Trong nhiều tác phẩm báo chí thuộc nhiều thể loại khác nhau, chúng ta thường xuyên bắt gặp vô số cách sử dụng bút pháp văn học. Có thể hiểu một cách nôm na: Bút pháp văn học trong tác phẩm chính là các yếu tố về ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc được các tác giả sử dụng trong bài viết của mình. Cụ thể là các tác phẩm trở nên hay hơn trước hết nhờ sự trau chuốt của câu chữ, sự phong phú của giọng điệu, sự chính xác, gợi cảm của từ ngữ và sự sắp xếp các chi tiết, các dữ kiện một cách hợp lý.
Đây đang trở thành một xu hướng được các tác giả viết phóng sự vận dụng trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Một phóng sự có chất lượng thông tin cao cũng có nghĩa là phải có một hình thức tương xứng với nội dung thông tin mà nó chuyển tải.
Trong phóng sự báo chí, việc sử dụng bút pháp góp phần tạo ra nét đặc sắc, ấn tượng trong cách thể hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là tác giả có quyền bịa
đặt, hư cấu những chi tiết, số liệu, con người. Mà việc đó được thực hiện ở chỗ, tác giả có thể vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp tu từ, ẩn dụ, so sánh trong tác
phẩm của mình trước khi những vấn đề tế nhị mà tác giả không thể “đánh thẳng,
đánh trực diện”. Lúc này, bút pháp văn học có cơ hội phát huy hiệu quả nhất trong
các tác phẩm phóng sự.
Quá trình khảo sát cho thấy, các tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong sử
dụng nhiều bút pháp văn học, các tác phẩm mềm mại. Chúng ta có thể tìm thấy điều đó trong nhiều tác phẩm đăng tải trên báo này. Trong các cây bút viết phóng sự của
báo, Nguyễn Duy Chiến đã có nhiều tác phẩm sử dụng bút pháp văn học như Đón
dâu lúc nửa đêm là một phóng sự như vậy. Với lối viết miêu tả, ngôn từ mềm mại,
tác giả sử dụng nhiều câu văn tả cảnh và câu thơ để nói về tình yêu của đôi trai gái
như “Giàng sấy dùn dẩm tấu púi/Liầu tài khòa chấy kíp khoa vìn (dịch nghĩa: Đêm
nay trao trọn tình đôi lứa/Chớ để buông trôi theo gió mây/Tình có chân thành tình
sống mãi/ Trọn đời duyên kiếp chẳng lung lay)”.
Còn phóng sự báo Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM với cách trình bày ngắn
gọn, câu chữ súc tích.
Cách khai thác thế mạnh của ngôn từ còn được thể hiện trong việc rút tít, đặt sapô của các tác giả. Chúng ta có thể đưa ra những ví dụ tiêu biểu trên các báo:
Báo Tiền Phong có: Hồn Tả Phìn của Nguyễn Khánh Linh (Số ra ngày
5/7/2009), Sau phiên chợ mờ sương của Nguyễn Thành (Số ra ngày 02/10/2009),
Sài Khao sương lấp của Hoàng Lam (Số ra ngày 26/12/2009), Khách sạn tình duyên
của Phong Trần (Số ra ngày 22/02/2010), Vùng đất đón mặt trời của Huy Minh (Số
ra ngày 01/08/2010)…
Báo Thanh Niên có: Miền đất chết hồi sinh của Phan Thiên Sơn (Số 120,
Thứ năm, ngày 30/4/2009), Còn đâu tiếng cuốc kêu của Đức Huy-Ngọc Chung (Số
137, Chủ nhật, ngày 17/5/2009), Thiên Nga giữa núi rừng châu Phi của Đỗ Hùng
(Số 186, Chủ nhật, ngày 5/7/2009), Trên xứ sở nàng tiên cá của Đỗ Hùng (Số 286,
Thứ ba, ngày 13/10/2009 đến Số 290, Thứ bảy, ngày 17/10/2009), Tiếng chuông
Báo Tuổi trẻ TPHCM có: “Người đưa đò” ở bến biệt ly của Thế Anh (Số ra
Thứ năm, ngày 19/02/2009), Những người gác cổng bầu trời của My Lăng (Số ra
Thứ tư, ngày 08/07/2009), Ở trọ “trần gian” của Lê Vân (Số ra Thứ hai, ngày
07/09/2009), Nước mắt người ở lại của Sơn Bình (Số ra Thứ tư, ngày 30/12/2009),
Nước mắt làng hoa của Vân Trường (Số ra Thứ năm, ngày 25/02/2010), Thoi thóp...
phố cổ của Đức Thanh (Số ra Thứ hai, ngày 12/07/2010), Mê hồn trận” học thôi
miên của Hoàng Lộc – Minh Anh – Ngọc Hải (Số ra Thứ năm, ngày 30/12/2010)…
Việc tăng cường chất lượng của giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ cũng chính là việc tăng cường những giá trị văn học trong tác phẩm phóng sự. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt một cách rõ ràng là việc sử dụng giá trị văn học trong các tác phẩm phóng sự vẫn có những hạn chế nhất định của nó. Nhiều người thường nghĩ rằng sử dụng phẩm chất văn học là họ có quyền thêm thắt các chi tiết không có thật vào cho các tác phẩm để phóng sự thêm phần phong phú, hấp dẫn độc giả. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc vận dụng các thủ pháp văn học là nhằm tạo nên độ mềm mại cho tác phẩm.
Một vấn đề khác nữa đặt ra trong việc sử dụng bút pháp văn học vào trong các phóng sự là nếu tác giả đưa vào quá nhiều cảm xúc, giọng điệu của mình làm cho tác phẩm mang tính chất văn học nhiều hơn tính chất báo chí khi đó nó không còn là một phóng sự báo chí nữa. Do vậy, để một phóng sự báo chí đúng là phóng sự báo chí, các nhà báo phải biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nội dung và hình thức trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Có thể nói, mỗi một phóng sự phải có một giọng điệu riêng để phù hợp với cái “vùng hiện thực” mà tác giả nói đến.
Mặc dù phóng sự hiện đại có xu hướng co ngắn về dung lượng nhưng không vì thế mà các đặc điểm về ngôn ngữ giàu hình ảnh, bút pháp giọng điệu giàu chất văn học thay đổi đi, mà thậm chí yếu tố này ngày càng được coi là một yêu cầu có liên quan trực tiếp đến chất lượng của tác phẩm. Xu hướng này vẫn được các nhà báo sử dụng khá nhiều trong việc sáng tạo tác phẩm phóng sự. Trong bối cảnh xã hội thông tin phát triển như vũ bão với số lượng tác phẩm, thể loại báo chí được đăng tải, nếu tác phẩm nào đều được viết ra với mục đích cung cấp thông tin một
cách khô cứng thì chỉ trong một thời gian ngắn, các tác phẩm đó không được công chúng đón nhận nữa. Điều đó nói lên một điều rằng: việc sử dụng bút pháp văn học trong các tác phẩm báo chí, đặc biệt là phóng sự là thật sự cần thiết. Nhưng việc sử dụng như thế nào cho phù hợp thì đòi hỏi ở năng lực thể hiện của từng tác giả.