Phẩm chất của người viết phóng sự

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 106)

Để sáng tạo ra tác phẩm phóng sự góc cạnh và theo sát thời cuộc, người viết

phóng sự phải có vốn kiến thức sâu rộng, theo nhà báo Hữu Thọ: “Vốn sống những

tri thức mà con người thu nhận được từ cuộc sống, từ kiến thức kinh nghiệm học

được ở trường lớp, sách vở… đến kiến thức, tri thức kinh nghiệm học ở trường đời”.

Chính vốn sống được bồi đắp từ vốn kiến thức sâu rộng này nên trong cấu trúc của vốn sống, yếu tố kinh nghiệm, tri thức kinh nghiệm luôn được đánh giá là yếu tố hàng đầu, yếu tố căn bản. Với nghề viết, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu căn bản để xây dựng nên tác phẩm. Vì vậy, không có ngôn ngữ, không có tác phẩm. Đối

với nhà báo “những vị tướng điều khiển đội quân ngôn từ”, ngôn ngữ lại đóng vai

trò quan trọng. Để diễn đạt ý tưởng của mình, để chuyển tải thông điệp đến người đọc một cách sinh động, hiệu quả đòi hỏi người viết có một vốn từ cơ bản. Vốn từ đó là cả một quá trình học tập, tích luỹ từ kho tàng ngôn ngữ dân tộc, từ tiếng nói của nhân dân… Sự tích luỹ càng sâu sắc thì nhà báo càng dễ dàng chuyển tải được những chân lý nghệ thuật, chân lý cuộc sống đến người đọc.

Với nghề viết, những người lao động tinh thần, tài năng giúp nhà báo phát hiện vấn đề, lý giải vần đề và tìm ra một hình thức chuyển tải vấn đề độc đáo, hiệu quả. Tài năng tạo nên phong cách, vị thế của nhà báo. Xưa nay chưa bao giờ có nhà báo lớn, nhà báo giỏi thực sự nào mà không có yếu tố tài năng. Tài năng là kết quả của năng khiếu bẩm sinh cùng với sự rèn luyện bền bỉ, kiên trì, khoa học. Đó là yếu tố quyết định sự thành công, tầm cỡ của tác phẩm, vị thế của người viết.

Nhưng nếu chỉ có vốn sống, tài năng thôi vẫn chưa đủ. Vốn sống sẽ lãng phí, tài năng sẽ héo mòn, không thể thăng hoa nếu như nhà báo thiếu đi động lực sáng tạo, sự hối thúc của những khao khát muốn khẳng định “cái tôi”, nét riêng của chính mình. Khát vọng sáng tạo chính là một trong những thước đo năng lực, phẩm chất của người làm báo. Người viết không thể sáng tạo ra tác phẩm có chất lượng nếu không có niềm đam mê, khát khao cháy bỏng sáng tạo.

Một tác giả phóng sự chân chính phải là người biết hoà nhập vào cuộc sống,

dám đi đến cùng – có thể có những lúc phải “đi với ma quỷ”. Chính trong sự cọ sát

này, nếu người viết không có được nhãn quan chính trị thì rất có thể chính anh ta lại trở thành nạn nhân cho sự phiêu lưu nhập cuộc của chính bản thân mình. Chính bởi vậy, việc nhấn mạnh vấn đề quan điểm, lập trường của nhà báo viết phóng sự là vô cùng cần thiết. Trong cùng một hoàn cảnh như nhau, cùng có những điều kiện tương tự như nhau, người có góc nhìn độc đáo bao giờ cũng là người đầu tiên phát hiện ra vấn đề trong mớ bòng bong những con số, dữ kiện và chi tiết. Không phải ai cũng tạo được phong cách riêng khi viết phóng sự. Có thể khẳng định: nếu không có cá tính thì không thể viết được những phóng sự thật sự có chất lượng.

Sáng tạo tác phẩm phóng sự là một quá trình tổng hoà của nhiều yếu tố. Trong quá trình ấy, vai trò của nhà báo giữ vị trí quan trọng, góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Do vậy, việc nâng cao phẩm chất của người viết phóng sự cũng luôn là vấn đề được quan tâm. Viết như thế nào cho hợp lý, viết như thế để những chi tiết trong tác phẩm trở nên sống động là phụ thuộc phần lớn vào tài năng và trí tuệ của người viết.

Mỗi nhà báo phải trang bị cho mình những cẩm nang, những phương tiện cần

thiết. Một trong những phương tiện góp phần tạo nên thành công của một tác phẩm phóng sự, chính là việc sử dụng bút pháp văn học như cảm xúc, giọng điệu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ… Mỗi một nhà báo có cách thức diễn đạt khác nhau, lối viết

khác nhau. Hay nói như nhà báo Hữu Thọ: “Cái nghề này rất lắm công phu, nghề

Ngay cùng viết về một vấn đề đã có sự khác nhau giữa các nhà báo. Bởi mỗi người sẽ tìm cho mình một phương thức thể hiện khác nhau. Nhiều nhà báo đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các thủ pháp văn học trong tác phẩm của mình tạo nên nét riêng biệt trong các bài viết của mình như nhà báo Xuân Ba, Phùng Nguyên, Thanh Tùng, Tiến Trình, Đức Dục, Đức Bình… Và cũng phải nói rằng: các bút pháp văn học góp phần tạo nên những cá nhân xuất sắc, nở rộ nhiều phong cách nếu các nhà báo biết cách khai thác. Và còn gì hạnh phúc hơn khi các nhà báo được độc giả nhận ra mình thông qua các tác phẩm. Để thực hiện được điều đó, các nhà báo phải vận dụng sáng tạo những thủ pháp nghệ thuật của văn học như đưa vào tác phẩm của mình những câu văn gợi hình, gợi tả. Qua đó, tác phẩm sẽ đến với độc giả một cách nhanh hơn, giúp độc giả dễ hiểu hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 106)