho bạn

đọc tìm đến Thanh Niên như tìm đến tiếng nói của sự khách quan và trung thực về

Một lý do nữa khiến cho Thanh Niên thu hút độc giả chính là việc giành hẳn một chuyên mục cho phóng sự. Những bài phóng sự ấy đã mang lại cho độc giả những thông tin chính xác, nhiều chiều cùng với sự đánh giá sắc bén, đôi khi đưa ra cả nguyên nhân, phương hướng giải quyết cụ thể.

Nhiều bài phóng sự đã góp phần vào việc hình thành và nâng cao tính tự giác trong quần chúng nhân dân lao động. Phóng sự về các tấm gương trong lao động sản xuất hay những tấm gương về nghị lực sống đã tác động không nhỏ đến cảm

xúc cũng như lý trí của bạn đọc. Tác phẩm “Ba Xuân - Hai Chung: 30 năm, một mô

hình” (Số 038, Thứ bảy, ngày 7/2/2009) là một trong số rất nhiều bài viết về kinh

nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Phóng sự đề cập đến hai con người đã đưa ra nhiều biện pháp cứu nông dân thoát khỏi cảnh mất mùa, ổn định cuộc sống. Đó là GS.TS Võ Tòng Xuân – Nhà khoa học cả đời gắn với cây lúa, với những việc làm

có ý nghĩa đối với người nông dân. Tác giả viết: “Chính ông đã đề nghị với lãnh

đạo trường ĐH Cần Thơ cho đóng cửa trường để huy động sinh viên ra đồng cứu lúa. Không chỉ sinh viên khoa Nông nghiệp, mà hơn 2000 sinh viên các khoa khác đều tham gia các buổi tập huấn cách làm nương mạ, chuẩn bị đất cấy lúa… để tỏa

đi khắp đồng bằng sông Cửu Long, chỗ nào có rầy nâu thì “nhảy” vào”. Tác giả

cũng đưa ra lời kể của các sinh viên tham gia chiến dịch đó: “Mới ban đầu, nhiều

nông dân quen cấy lúa cả nhúm còn dè bỉu khi thấy chúng tôi cấy từng gié. Nhưng sau một tuần thì lúa thí nghiệm của SV bắt đầu xanh, 2 tuần thì nở bụi, nông dân mới tin”. Kết quả này sau đó được nhân lên nhanh chóng, sau 1 vụ thì lúa giống

mới kín hết ĐBSCL, không còn rầy nâu nữa”.

Phóng sự cũng mang lại cho công chúng hình ảnh những con người đã giúp nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long chống lại dịch rầy nâu, phá hoại vụ lúa. Đó là hình ảnh ông Võ Văn Chung – Một nông dân giỏi của tỉnh Tiền Giang.

Chiến dịch chống rầy nâu năm 1978 đạt hiệu quả cao có sự đóng góp lớn của đội

ngũ nông dân giỏi ở nhiều địa phương, thuyết phục được bà con nông dân ủng hộ trồng lúa giống mới kháng rầy, chặn đứng ngay tai họa sắp đổ sụp xuống họ”. “Do trường đã phân phát hết cho các tỉnh nên tôi chỉ nhận được một bao thư, trong đó

có 8 hạt lúa giống. Tôi gieo những hạt quý giá ấy trong chậu ngay trước nhà, cẩn thận đậy giỏ tre để phòng gà bươi móc. Sau gần 20 ngày, 7 cây lúa lên tốt (vì có một hạt bị lép). Cứ thế nhân ra, sau 3 năm, tôi có đến 60 tấn lúa giống kháng rầy để hỗ trợ nông dân”…Không chỉ với lúa giống, heo giống… ông còn dành thời gian để ươm cây dừa kem lấy giống từ Trà Vinh… Nhiều sáng kiến và kinh nghiệm như thế nhưng ông vẫn không ngừng học hỏi các nhà khoa học. Mô hình Ba Xuân – Hai

Chung tiếp tục lan tỏa qua các trường khác”. Kết thúc phóng sự, tác giả gieo vào

lòng độc giả một niềm tin vào cuộc sống và con người Việt Nam: “Còn những người hết lòng với cây lúa như ông Ba Xuân và ông Hai Chung, nông dân Việt Nam

vẫn còn hy vọng!

Báo Thanh Niên không hề xem nhẹ công tác giáo dục truyền thống cách

mạng cũng như truyền thống dân tộc. Bằng chứng chính là những bài viết mà trong ấy tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, sống hết lòng vì cộng đồng

và xã hội được đề cao như trong bài viết: Giáo sư tiếng Mông của Quang Duẩn (Số

104, Thứ ba, ngày 14/4/2009). “Thượng úy Thao Minh Duy mạnh dạn đề xuất ý tưởng mở lớp dạy tiếng Mông cho các cán bộ, chiến sĩ và được lãnh đạo Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo ủng hộ. Sau 3 tháng, 70% cán bộ, chiến sĩ của đồn đã biết cơ bản về ngôn ngữ giao tiếp trong cộng đồng người dân tộc Mông. Hiệu quả công tác được nâng cao, đặc biệt là trong công tác nắm tình hình và vận động

quần chúng. tinh thần đoàn kết quân dân đã được phát huy tối đa”. “Tại đây dù gió

và sóng khá mạnh nhưng người dân địa phương vẫn đang cùng bộ đội biên phòng và lực lượng cảnh sát cơ động chuyển những rọ đá vá lại những chỗ bị sạt lở

nghiêm trọng”.

Phóng sự báo Thanh Niên còn tham gia vào việc phát hiện những gương điển

hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Việc ca ngợi, tôn vinh những tấm gương sáng ấy một cách kịp thời không những là nguồn động viên, cổ vũ cho chính họ mà nhiều khi còn gây dựng nó thành những phong trào rộng lớn quần chúng nhân dân.

Trong một xã hội vận động không ngừng về phía trước những bài viết này trở thành nhân tố tích cực tác động vào đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

Vấn đề mà phóng sự “Ngôi nhà…tưng tưng” của tác giả Hoàng Tuấn (Số 207, Chủ nhật, ngày 26/7/2009) đưa ra làm độc giả phải ngậm ngùi suy nghĩ. Phóng sự viết về ông Lương Trung Hoàng, trong căn nhà chưa đến 150m2, 51 con người từng lang thang được ông nuôi dưỡng. Trong số họ, phần lớn đều bị tâm thần nhẹ nên người dân trong vùng gọi đó là ngôi nhà… tưng tưng. Ông cùng gia đình đã chăm sóc những người bị ốm nặng, khi tìm đến chỉ còn “da bọc xương”, ghẻ lở đầy mình…Vậy mà về nhà ông, họ lại “hồi sinh” đến ngạc nhiên. Rồi đến những người

chết, đều do ông tự tay tẩm liệm, tự liên hệ để xin đất chôn cất. “Mong ước của tôi

là làm sao, đưa di ảnh này lên các phương tiện thông tin đại chúng, để cho thân

nhân người đã chết biết mà đến tìm kiếm”. Nhưng xem ra, những việc làm nhân

nghĩa của ông Hoàng sẽ không thể tiếp tục được nữa khi ông Hoàng Thanh Bình –

Chủ tịch UBND xã Gia Tân 2 cho biết: “Làm việc từ thiện, nhân đạo chính quyền

không bao giờ gây khó dễ. Tuy nhiên, trường hợp của ông Hoàng đưa những người khác về nuôi dưỡng mà cơ sở vật chất lại thiếu thốn, không xin phép cơ quan chức năng, không đăng ký tạm trú”. Ông Bình kiên quyết: “Chúng tôi đã lên kế hoạch

kiểm tra để đóng cửa nơi này”. Kết thúc phóng sự, những gì tác giả viết cũng như

tâm trạng của nhiều độc giả đều cảm nhận được. Đó là sự băn khoăn cho những ngày sắp tới của những cảnh đời thương tâm trong ngôi nhà tưng tưng bởi ông Hoàng sắp bị đóng cửa “lòng tốt” như tác giả đã viết trong bài.

Ngoài ra, các bài phóng sự khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ là phản ánh hiện thực thì cũng thông qua đó mà thực hiện thêm một chức năng nữa đó chính là

chức năng “dự báo”. Những dự báo đó sẽ góp phần vào việc thực hiện chức năng

quản lý xã hội của báo chí, giúp cho cơ quan chức năng sớm đưa ra những biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, phóng sự trên báo Thanh Niên còn có những tác phẩm công phu, những phóng viên điều tra mang tính chất phát hiện cao, đòi hỏi người viết phải hao tâm, khổ tứ, phải lăn lội với thực tế. Mặc dù, phải có bài để in hàng ngày

nhưng các tác giả phóng sự của báo Thanh Niên cũng luôn dành thời gian đi sâu vào những vụ việc đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nhiều công sức để điều tra khám

phá. Chính vì vậy, những phóng sự trên báo Thanh Niên về mảng điều tra đều nhận

được sự quan tâm theo dõi của công chúng. Có thể kể đến một số phóng sự tiêu biểu

sau: Sự thật về Dự án bệnh viện Quốc tế 80 triệu USD của Thanh Tùng - Minh Nam

(Số 057, Thứ năm, ngày 26/2/2009 đến Số 060, Chủ nhật, ngày 1/3/2009); Cò trước

trụ sở công an công quyền của Đàm Huy- Hoài Nam (Số 119, Thứ tư, ngày

29/4/2009 đến Số 121, Thứ sáu, ngày 1/5/2009); Cò bệnh viện của Nhóm PV

CTXH (Số 138, Thứ hai, ngày 18/5/2009 đến Số 140, Thứ tư, ngày 20/5/2009); Bán

hàng không xuất hóa đơn: Dân ta lâm cảnh mua bán bất hợp pháp của Hoàng Ly-

Thanh Xuân-Mai Phương (Số 145, Thứ hai, ngày 25/5/2009 đến Số 146, Thứ ba,

26/5/2009); Thâm nhập phòng khám đông y có bác sĩ Trung Quốc của Thanh Tùng-

Nam Sơn-Thái Sơn (Số 306, Thứ hai, ngày 2/11/2009 đến Số 313, Thứ hai, ngày 9/11/2009); Hành trình rửa nguồn gốc hoa quả của Minh Nam-Lê Nga (Số 322,

Thứ tư, ngày 18/11/2009 đến Số 326, Chủ nhật, ngày 22/11/2009); Bí mật hành phi

của Hoài Nam (Số 327, Thứ hai, ngày 23/11/2009 đến Số 330, Thứ năm, ngày

26/11/2009); Nghịch lý phí qua trạm của nhóm tác giả Phương Thanh-Quế Hà-Thái

Sơn (Số 335, Thứ ba, ngày 01/12/2009 đến Số 338, Thứ sáu, ngày 04/12/2009); Từ

chuyện có bầu mà không có thai, lật mặt kẻ đứng sau hưởng lợi của Nhóm PV Xã

hội (Số 019, Thứ ba, ngày 19/1/2010 đến Số 027, Thứ tư, ngày 27/1/2010)…

Với những ưu thế như trên, có thể khẳng định rằng phóng sự trên báo Thanh

Niên đã thực sự phát huy những ưu thế tiềm tàng của thể loại trong việc phản ánh

một cuộc sống đang phát triển một cách năng động với những mâu thuẫn đa dạng như hiện nay. Với chất lượng thông tin có thể thoả mãn những người đọc khó tính nhất, thể loại này đã thực sự góp phần quan trọng trong việc tạo ra bản sắc riêng của

báo Thanh Niên trong hệ thống báo chí Việt Nam hiện đại.

Nhìn chung, phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có xu hướng ưu tiên cho đề

tài mới, nóng trong xã hội, được mọi người quan tâm bởi đó là một phần trong cuộc sống của chính họ. Các tác phẩm có những góc cạnh cần thiết trong cách nhìn, cách

nghĩ của các tác giả, thể hiện năng lực khám phá, phơi bày, điều trần rất mạnh mẽ. Điều này cho thấy chất lượng thông tin của phóng sự trên báo này khá cao, được đánh giá là có tác động lớn đến xã hội. Điều đó được chứng minh thông qua một số tác phẩm được đăng tải trên báo trong 2 năm 2009-2010.

Trong loạt bài phóng sự “Công nhân - nỗi niềm mùa tết” của nhóm tác giả

Trung Cường – Đức Tuyên – Đức Thanh – Anh Thoa (Số ra ngày 4, 5, 6/1/2009) đã đề cập đến cuộc sống của người lao động đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả viết: “"Những năm trước, giáp tết là thời điểm công nhân phải vắt chân lên cổ mà chạy tăng ca. Kiệt sức, cực khổ nhưng có thêm tiền sắm tết, gửi về quê cho mẹ, cho em, sắm cho mình chiếc áo mới… Năm nay, gần tết vắng tanh. Không những phải giãn việc, giãn ca, thu nhập thấp mà rất nhiều công nhân còn mất việc làm. Cái tết càng cận kề càng tăng thêm nỗi lo. Tết đến gần, nhưng với những bạn trẻ xa quê làm công nhân ở TP.HCM vẫn chưa có nỗi nôn nao xuân mới

mà là bao thắc thỏm nỗi lo thu nhập, việc làm, tiền tàu xe và cả nợ nần...”. Khi loạt

bài này được đăng tải đã có rất nhiều độc giả quan tâm bởi nó liên quan đến cuộc sống của người lao động.

Đây chỉ là một trong nhiều tác phẩm phóng sự đăng tải trên báo Tuổi trẻ

TPHCM mà người viết trích dẫn, còn nhiều tác phẩm đã tạo ra hiệu quả xã hội lớn

khi nó được đăng tải. Tất cả những điều đó cho thấy phóng sự trên báo Tuổi trẻ

TPHCM không chỉ phong phú về đề tài phản ánh mà còn có chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)