Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế… có những tác động mạnh mẽ đến thông tin báo chí, gây ra những thách thức trong lĩnh vực thông tin.
Một số nước tư bản có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ đã và đang bành trướng trong lĩnh vực thông tin. Khái niệm “Chủ nghĩa đế quốc thông tin” đang trở nên quen thuộc và được thường xuyên đề cập trên nhiều tờ báo và tạp chí quốc tế. Hiện nay, các nước tư bản nêu trên thi hành chính sách độc quyền thông tin theo kiểu áp đặt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu kém phụ thuộc vào nguồn tin của họ, trở thành khách hàng tiêu thụ thông tin và lệ thuộc vào họ. Cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển về một “trật tự thông tin quốc tế mới” đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và công bằng xã hội.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt sẽ đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Điều đó có sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển báo chí nước ta.
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan; đó vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các phương tiện thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn.
Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu và điều đó sẽ làm biến đổi sâu sắc sự phát triển và phương thức quản lý thông tin báo chí.
* Tóm lại: Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng
đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin báo chí nước ta. Sự phát triển của báo chí đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, những cơ sở lý luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của báo chí nước ta, trong đó phải kể đến sự phát triển không ngừng của thể loại phóng sự báo chí.
3.4 Những giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay
3.4.1 Bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm
Đây là yêu cầu đầu tiên khi viết phóng sự. Nó là cơ sở cho sự sáng tạo của tác giả. Để có một phóng sự đúng không khó, nhưng viết được một phóng sự hay, ấn tượng độc giả thì đó là một thách thức không hề dễ dàng gì đối với người viết
phóng sự. Nhà báo Hữu Thọ đã từng nói: “Người làm báo mà tách rời cuộc sống thì
xem như không thể làm nghề báo. Ai làm báo lại không muốn viết hay, và không muốn trở thành nhà báo được bạn đọc tin cậy. Ngay cả khi mới vào nghề thì người nào cũng nên có ước vọng là mình sẽ trở thành một người viết hay và là ngòi bút đáng tin cậy. Trong cuộc đời làm báo của tôi, tôi không thấy nhà báo nào viết hay và đáng tin cậy mà lại chỉ ngồi ở bàn giấy, sống quan cách, không lăn lội trong cuộc sống, không hiểu biết sâu sắc cuộc sống và không có trình độ sắc sảo, đúng đắn phân tích cuộc sống. Trong lịch sử báo chí, nhìn lại các bậc đàn anh của chúng ta trong làng báo, chúng ta bắt gặp những nhà báo nổi tiếng, viết hay, chụp ảnh giỏi và trở thành những nhà báo rất tin cậy và họ đều là những nhà báo đã lăn vào
cuộc sống, có mặt ở những nơi khó khăn, nguy hiểm. Không thấy những ngoại lệ”
[16, tr.301-302].
Trong vô vàn những sự kiện, vấn đề diễn ra trong cuộc sống đòi hỏi nhà báo phải có con mắt tinh đời để biết cách lựa chọn được những sự kiện nào nên viết, những vấn đề nào có thể phát triển thành một thiên phóng sự thật sự cuốn hút sự quan tâm của độc giả. Tác giả cũng cần cân nhắc lựa chọn cho mình cách thức thể hiện phù hợp, lúc này ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện một
tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm phóng sự nói riêng là quá trình sáng tạo, trong quá trình ấy, nhà báo không chỉ không được phép lặp lại người khác mà còn
không được phép lặp lại chính mình, bởi sự tẻ nhạt, sáo mòn chính là những “kẻ
thù” có khả năng đào thải nhà báo nhanh nhất và dễ nhất.
Quá trình khảo sát các tác phẩm phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh
Niên, Tuổi trẻ TPHCM, tác giả luận văn nhận thấy: Các báo không chỉ quan tâm
đến mảng đề tài theo tôn chỉ mục đích của tờ báo, Ban biên tập các báo cũng luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức. Đặc biệt, việc mở rộng các vấn đề mà báo đề cập ngày càng bám sát hiện thực cuộc sống hơn, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.
Yêu cầu bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung và tác phẩm phóng sự nói riêng chính là động lực giúp các nhà báo không ngừng làm mới mình qua các đề tài phản ánh. Để có được những đề tài hay, độc đáo nhưng không xa lạ với công chúng, nhà báo phải đi vào thực tế. Không có một phóng sự hay nếu như nhà báo chỉ ngồi ở nhà và tưởng tượng ra. Chỉ có đi, khám phá và sáng tạo thì nhà báo mới có thể cho ra những sản phẩm tâm huyết, có giá trị.
Phóng sự từ trước đến nay luôn là “địa hạt” cho sự sáng tạo, không có chỗ cho sự
lặp lại, cũng không cho phép nhà báo được lặp lại chính mình. Và cuộc sống chính là nguồn đề tài vô tận cho sự sáng tạo của mỗi nhà báo.
3.4.2 Nắm vững những đặc điểm của thể loại
Đây là một yêu cầu cần thiết đối với các tác giả viết phóng sự. Chỉ khi nắm vững các đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại, tác giả mới có thể chủ động sáng tạo ra những tác phẩm có thể kết hợp được những ưu thế của các thể loại để phản ánh một cách chính xác, sinh động và kịp thời một hiện thực đa dạng, phức tạp đang vận động một cách năng động ở nước ta hiện nay.
Để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tác phẩm phóng sự, trước hết phải có sự hiểu biết để nắm vững những đặc điểm, đặc trưng của thể loại này. Không thể có phóng sự hay, có hiệu quả nếu tác giả không biết gì về những tiêu chí của thể loại. Có nhiều người quan niệm: Muốn viết được phóng sự chỉ cần đi nhiều.
Quan niệm đó hoàn toàn không đúng. Bởi nếu không có cái gốc là sự hiểu biết căn bản về đặc trưng thể loại thì quá trình sáng tạo của người viết cũng dễ bị sai hướng, lệch lạc. Khi nắm chắc được những kiến thức cơ bản về phóng sự, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình sáng tạo của tác giả. Nhà báo dễ dàng tìm ra cách thức diễn đạt hay hơn, trình bày bài viết một cách lôgíc và khoa học hơn. Do vậy, yêu cầu nắm vững đặc trưng thể loại luôn là một yêu cầu thực sự cần thiết cho những ai muốn gắn bó lâu dài với nghề viết, đặc biệt là đối với quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự.
3.4.3 Phẩm chất của người viết phóng sự
Để sáng tạo ra tác phẩm phóng sự góc cạnh và theo sát thời cuộc, người viết
phóng sự phải có vốn kiến thức sâu rộng, theo nhà báo Hữu Thọ: “Vốn sống những
tri thức mà con người thu nhận được từ cuộc sống, từ kiến thức kinh nghiệm học
được ở trường lớp, sách vở… đến kiến thức, tri thức kinh nghiệm học ở trường đời”.
Chính vốn sống được bồi đắp từ vốn kiến thức sâu rộng này nên trong cấu trúc của vốn sống, yếu tố kinh nghiệm, tri thức kinh nghiệm luôn được đánh giá là yếu tố hàng đầu, yếu tố căn bản. Với nghề viết, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu căn bản để xây dựng nên tác phẩm. Vì vậy, không có ngôn ngữ, không có tác phẩm. Đối
với nhà báo “những vị tướng điều khiển đội quân ngôn từ”, ngôn ngữ lại đóng vai
trò quan trọng. Để diễn đạt ý tưởng của mình, để chuyển tải thông điệp đến người đọc một cách sinh động, hiệu quả đòi hỏi người viết có một vốn từ cơ bản. Vốn từ đó là cả một quá trình học tập, tích luỹ từ kho tàng ngôn ngữ dân tộc, từ tiếng nói của nhân dân… Sự tích luỹ càng sâu sắc thì nhà báo càng dễ dàng chuyển tải được những chân lý nghệ thuật, chân lý cuộc sống đến người đọc.
Với nghề viết, những người lao động tinh thần, tài năng giúp nhà báo phát hiện vấn đề, lý giải vần đề và tìm ra một hình thức chuyển tải vấn đề độc đáo, hiệu quả. Tài năng tạo nên phong cách, vị thế của nhà báo. Xưa nay chưa bao giờ có nhà báo lớn, nhà báo giỏi thực sự nào mà không có yếu tố tài năng. Tài năng là kết quả của năng khiếu bẩm sinh cùng với sự rèn luyện bền bỉ, kiên trì, khoa học. Đó là yếu tố quyết định sự thành công, tầm cỡ của tác phẩm, vị thế của người viết.
Nhưng nếu chỉ có vốn sống, tài năng thôi vẫn chưa đủ. Vốn sống sẽ lãng phí, tài năng sẽ héo mòn, không thể thăng hoa nếu như nhà báo thiếu đi động lực sáng tạo, sự hối thúc của những khao khát muốn khẳng định “cái tôi”, nét riêng của chính mình. Khát vọng sáng tạo chính là một trong những thước đo năng lực, phẩm chất của người làm báo. Người viết không thể sáng tạo ra tác phẩm có chất lượng nếu không có niềm đam mê, khát khao cháy bỏng sáng tạo.
Một tác giả phóng sự chân chính phải là người biết hoà nhập vào cuộc sống,
dám đi đến cùng – có thể có những lúc phải “đi với ma quỷ”. Chính trong sự cọ sát
này, nếu người viết không có được nhãn quan chính trị thì rất có thể chính anh ta lại trở thành nạn nhân cho sự phiêu lưu nhập cuộc của chính bản thân mình. Chính bởi vậy, việc nhấn mạnh vấn đề quan điểm, lập trường của nhà báo viết phóng sự là vô cùng cần thiết. Trong cùng một hoàn cảnh như nhau, cùng có những điều kiện tương tự như nhau, người có góc nhìn độc đáo bao giờ cũng là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề trong mớ bòng bong những con số, dữ kiện và chi tiết. Không phải ai cũng tạo được phong cách riêng khi viết phóng sự. Có thể khẳng định: nếu không có cá tính thì không thể viết được những phóng sự thật sự có chất lượng.
Sáng tạo tác phẩm phóng sự là một quá trình tổng hoà của nhiều yếu tố. Trong quá trình ấy, vai trò của nhà báo giữ vị trí quan trọng, góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Do vậy, việc nâng cao phẩm chất của người viết phóng sự cũng luôn là vấn đề được quan tâm. Viết như thế nào cho hợp lý, viết như thế để những chi tiết trong tác phẩm trở nên sống động là phụ thuộc phần lớn vào tài năng và trí tuệ của người viết.
Mỗi nhà báo phải trang bị cho mình những cẩm nang, những phương tiện cần
thiết. Một trong những phương tiện góp phần tạo nên thành công của một tác phẩm phóng sự, chính là việc sử dụng bút pháp văn học như cảm xúc, giọng điệu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ… Mỗi một nhà báo có cách thức diễn đạt khác nhau, lối viết
khác nhau. Hay nói như nhà báo Hữu Thọ: “Cái nghề này rất lắm công phu, nghề
Ngay cùng viết về một vấn đề đã có sự khác nhau giữa các nhà báo. Bởi mỗi người sẽ tìm cho mình một phương thức thể hiện khác nhau. Nhiều nhà báo đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các thủ pháp văn học trong tác phẩm của mình tạo nên nét riêng biệt trong các bài viết của mình như nhà báo Xuân Ba, Phùng Nguyên, Thanh Tùng, Tiến Trình, Đức Dục, Đức Bình… Và cũng phải nói rằng: các bút pháp văn học góp phần tạo nên những cá nhân xuất sắc, nở rộ nhiều phong cách nếu các nhà báo biết cách khai thác. Và còn gì hạnh phúc hơn khi các nhà báo được độc giả nhận ra mình thông qua các tác phẩm. Để thực hiện được điều đó, các nhà báo phải vận dụng sáng tạo những thủ pháp nghệ thuật của văn học như đưa vào tác phẩm của mình những câu văn gợi hình, gợi tả. Qua đó, tác phẩm sẽ đến với độc giả một cách nhanh hơn, giúp độc giả dễ hiểu hơn.
3.4.4 Khuyến nghị
Qua việc khảo sát những đặc điểm về nội dung và hình thức của phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, người viết nhận thấy: Phóng sự báo in ở nước ta đang có những xu hướng vận động và phát triển là một tất yếu khách quan, nó phù hợp với đời sống báo chí hiện đại. Trong đó, có những xu hướng tích cực nhưng cũng có xu hướng tiêu cực. Dù vậy, phóng sự báo in nước ta vẫn đang chứng tỏ sự thích ứng đặc biệt của nó trong việc phản ánh sự phát triển năng động và đa dạng của đời sống.
Trong các thể loại báo chí, phóng sự luôn là một thể loại khó, không phải ai cũng có thể viết được một phóng sự “ra hồn” nếu không có sự am hiểu nhất định về đặc điểm thể loại, tài năng và một niềm khát vọng, đam mê sáng tạo. Để có được một thiên phóng sự đi vào lòng độc giả, nhiều nhà báo phải trải qua những khó khăn, gian khổ và xung quanh thể loại này còn nhiều điều chúng ta cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ khoá luận này, người viết xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị của bản thân mình. Đó chỉ là những suy nghĩ gợi mở, mang tính chủ quan của cá nhân, là những gì người viết thu nhận được trong quá trình học tập và tìm hiểu, khảo sát trên lý thuyết và từ thực tế về thể loại này…
3.4.4.1 Khuyến khích và mở rộng các công trình nghiên cứu về thể loại phóng sự nói chung và xu hướng vận động của phóng sự nói riêng
Phóng sự là thể loại xung kích của báo chí do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, xung quanh các lý luận về thể loại này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất như khái niệm, các dạng phóng sự… Rồi quan niệm viết như thế nào để có được một tác phẩm phóng sự hay vẫn còn là một vấn đề cần được xem xét. Ở các trường đại học chuyên ngành báo chí, các sinh viên được học tập về thể loại phóng sự, tuy có nhiều sách và tài liệu viết về phóng sự, nhưng chưa có hẳn một công trình nghiên cứu viết về sách viết về xu hướng vận động và phát triển của phóng sự báo chí hiện nay mà vấn đề đó chỉ là một phần nhỏ