Xu hướng thể hiện vai trò của nhân vật trần thuật trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 90)

Trong phóng sự, cái tôi trần thuật được thể hiện một cách có bề dày và bản sắc so với bất cứ một thể loại báo chí nào khác. Khác với tin tức, hầu như không có tính chất cá nhân, tác giả không được cho vào tin cảm xúc, thái độ của mình. Nhưng trong phóng sự, tác giả được thể hiện cảm xúc, giọng điệu của mình trước một sự việc, hiện tượng, vấn đề. Chính cảm xúc và giọng điệu đó khiến phóng sự có đầy đủ khả năng phản ánh hiện thực trong nhiều trạng thái, tình huống khác nhau. Điểm mạnh của phóng sự là ở chỗ tác giả không chỉ là người ghi chép mà còn phải là người phân tích, khám phá. Công chúng không chỉ đón đợi thông tin về cái mới mà còn muốn được biết thái độ thẩm định của tác giả trước cái mới đó. Không chỉ thực hiện chức năng thông tin, tác phẩm phóng sự còn phải có trách nhiệm chỉ ra cho công chúng về những vấn đề cần được giải quyết trong cuộc sống của chính họ. Do vậy, thể loại phóng sự đòi hỏi tác giả phải có vốn kiến thức sâu rộng, giác quan

nhạy bén, đồng thời là người có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách sắc bén.

Khi trình bày và đánh giá hiện thực, cái tôi trần thuật – tác giả của phóng sự mặc dù luôn tỏ ra khách quan, bình đẳng ngay cả với hiện thực mà nó phản ánh nhưng phải tạo ra được sự đồng cảm của cái ta – công chúng tiếp nhận. Trong phóng sự, tác giả đồng thời là người chứng kiến có mặt trong từng chi tiết của tác phẩm. Qua đó, độc giả có thể cảm nhận được điều đó. Đây là một đặc điểm nổi bật trong nội dung của các tác phẩm phóng sự. Vấn đề đặt ra là không phải nhà báo cũng có đủ khả năng để có thể thẩm định được hiện thực một cách sâu sắc. Trong nhiều hoàn cảnh, nhiều tác giả đã rơi vào tình trạng “tâng bốc”, nói không đúng như sự thật vốn có của sự việc, vấn đề mà tác giả đang viết. Điều đó cho thấy nhân cách của nhà báo. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm phóng sự. Không phải tự nhiên mà vấn đề đạo đức nhà báo lại được nói nhiều đến vậy như hiện nay.

Để viết được một phóng sự có chất lượng, nhà báo phải đặt ra được cái mục

đích hướng đến trong tác phẩm của mình. Nó phục vụ cho lợi ích của cá nhân hay của cộng đồng. Chính vì thế, tác phẩm sẽ thể hiện được quan điểm cầm bút của mỗi tác giả viết phóng sự. Mà quan điểm của mỗi người không ai giống ai, nhưng quan trọng nhất là nhà báo dù viết về vấn đề, sự việc, hiện tượng gì vẫn phải trên nguyên tắc tôn trọng sự thất, lẽ phải, không vì vụ lợi cá nhân. Khi đó, tác phẩm sẽ thật sự là những sản phẩm có giá trị và ngự trị lâu dài trong tâm trí của độc giả.

Phóng sự từ trước đến giờ luôn là một thể loại khó. Do vậy, để có thể viết được nó không phải là một điều đơn giản. Công chúng hôm nay ngày càng đòi hỏi cao hơn, thể loại phóng sự càng trở nên khó hơn. Để đáp ứng nhu nhu cầu đó của công chúng đòi hỏi các tác phẩm viết phóng sự phải có sự nhạy bén nghề nghiệp đề khám phá, phát hiện những vấn đề của đời sống.

Vai trò của nhân vật trần thuật cũng đã có nhiều thay đổi theo bối cảnh của xã hội. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, tác giả lựa chọn cách thể hiện bài viết sao

cho hợp lý nhất. Bản sắc, kinh nghiệm, vốn văn hoá của nhân vật trần thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra những giá trị của tác phẩm.

Điều đáng chú ý nữa trong việc thể hiện của nhân vật trần thuật trong phóng sự là khả năng khám phá, phát hiện ra những đề tài mới mẻ, đặc sắc trong vô vàn sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay. Nhờ sự khám phá những điều bí ẩn ẩn chứa đằng sau cuộc sống đời thường mà các tác phẩm phóng sự cuốn hút sự quan tâm của độc giả. Nhiều cây bút phóng sự đã làm tạo được tên tuổi của mình như nhắc đến Xuân Ba, độc giả sẽ nhớ ngay đến loạt bài phóng sự “Dọc đường

xuân Tây Bắc” - một phóng sự mang đậm chất văn học, với lối viết hóm hỉnh, tác

giả thật sự cuốn hút độc giả vào những chi tiết đầy thú vị; hay nhắc tới Hoài Nam -

báo Thanh Niên, một cây bút phóng sự luôn gây ấn tượng khá rõ nét đối với bạn đọc

với các phóng sự điều tra như Thâm nhập đường dây hàng lậu Móng Cái, Bí mật

hành phi, Những chiêu lừa bạc tỷ, Hãi hùng công nghệ trồng rau muống... Bởi mỗi

tác giả đã tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Và trong sáng tạo tác phẩm báo chí cũng như phóng sự, không ai giống ai được.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)