Về ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 75)

Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thống

được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hiệu quả càng tốt. Cũng không thể hạ giá văn phạm (…) Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế, sự kiện và chuẩn xác phải

luôn luôn đi với nhau” (Giáo sư Giôn- Hôn- hen- béc, Đại học báo chí Côlumbia)

[6, tr.5].

Mỗi một tác phẩm thực sự hay bao giờ cũng có một giọng điệu riêng nhất định nào đó. Giọng điệu sinh ra từ cảm hứng. Nếu một bài viết hướng vào việc khẳng định những chân dung điển hình, những hiện tượng tiêu biểu thì thông thường mang giọng điệu ngợi ca.

Ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu là những yếu tố về hình thức góp phần quyết định vào thành công của một tác phẩm phóng sự. Khi tiến hành khảo sát,

chúng tôi nhận thấy: văn phong, ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu của các tác phẩm

phóng sự trên báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM đã khai thác tối đa

năng lực biểu hiện giàu chất văn học gắn liền với những đặc điểm thể loại phóng sự báo chí. Một bài phóng sự không phải là một bài phân tích, cũng không phải là một bài bình luận, một truyện ngắn lịch sử, hay là một bài điều tra. Phóng sự Tiền

Phong là sự tổng hợp của những thể loại trên. Nhiều tác giả đã khẳng định tên tuổi

của mình thông qua các tác phẩm nhờ sự vận dụng sức mạnh của ngôn từ như Xuân Ba, Phùng Nguyên, Hải Ninh, Lam Thi…

Tuỳ thuộc vào cảm hứng, nội dung của bài viết mà các tác giả viết phóng sự có giọng điệu khác nhau. Nếu phóng sự mang nội dung thương cảm, chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh thi tác phẩm mang giọng điệu cảm thương. Hay trước đối tượng đáng chê trách, buộc tội phanh phui sự thật thì tác phẩm lại mang giọng điệu phê phán, thậm chí giễu cợt, mỉa mai.

Nhìn chung, phóng sự báo Tiền Phong có giọng điệu gần gũi với văn học bởi

mỗi bài phóng sự là một câu chuyện hoàn cảnh có biến cố, nhân vật (thậm chí có nhân vật chính, nhân vật phụ) với lời nói, suy nghĩ và hành động… Hơn thế, trong nhiều bài phóng sự, tác giả còn phát triển nội dung với cao trào thắt mở nút hoàn chỉnh. Có những bài độc giả có thể tóm tắt và kể cho người khác nghe mà không gặp khó khăn gì. Hơn nữa với sự tài tình của tác giả, hầu như những bài phóng sự thường có giọng điệu nhẹ nhàng đưa độc giả vào vấn đề rất tự nhiên, không gượng ép. Nhà báo như đang kể chuyện mà trong đó những tình tiết, sự kiện đều có thật, những nhân vật đang khóc, cười trong bài báo cũng khóc, cũng cười, cũng trăn trở về cuộc sống.

Nếu so với phóng sự trên báo Tiền Phong thì phóng sự trên báo Thanh Niên

Tuổi trẻ TPHCM có những nét khác. Ngôn ngữ không mềm mại, uyển chuyển

như trong các tác phẩm phóng sự Tiền Phong nhưng cũng có giọng điệu khá linh hoạt, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn độc giả ngay bởi cách đi thẳng vào vấn đề một cách khéo léo và hết sức tự nhiên của các nhà báo. Nhiều tác giả được bạn đọc biết đến qua các phóng sự hay, đặc sắc như Vũ Bình, Thế Anh, Trâm Anh, Đỗ Tuấn,

Hoàng Tuấn, Đại Nhất…Sự hấp dẫn của các phóng sự trên báo này trước hết là ở việc khám phá, phát hiện những vấn đề nóng bỏng trong đời sống, lối viết không dài dòng, kể lể sự việc hiện tượng mà các tác giả như hoá thân vào nhân vật, thậm chí là người tham gia vào quá trình phát sinh, phát triển của sự việc, sự kiện, vấn đề nên các tác phẩm đã đem đến cho độc giả những hình ảnh chân thực và sống động.

Một lý do nữa là cách rút tít cũng rất hay, gợi mở và hấp dẫn độc giả. Sapô ngắn gọn nhưng vẫn đem lại cho công chúng cái nhìn tổng quát về nội dung của bài viết. Khi nói đến các phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM chúng ta không thể không nhắc tới tác dụng của những bức ảnh minh hoạ. Nó góp phần tạo nên chất lượng thông tin cho bài viết trong các phóng sự báo Tuổi trẻ TPHCM.

2.2.5 Về “cái tôi” trần thuật

Cái tôi trần thuật” gắn liền với phóng sự, đó là điều tất yếu không thể phủ

nhận. Cái “tôi” ấy được ví như “Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm,

làm nên linh hồn và bản sắc của các tác phẩm phóng sự đó” [ 3, tr.36]. Cái tôi trần

thuật phải là cầu nối giữa sự thật và công chúng. Cái tôi trong phóng sự là người đóng vai trò nhân chứng khách quan, người đóng vai trò dẫn chuyện, trình bày, lý giải, phân tích, xâu chuỗi những sự kiện rời rạc thành một chỉnh thể hoàn chỉnh tạo ra một văn bản có ý nghĩa khiến cho công chúng tin rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật và đem đến cho họ một nhận thức nào đó. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật là một đặc điểm nổi bật của thể loại phóng sự báo chí. Một phóng sự không có sự xuất hiện của cái tôi tác giả đến, đi, suy nghĩ và đánh giá thì không gọi là phóng sự.

Trong các tác phẩm phóng sự trên các báo đã được khảo sát trong 2 năm 2009-2010, vai trò của nhân vật trần thuật đều được các tác giả rất chú ý, quan tâm.

Báo Tiền Phong, Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM đã khai thác được thế

mạnh của nhân vật trần thuật. Cái tôi đã lưu giữ được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Nhiều cây bút phóng sự Tiền Phong đã làm được điều này. Họ đã tạo nên được phong cách riêng, biết gắn trách nhiệm của mình với bài viết, đề ra những giải pháp

từ vấn đề mình đề cập đến trong bài viết. Còn trong các phóng sự báo Thanh Niên

vào vấn đề, lên tiếng đấu tranh bảo vệ cho lẽ phải, đấu tranh chống các hiện tượng

tiêu cực trong xã hội một cách mạnh mẽ. Vì vậy, các tác phẩm trên báo Thanh Niên

Tuổi trẻ TPHCM luôn có được “sức nặng” trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6 Về tính chất thể loại

Trên cơ sở tiêu chí là đối tượng được phản ánh, có thể chia phóng sự ra thành những tiểu loại sau: phóng sự sự kiện; phóng sự vấn đề; phóng sự chân dung; phóng sự hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng; phóng sự điều tra. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tác giả khoá luận nhận thấy có nhiều tác phẩm là sự giao thoa, kết hợp giữa các tiểu loại. Trong đó, phóng sự chân dung có thể giao thoa với phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện; hay phóng sự vấn đề có thể giao thoa với phóng sự quanh cảnh, hiện trạng; hoặc phóng sự điều tra có thể giao thoa với phóng sự vấn đề. Vì thế, sự phân chia các tác phẩm phóng sự trên các báo theo từng tiểu loại sẽ khó tránh được sự đánh giá chủ quan của người viết.

Trong số 762 tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong thì phóng sự vấn đề

chiếm tỷ lệ lớn nhất. (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4: Các dạng phóng sự trên báo Tiền Phong

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 45 5.9%

2 Vấn đề 309 40.6%

3 Chân dung 238 31.2%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 126 16.5%

5 Điều tra 44 5.8%

Những đề tài được đề cập trong dạng phóng sự vấn đề trên báo Tiền Phong

lĩnh vực khác nhau như văn hoá, kinh tế, xã hội… Điều đó chứng tỏ sự đa dạng trong đề tài của phóng sự báo này. Đó cũng là một trong những xu hướng chung của nhiều tờ báo hiện nay: phản ánh tất cả các mặt của đời sống xã hội, đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quát về cuộc sống. Tiếp đến là Dạng phóng sự chân dung có 238/762 bài chiếm 31.2%. Trong đó, các chân dung được hiện lên trong các tác

phẩm chủ yếu là hình ảnh những người thầy giáo, cô giáo hay các nhà văn hóa. Dạng phóng sự hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trên

báo Tiền Phong có 126/762 bài, chiếm 16.5%. Chúng ta có thể nhận thấy, dạng

phóng sự sự kiện ít xuất hiện trên báo này vì không phải lúc nào cũng có sự kiện giáo dục lớn diễn ra. Dạng phóng sự điều tra chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các dạng phóng sự trên báo Tiền Phong với 44/762 bài, chiếm 5.8%.

Còn các tác phẩm phóng sự trên báo Thanh NiênTuổi trẻ TPHCM đã thể

hiện một cách sinh động những đặc điểm cơ bản của phóng sự báo chí hiện đại.

Trong tổng số 1266 phóng sự, tác giả khảo sát trên báo Thanh Niên, các tác phẩm

thuộc dạng phóng sự vấn đề là lớn nhất (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Các dạng phóng sự trên báo Thanh Niên

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 58 4.6%

2 Vấn đề 507 40.0%

3 Chân dung 370 29.3%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 246 19.4%

5 Điều tra 85 6.7%

Phóng sự vấn đề có nội dung khá đa dạng và phong phú. Trên khắp các lĩnh

vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, giáo dục… đều được phóng sự Thanh Niên đề

cập đến như các phóng sự Thần chết từ sông Chằn của Tiến Trình (Số 039, Chủ nhật, ngày 8/2/2009), Chuyện như đùa về cải chính hộ tịch của Thanh Đông (Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

052, Thứ bảy, ngày 21/2/2009); Chữa bệnh bằng …dùi cui của Bùi Ngọc Long (Số

053, Chủ nhật, ngày 22/2/2009);… Một hiện tượng đáng chú ý trên báo Thanh Niên

trong 2 năm qua còn là sự xuất hiện của một tỷ lệ lớn của các tác phẩm chân dung. Trong 2 năm (2009-2010) có tới 370 bài/1266 bài phóng sự chân dung (chiếm 29.3%) viết về các nhân vật hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc các nhân vật đời thường trong xã hội như nông dân, công nhân, nhà khoa học hay doanh nhân…

ít khi đề cập tới những “chân dung đen” để đánh một cách trực diện vào những tiêu cực trong xã hội. Đứng vị trí thứ 3 là dạng phóng sự hoàn cảnh, quang cảnh và hiện trạng. Đúng như tên gọi của nó là phản ánh những quanh cảnh, hiện trạng, hoàn cảnh của đời sống mà không nhất thiết phải phản ánh những mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Tuy nhiên, các bài viết vẫn thể hiện được những góc độ, có chính kiến rõ ràng của tác giả trước sự thật mà tác phẩm phản ánh.

Những hoàn cảnh, quanh cảnh, hiện trạng mà phóng sự Thanh Niên đề cập tới trong

2 năm (2009-2010) là về cuộc sống của người dân lao động trên mọi miền của Tổ quốc.

Cũng giống như phóng sự trên báo Thanh Niên, phóng sự báo Tuổi trẻ

TPHCM đã thể hiện đầy đủ các đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại, đồng thời,

báo có sự đa dạng và phong phú về các tiểu loại phóng sự.

Cơ cấu các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có nét tương đồng so

với báo Tiền PhongThanh Niên (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM

STT Dạng phóng sự Số lượng bài Tỷ lệ (%)

1 Sự kiện 86 7.0%

2 Vấn đề 506 41.5%

3 Chân dung 375 30.7%

4 Hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng 218 17.9%

5 Điều tra 35 2.9%

Ở các phần khảo sát trước, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, Tuổi trẻ TPHCM

là tờ báo có sự đa dạng và phong phú về đề tài phản ánh. Sức hấp dẫn của phóng sự

báo Tuổi trẻ TPHCM là cách khai thác những vấn đề được công chúng quan tâm, nó

gần gũi, là những gì diễn ra trong cuộc sống thường nhật, dưới ngòi bút của các nhà báo đã phơi bày, vạch rõ bản chất của mọi sự việc, hiện tượng có vấn đề đang xảy ra. Phóng sự vấn đề chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dạng phóng sự báo Tuổi trẻ

người bình thường trong cuộc sống được báo phản ánh khá nhiều. Đó cũng chính là lý do khiến cho dạng phóng sự chân dung chiếm một số lượng lớn tác phẩm trên

báo Tuổi trẻ TPHCM, có tới 375/1220 phóng sự được đăng tải trong 2 năm (2009-

2010) chiếm 30.7%; Tiếp đến là dạng phóng sự quang cảnh, hiện trạng chiếm 17.9%. Phóng sự sự kiện cũng là dạng phóng sự được báo quan tâm đến với 86 bài/1229 bài, chiếm tỷ lệ 7.0%.

Trong 5 dạng phóng sự chúng tôi khảo sát, kết quả khảo sát cho thấy, dạng phóng sự điều tra đều ít xuất hiện trên 3 báo. Bởi tính chất và quy mô của phóng sự này đòi hỏi sự dày công, hao tâm khổ tứ của mỗi tác giả trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề phức tạp. Viết được một bài phóng sự điều tra hay không phải là dễ. Do vậy, mỗi phóng sự điều tra được đăng tải trên báo chí đều được độc giả đón nhận, xem xét, đánh giá một cách sâu sắc về nội dung và hình thức của nó. Nói như vậy, không có nghĩa các dạng phóng sự khác không được mọi người quan tâm. Mỗi một tác phẩm báo chí đều được các tác giả “mang nặng đẻ đau”.

* Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm (2009-2010).

Đặc điểm cơ bản về nội dung: Tác giả đã tiến hành khảo sát các nội dung sau: Đề tài phản ánh trong tác phẩm; Chất lượng thông tin trong tác phẩm; Sự kiện và chi tiết trong tác phẩm. Tác giả có sự so sánh các tác phẩm phóng sự đã khảo sát trên ba báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TPHCM với các tác phẩm phóng sự các giai đoạn 1930-1945; 1945-1975. Từ đó rút ra những đánh giá về đặc điểm nội dung của phóng sự trên báo in hiện nay.

Đặc điểm cơ bản về hình thức: Tác giả đã tiến hành khảo sát các khía cạnh sau: Về dung lượng của tác giả; Về hệ thống tít, sapo, ảnh; Về bố cục và kết cấu tác phẩm; Về ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu; Về “cái tôi” trần thuật; Về tính chất thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loại. Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra sự khác nhau giữa phóng sự trên ba báo khảo sát với các tác phẩm phóng sự trong giai đoạn trước.

Những kết quả mà tác giả thu được sẽ là cơ sở cho tác giả có thể rút ra được những đặc điểm của thể loại phóng sự trên 3 báo trên cũng như xu hướng vận động và phát triển của phóng sự trên các báo đó. Qua đó, đưa ra nhận xét tổng quát về những xu hướng vận động và phát triển phóng sự báo chí ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, tác giả có thể đề ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của các tác phẩm phóng sự.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ HIỆN NAY

Có thể nói, phóng sự là một thành tựu đặc biệt của báo chí, là một phương tiện vận tải độc đáo dành cho thông tin. Nó làm cho những con số khô khan trở nên sống động, những mối liên quan bí ẩn trở nên trong suốt và các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể. Phóng sự đó là thể loại có khả năng mang đến cho công chúng những thông tin về hành động của nhân vật giống như là độc giả từ phía sau cùng nhìn qua vai phóng viên khi anh ta thu thập tin tức vậy.

Không phải nhà báo nào cũng có thể viết được phóng sự và những cây viết phóng sự thường là những nhà báo giỏi. Nhưng chính vì là một thể loại khó nên nó càng tạo nên một sự cuốn hút đến kỳ lạ. Có nhiều nhà báo suốt đời chỉ có đi, đi và viết. Mỗi chuyến đi thực tế đó, tác phẩm phóng sự của họ trở nên hay hơn, chất

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 75)