Qua việc khảo sát những đặc điểm về nội dung và hình thức của phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM, người viết nhận thấy: Phóng sự báo in ở nước ta đang có những xu hướng vận động và phát triển là một tất yếu khách quan, nó phù hợp với đời sống báo chí hiện đại. Trong đó, có những xu hướng tích cực nhưng cũng có xu hướng tiêu cực. Dù vậy, phóng sự báo in nước ta vẫn đang chứng tỏ sự thích ứng đặc biệt của nó trong việc phản ánh sự phát triển năng động và đa dạng của đời sống.
Trong các thể loại báo chí, phóng sự luôn là một thể loại khó, không phải ai cũng có thể viết được một phóng sự “ra hồn” nếu không có sự am hiểu nhất định về đặc điểm thể loại, tài năng và một niềm khát vọng, đam mê sáng tạo. Để có được một thiên phóng sự đi vào lòng độc giả, nhiều nhà báo phải trải qua những khó khăn, gian khổ và xung quanh thể loại này còn nhiều điều chúng ta cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ khoá luận này, người viết xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị của bản thân mình. Đó chỉ là những suy nghĩ gợi mở, mang tính chủ quan của cá nhân, là những gì người viết thu nhận được trong quá trình học tập và tìm hiểu, khảo sát trên lý thuyết và từ thực tế về thể loại này…
3.4.4.1 Khuyến khích và mở rộng các công trình nghiên cứu về thể loại phóng sự nói chung và xu hướng vận động của phóng sự nói riêng
Phóng sự là thể loại xung kích của báo chí do vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, xung quanh các lý luận về thể loại này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thống nhất như khái niệm, các dạng phóng sự… Rồi quan niệm viết như thế nào để có được một tác phẩm phóng sự hay vẫn còn là một vấn đề cần được xem xét. Ở các trường đại học chuyên ngành báo chí, các sinh viên được học tập về thể loại phóng sự, tuy có nhiều sách và tài liệu viết về phóng sự, nhưng chưa có hẳn một công trình nghiên cứu viết về sách viết về xu hướng vận động và phát triển của phóng sự báo chí hiện nay mà vấn đề đó chỉ là một phần nhỏ nội dung được đề cập trong cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại” của TS Đức Dũng (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2004). Từ đó, đặt ra một vấn đề, đó là cần thiết cho ra đời một tài liệu chuyên viết về xu hướng phát triển của phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta. Đây sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí, cũng như là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.
3.4.4.2 Mở rộng phạm vi nghiên cứu về đặc điểm của phóng sự ở các loại hình báo chí khác
Trong khuôn khổ của luận văn, do hạn chế về thời gian, đề tài lại rộng, đồng thời trình độ hiểu biết còn hạn chế nên người viết luận văn mới chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình về phóng sự trên báo in. Do vậy, đề tài nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định. Trong luận văn, tác giả đưa ra những ý kiến, đánh giá chủ quan của bản thân mình về đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại phóng sự trên ba tờ báo in, đồng thời mạnh dạn đưa ra nhận xét về xu hướng vận động và phát triển của phóng sự trên báo in, nếu có điều kiện được trở lại nghiên cứu đề tài này thì tác giả sẽ mở rộng nghiên cứu vấn đề đó trên cả báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử… Qua đó, đặc điểm cũng như xu hướng vận động và phát triển giữa các loại hình báo chí có sự giống và khác nhau như thế nào. Trên cơ sở đó, người viết có được cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
* Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở khảo sát những đặc điểm về nội dung và hình thức trên ba báo khảo sát, tác giả đã có cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay. Trong chương 3, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số xu hướng về vận động và phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay, bao gồm: Những xu hướng tích cực (Xu hướng đa dạng hoá về đề tài phản ánh trong tác phẩm; Xu hướng tăng cường chất lượng thông tin trong tác phẩm; Xu hướng thay đổi về dung lượng tác phẩm; Xu hướng thể hiện vai trò của nhân vật trần thuật trong tác phẩm; Xu hướng sử dụng bút pháp văn học trong tác phẩm; Xu hướng giao thoa, chuyển hoá với các thể loại khác) và xu hướng tiêu cực (Tình trạng vi phạm tiêu chí thể loại; Xu hướng thương mại đơn thuần, giật gân, câu khách; Xu hướng thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của một bộ phận)
Trong chương 3 này, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay, bao gồm: giải pháp bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phẩm; nắm vững những đặc điểm thể loại; Phẩm chất của người
viết phóng sự. Theo đó, tác giả cũng xin trình bày một số khuyến nghị, qua đó góp
phần phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí, cũng như là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam với các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử đã tạo điều kiện cho phóng sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú, phản ánh một cách nhanh nhậy về những cái mới, kịp thời mang đến cho công chúng những thông tin sinh động về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại, phóng sự cũng đã có nhiều biến đổi, đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về thể loại này.
Đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in hiện nay là một vấn đề khá rộng. Nó cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có sự phân tích, đánh giá trong một thời gian dài. Bởi để biết được đặc điểm của nó như thế nào thì phải trải qua một quá trình. Do vậy, tất cả những gì người viết đặt ra trong luận này chỉ là những khảo sát bước đầu, cần được tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa. Học viên cũng nhận thấy những gì mình làm được còn khá khiêm tốn. Xung quanh thể loại phóng sự cũng như xu hướng vận động và phát triển của nó còn rất nhiều vấn đề để chúng ta bàn bạc.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ ban đầu đặt ra, người viết đã có một khoảng thời gian tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự. Trên cơ sở những hiểu biết căn bản về đặc trưng thể loại phóng sự nói chung, tác giả đã tiến hành khảo sát những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của các tác phẩm phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi trẻ TPHCM để rút ra thực trạng phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay. Quá trình khảo sát đã giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc về mọi mặt của thể loại phóng sự nói chung và phóng sự trên ba báo nói riêng. Từ đó, người viết luận văn đã đưa ra những nhận xét về đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in cũng như xu hướng vận động và phát triển của phóng sự bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, việc người viết phân chia theo hai xu hướng chỉ là một công việc mang tính chất lý luận thuần tuý. Bởi trong thực tế, các xu hướng trên có thể đan xen vào nhau, chúng có mối tác động qua lại với nhau trong từng tác phẩm cụ thể mà nhiều khi chúng ta khó có thể phân chia một cách rạch ròi, riêng biệt chúng ra được. Ngay trong cùng
một xu hướng cũng có thể mang những đặc điểm của xu hướng khác… Đồng thời, người viết luận văn cũng mạnh dạn nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phóng sự. Người viết mong muốn nó sẽ là một tài liệu tham khảo có ích cho công việc nghiên cứu và quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự của mọi người quan tâm về thể loại phóng sự.
Việc khảo sát các tác phẩm phóng sự trên các báo là một công việc đầy thú vị. Bản thân người viết luận văn đã hiểu ra nhiều điều. Người viết nhận thấy: Khát vọng tìm đến sự sáng tạo đích thực luôn là động lực hối thúc nhà báo tìm tòi những giá trị độc đáo cả về hình thức và nội dung. Những nhà báo viết phóng sự cũng không phải là ngoại lệ. Khi viết phóng sự, công việc đó không chỉ yêu cầu nhà báo tìm ra lối đi mới, không giẫm đạp lên dấu chân của chính mình, không được rơi vào sự sáo mòn, đơn điệu. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, phóng sự luôn là “miền đất hứa” cho các nhà báo khám phá, thể hiện tài năng và bản lĩnh cá nhân.
Bản thân người viết luận văn cũng nhận thức được rằng: Quá trình nghiên cứu đó đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, công sức và sự hiểu biết hơn nữa. Và tác giả hy vọng, luận văn này sẽ mang đến những tư liệu để mọi người cùng tham khảo. Người viết mong muốn sẽ nhận được những ý kiến chỉ bảo, góp ý từ phía các thầy cô giáo, các nhà báo, các bạn học viên và những ai quan tâm đến vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (1987), Cách viết một bài báo, Nhà xuất bản tham khảo nghiệp vụ Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội;
2. Đức Dũng (1992), Ký báo chí, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội;
3. A.A. Chertuchonui (2004), Các thể loại báo chí, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội;
4.5. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào?, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội;
6. Đức Dũng (2003), Ký văn học và ký báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội;
7. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội;
8. Jean – Luc Martin – Lagarclette (2003), Hướng dẫn cách viết báo, Nhà xuất bản
Thông tấn, Hà Nội;
9.10. Hà Minh Đức (1993), “Các thể ký văn học”, Lý luận văn học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội;
11. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
12. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà
Nội;
13. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội;
14. Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
15. Trần Thế Phiệt (2004), Tập đề cương bài giảng “Lịch sử nghiên cứu lý luận
báo chí ở Việt Nam”;
chí Người làm báo, (số1);
17. Nhiều tác giả (1983), Từ điển văn học tập II, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1983;
18. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà báo Việt
Nam, Hà Nội;
19. Nhiều tác giả (1997), Giáo trình nghiệp vụ báo chí tập II, (Lưu hành nội bộ),
Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội;
20. Nhiều tác giả (2005), Phóng sự báo chí, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;
21.22. Nhiều tác giả (1997), Lý luận Văn học, Nhà xuất bản Giáo dục;
23. Nhiều tác giả (1987), Nhà báo hỏi chuyện nhà báo,Báo Văn nghệ, (số 38);
24. Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1995), Tác phẩm báo chí
tập I;
25. Nhiều tác giả (1998), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nhà xuất bản Giáo dục,
tr.161;
26. Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.411;
27. Trần Quang (2000), Các thể loại chính luận báo chí”, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia;
28. Trần Quang (2002), Làm báo lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
20. Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
30. Karel Storkal (1992), “Phóng sự”, Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội
Nhà báo Việt Nam;
II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
32. Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí tập I, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội;
33. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin;
34. Tập thể các tác giả (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
35. Hữu Thọ (1998), Công việc của người viết báo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;
36. Trần Thị Trâm, Văn học và Báo chí từ một góc nhìn, Nhà xuất bản Thanh Niên, tr. 294;
37. Trần Quốc Vượng - Tô Ngọc Thanh - Nguyễn Chí Bền - Lâm Mỹ Dung - Trần
PHỤ LỤC
Trong phần phụ lục, người viết luận văn giới thiệu một số bài phóng sự tiêu
biểu trong khoảng thời gian khảo sát 2 năm (2009-2010) trên ba báo Tiền Phong,