Về hệ thống tít, sapo, ảnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 68)

2.2.2.1 Về hệ thống tít

Trong phóng sự ngoài tít chính còn có tít phụ, tít chính là phần nêu vấn đề (tên gọi của bài báo), còn tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề. Tuỳ thuộc vào nội dung của tác phẩm để tác giả xây dựng các tít, một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau: trung thực, hẫp dẫn, chính xác, trình bày đẹp.

Tít chính ngoài chức năng giới thiệu cốt lõi vấn đề được đề cập còn phải có sức hấp dẫn cho người đọc. Tít bài phóng sự có nhiều loại, có loại giới thiệu khái

quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề sẽ nêu trong bài viết như Nỗi niềm vùng cao biên ải

(báo Tiền Phong, số ra ngày 13/03/2009); Trẻ nghèo Đông Hà xin chữ (báo Tiền

Phong, số ra ngày 18/03/2009); Những nhà báo cắm bản (báo Tiền Phong, số ra

Chủ nhật, ngày 3/1/2010); Làng hoa tỷ phú (báo Thanh Niên, Số 017, Chủ nhật, ngày 17/1/2010); Dưa hấu xếp hàng chờ thối (báo Thanh Niên, Số 076, Thứ tư, ngày 17/3/2010); Chợ nước trên sông (báo Thanh Niên, Số 080, Chủ nhật, ngày 21/3/2010); Côi cút giữa cù lao (báo Tuổi trẻ TPHCM, Số ra Thứ tư, ngày

03/03/2010); Dựng tóc gáy với xe máy mini (báo Tuổi trẻ TPHCM, Số ra Thứ hai,

ngày 08/03/2010); Ớn lạnh với súng “nhái” (báo Tuổi trẻ TPHCM, Số ra Thứ tư,

ngày 10/11/2010). Loại tít này báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM sử

dung khá nhiều, vì người đọc có thể dễ nhận dạng được các vấn đề cần nêu trong phóng sự.

Loại tít mở thường nêu một vế dang dở của vấn đề, người đọc chưa thể biết ngay thông tin trong bài viết đề cập đến vấn đề gì. Loại tít này không có ưu điểm là thâu tóm được cốt lõi của vấn đề nhưng lại có ưu điểm gợi trí tò mò của người đọc. Ví dụ khi ta đọc tít Cõng chợ tết... trên lưng (báo Tuổi trẻ TPCHM, số ra Thứ bảy, ngày 24/01/2009); Biển Tây... khát nước (báo Tuổi trẻ TPHCM, số ra Thứ năm,

ngày 18/03/2010); Tiếng chuông chùa trong sương (báo Thanh Niên, Số 136, Chủ

nhật, ngày 16/5/2010); Dở khóc dở cười (báo Thanh Niên, Số 095, Chủ nhật, ngày

5/4/2009); Trăng không về nơi đó (báo Tiền Phong, số ra ngày 05/10/2009); Bí ẩn

biệt thự hoa trắng (báo Tiền Phong, số ra ngày 03/05/2010). Dạng tít mở thường

khiến cho người đọc phải theo dõi và chính nội dung của bài sẽ cắt nghĩa cho tít của bài phóng sự.

Loại tít ẩn dụ, dùng những sự kiện, sự việc, nhân vật có tính tượng trưng cũng được sử dụng nhiều trong phóng sự. Loại tít này đòi hỏi người đọc phải có khái niệm và ý nghĩa của hình tượng đó. Ví dụ: Trên báo Tiền Phong có tít bài:

Người đi gom đất của nước (Số ra ngày 10/05/2010); Hồn đá ở Sa Thầy (Số ra ngày

21/08/2010); Trên báo Thanh Niên có tít bài như Giáo sư tiếng Mông (Số 104, Thứ

ba, ngày 14/4/2009); Cuộc vạn lý trường chinh vì môi trường (Số 130, Chủ nhật,

ngày 10/5/2009); hay các tít bài: Nước quý hơn vàng (báo Tuổi trẻ TPHCM, số ra

Chủ nhật, ngày 11/04/2010); Bóng hồng giữa những cuộc chiến (báo Tuổi trẻ

Đặt tít bài hai vế bổ sung về nghĩa cũng hay được sử dụng trên ba báo này. Thường vế đầu các tít này là nêu hiện tượng còn vế sau là tính chất của hiện tượng

đó. Như tít phóng sự Công nhân - Nỗi niềm mùa tết (báo Tuổi trẻ TPHCM, số ra

Thứ ba, ngày 06/01/2009); Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hồ

Chí Minh - Những bài học sống mãi (báo Tuổi trẻ TPCHM, số ra Thứ ba, ngày

11/05/2010); Chuyện đời danh hài: Lê Bình - Cười với chữ tình (báo Thanh Niên,

Số 065, Thứ sáu, ngày 6/3/2009); Họa sĩ Lê Văn Định - Người ở trọ vui vẻ (báo

Thanh Niên, Số 130, Chủ nhật, ngày 10/5/2009); Tân Thanh - Mùa vắng khách (báo

Tiền Phong, số ra ngày 29/07/2009); Tạ Duy Anh - Kẻ bước chưa qua lời nguyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(báo Tiền Phong, số ra ngày 23/08/2009).

Tít phóng sự cũng có thể là một câu hỏi đầy đủ hay chỉ là một con số, một mệnh đề như tít phóng sự trên báo Tiền Phong: Người xin thôi làm liệt sỹ ( Số ra ngày 25/08/2009); Hà Thành nên có một Võ Miếu (Số ra ngày 10/10/2009). Báo

Thanh Niên cũng sử dụng loại tít này trong các phóng sự như Người lao động đi

đâu (Số 131, Thứ hai, ngày 11/5/2009); Còn đâu tiếng cuốc kêu (Số 137, Chủ nhật,

ngày 17/5/2009) hay trên báo Tuổi trẻ TPHCM: Sếu về, biết ở đâu? (Số ra Thứ hai,

ngày 30/03/2009); Ai mua tinh trùng? Tôi bán…(Số ra Thứ bảy, ngày

19/12/2009);...

Khác tít chính, tít phụ của phóng sự có chức năng chỉ ra một khía cạnh trong toàn bộ vấn đề được đề cập. Tít phụ thường xuất hiện ở những phóng sự có nhiều luận điểm nhỏ, làm nhiệm vụ phân chia từng luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, một phóng sự không nhất thiết phải có tít phụ, nhưng nếu bài viết có dụng ý lớn thì nên có tít phụ vì nó làm tăng thêm phần hấp dẫn cho bài viết. Một bài phóng sự có thể có một hay nhiều tít phụ. Nhưng cần tránh tình trạng chia nhỏ bài thành nhiều tít phụ vụn vặt sẽ làm mất tính tập trung. Trong một phóng sự có từ 2 đến 4 tít phụ là hợp lí nhất. Tít phụ này làm nhiệm vụ phân chia từng luận điểm khác nhau, giới thiệu khái quát nội dung từng luận điểm vì nó đứng độc lập. Mỗi phần nội dung ấy đều có chủ đề của những phần nhỏ tạo nên chủ đề chung của toàn bộ tác phẩm. Ví

kỳ lạ có 3 tít phụ: Ngũ Hộ tự chung; Châu về hợp phố; Bao giờ chuông cổ ngân

vang; Phóng sự Phục dựng nỏ thần (09/04/2010) có 2 tít phụ là Phục dựng thành

công nỏ thần bắn nhiều mũi tên cùng lúc; Vén bức màn bí mật Cổ Loa. Báo Thanh

Niên, Số 140, Thứ tư, ngày 20/5/2009 có phóng sự “Những hung thần né trạm” có 3

tít phụ là Hành trình né trạm; Những con đường bị băm nát; Khó ngăn chặn xe né

trạm hay Phóng sự Họa sĩ đặc dị (Số 230, Thứ ba, ngày 18/8/2009) có 3 tít phụ là

Tôi vẽ tranh, sáng đạp xích lô; Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai; Những câu chuyện...

không giống ai. Báo Tuổi trẻ TPHCM, các phóng sự thông thường cũng có 2 tít phụ

trở lên như trong phóng sự “Nước mắt người ở lại” (Số ra Thứ Tư, ngày

30/12/2009) gồm 2 tít phụ: Đêm định mệnh; Trả góp đám tang (!) hay phóng sự Đời

buồn… (Số ra Thứ Tư, ngày 06/01/2010) có 2 tít phụ là “Mất chân, làm sao nuôi

con?”; Dang dở giấc mơ... nhà tường.

Hệ thống tít và tít phụ trên báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM

có nhiều ưu điểm như hình thức trình bày tốt, trang trí đẹp, ngắn gọn, dễ hiểu, toát lên được chủ đề của nội dung.

2.2.2.2 Đặc điểm sa pô, ảnh

Phóng sự là một trong những thể loại ăn khách nhất trên các trang báo. Để có được sự chú ý của độc giả, ngoài tít thì sa pô là một phần khá quan trọng của bài phóng sự. Nếu như vài dòng sa pô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng: các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Mà trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm thông tin chi tiết trong bài phóng sự đó. Các sa pô bài phóng sự trên

báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPCHM đều đi thẳng vào vấn đề chính của

phóng sự với lối viết ngắn gọn, dễ hiểu.

Sapô trên ba báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPCHM được đầu tư nhiều, hầu hết hay và hấp dẫn độc giả. Cách đặt tít gây được sự tò mò đối với người đọc. Phần sapô trên các bài ấn tượng, đặc sắc và thể hiện tài năng của các cây bút

điêu luyện. Ví dụ như sa pô của bài phóng sự Tha hương... “tìm” con (báo Tuổi trẻ

hiếm muộn” - tên gọi những khu nhà trọ trong hẻm A1 nằm đối diện Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - bỗng chốc trở nên thân mật như một gia đình. Tha hương từ khắp nơi về đây, họ đang phập phồng chờ ngày có được hạnh phúc làm cha, làm mẹ...

Sa pô của bài phóng sự Dựng lán đến trường (báo Thanh Niên, Số 246, Thứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm, ngày 3/9/2009) cũng được tác giả miêu tả chân thực: Từ các bản làng xa xôi

thuộc H.Hướng Hóa (Quảng Trị), các học sinh người Pakô, Vân Kiều phải cơm đùm gạo bới, băng rừng vượt suối để tìm về với trường học.

Phóng sự Thung lũng mồ côi của tác giả Minh Thuyết (báo Tiền Phong, số ra

ngày 17/08/2010) thể hiện với bút pháp văn học: Xã Hang Kia thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), mảnh đất giáp ranh với cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), được nhiều người biết đến với biệt danh thung lũng mồ côi. Nằm lọt thỏm giữa ba bề, bốn bên trùng điệp núi đá, Hang Kia từ lâu đã trở thành “địa lợi” để bọn tội phạm ma túy hoành hành.

Sa pô các bài phóng sự trên ba báo thường dưới 100 từ. Điều này, phản ánh đúng đặc thù của các tờ nhật báo, đáp ứng nhu cầu độc giả. Các sa pô thường được viết theo hai cách: Một là, tác giả đưa ra nội dung khá đầy đủ ở sa pô, người đọc gần như đã hiểu được nội dung của bài viết. Hai là, sa pô chỉ là một chi tiết quan trọng bài viết nhằm gợi mở và tính tò mò cho độc giả mong muốn đọc tiếp phóng sự, xem tác giả muốn nói gửi gắm điều gì trong phóng sự.

Một điều đáng lưu ý khi đọc các phóng sự trên ba báo là cách rút tít và viết sapô khá hay. Tít ngắn nhưng gợi mở, trong bài viết sau tít chính là sapô. Mỗi bài thường có ít nhất 2 tít phụ trở lên. Phần sapô ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung thông tin cao.

Ảnh minh hoạ trong phóng sự có vai trò quan trọng, giúp tô đậm chủ đề, tăng thêm tính hấp dẫn, làm cho người đọc dễ dàng hình dung sự kiện, sự việc, nhân vật trong nội dung bài viết đề cập tới. Hiện nay, ảnh phóng sự thường do chính tác giả bài viết chụp. Điều này làm cho công chúng tin tưởng ở nội dung bài viết hơn, vì chính tác giả đã trực tiếp thu thập thông tin ngay tại nơi sự kiện, sự việc diễn ra.

Ảnh phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM cũng vậy, mỗi phóng sự có từ 1 đến 2 ảnh, thậm chí có phóng sự sử dụng 3 ảnh hoặc 4 ảnh. Ảnh trên các bài phóng sự chủ yếu là cỡ ảnh rộng “toàn cảnh” tăng thêm tính hấp dẫn cho bài viết. Một vài ví dụ sau đây có thể thấy được vai trò của ảnh trong phóng

sự trên ba báo mà tác giả khảo sát: Phóng sự Một nhà ba họ (báo Tiền Phong, số ra

ngày 24/09/2010) đăng 3 ảnh lớn với chú thích dài, đầy đủ: Nhà A Lăng R. có 5

người con, nhưng có đến 3 họ khác nhau; Chủ tịch UBND xã Ba Nguyễn Thành

Thiện chỉ tên các trường hợp phải cải lại hộ tịch do thay tên đổi họ; Tự ý thay tên

đổi họ gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý theo dõi hộ tịch, đặc biệt nhiều trẻ

em Cơ Tu sẽ gặp khó khăn, phức tạp về giấy tờ, học bạ... ;

Phóng sự “Đốt tiền” ở vũ trường (báo Tuổi trẻ TPHCM, số ra Thứ tư, ngày

17/03/2010) có đăng 2 ảnh lớn với chú thích: Các sàn nhảy ở quán bar, vũ trường

là nơi giới trẻ ăn chơi tụ tập để thể hiện mình; Những sàn nhảy ở các quán bar là

nơi hẹn hò của nhiều nam nữ tuổi teen. Hai ảnh được tác giả sử dụng nhằm mục

đích biểu đạt rõ hơn vấn đề mà tác giả nêu trong phóng sự.

Các phóng sự trên ba báo mà tác giả khảo sát đều phản ánh những vấn đề nóng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội... Chính vì vậy, qua những bức ảnh đăng kèm trong bài phóng sự càng tăng thêm cái tính hấp dẫn cho chủ đề bài viết.

Ngoài những bức ảnh có nội dung sát với chủ đề của phóng sự, trong một số trường hợp còn sử dụng những ảnh có tính độc lập tương đối với nội dung của bài viết, nhưng lại có ý nghĩa rất to lớn trong việc thể hiên chủ đề vì nó được tác giả gắn với những cảm nhận riêng của mình. Nhưng bức ảnh này không phải là không phù hợp với bài viết mà trái lại nó có tác dụng như một thông tin gợi mở để người đọc suy ngẫm.

Cũng có nhiều phóng sự trên báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ

TPHCM đăng nhiều ảnh (có những phóng sự đăng từ 3 đến 4 ảnh). Ví dụ như phóng

sự Nhận bệnh để chuyển, bài 1: Thiếu toàn diện (báo Thanh Niên, số 265, Thứ ba,

sức cấp cứu của một BV quận, huyện vẫn còn sử dụng bình thở ôxy đã có từ lâu”; “Phòng làm việc của y, bác sĩ BV H.Hóc Môn là góc cua hành lang”; “Cơ sở vật

chất ở BV H.Bình Chánh xuống cấp từ lâu”.

Nhiều bài phóng sự, độc giả chỉ xem ảnh mà không đọc các phần nội dung thông tin trong phóng sự cũng có thể hiểu được, điều này được thể hiện trong các phóng sự ảnh đăng tải trên ba báo như cảnh tang thương của một vùng quê sau lũ...

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 68)