Phóng sự trên báo Tiền Phong

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 32)

Tiền thân của báo Tiền Phong là tờ Hồn Nước (1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Đến năm 1949, tờ báo của Đoàn mang tên Sức trẻ, nhưng ra được 15 số thì phải dừng vì xưởng in bị cháy.

Lớn mạnh qua hai cuộc kháng chiến, đến giai đoạn đổi mới đất nước do

đổi mới và luôn đồng hành với giới trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Suốt 57 năm hình thành và phát triển, báo Tiền Phong luôn đi đúng định hướng của Đảng, của Đoàn, trở thành diễn đàn thực sự của tuổi trẻ Việt Nam.

Như tên gọi của mình, báo Tiền Phong đã tiên phong đi đầu, khởi xướng nhiều việc: Là tờ báo ra số Chủ nhật đầu tiên của các tờ báo Trung ương; Sáng lập Quỹ khuyến khích tài năng trẻ (năm 1987); Sáng lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đầu tiên; Tổ chức Cuộc thi hoa hậu đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất; Tổ chức giải thể thao quốc gia lâu đời nhất - Giải Việt dã báo Tiền Phong; Là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam thành lập Công ty…

Tiền Phong không chỉ là tờ báo có uy tín về nội dung, luôn đấu tranh chống

các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công bằng, dân chủ, bảo vệ sự tiến bộ và quyền lợi chính đáng của hàng triệu người… được hàng triệu độc giả yêu quý mà còn là tờ báo làm tốt công tác xã hội sau mặt báo.

Trong quá trình đổi mới và phát triển, từ năm 1996, báo Tiền Phong đã có

chiến lược hướng đến phát triển thành một tập đoàn báo chí mạnh, và đến nay đã cơ bản thực hiện xong bước một.

Từ một tờ báo ra hàng tuần, Tiền Phong đã trở thành một tổ hợp báo chí có

uy tín cao với 6 ấn phẩm phát hành rộng rãi trong cả nước và người Việt ở nước ngoài: Tiền Phong hàng ngày, Tiền Phong điện tử, Tiền Phong Cuối tuần, Tiền Phong Cuối tháng, Người đẹp Việt Nam và Tri thức trẻ.

Báo Tiền Phong có 6 ban đại diện, nhiều phóng viên thường trú, in cùng giờ

ở 5 điểm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột và Vinh (Nghệ An).

Nội dung thông tin trên báo đã phong phú và đa dạng hơn. Bên cạnh nội dung trọng tâm là phản ánh những vấn đề về thanh niên, báo còn đề cập đến tất cả những vấn đề nổi cộm của chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và tham gia đấu tranh

Báo không chỉ tăng trang, tăng kỳ và còn không ngừng tăng số lượng phát hành. Các thể loại báo chí được sử dụng của tờ báo cũng nhiều hơn. Trong đó, phóng sự là một trong những thể loại được Ban biên tập của báo chú trọng quan tâm. Nhiều tác phẩm phóng sự đã gây được sự chú ý và yêu mến của công chúng.

So với hai tờ báo được khảo sát dưới đây là Tuổi trẻ TPHCMThanh Niên

xét trên tất cả các phương diện thì báo Tiền Phong là tờ báo nhỏ hơn. Trên báo Tiền

Phong hiện nay có hẳn một chuyên trang dành riêng cho thể loại phóng sự tại trang

9 của tờ báo. Ngoài ra, các tác phẩm phóng sự còn có thể được đăng rải rác trên

nhiều trang khác nhau như các trang kinh tế - xã hội;văn hoá - văn nghệ; khoa học

– giáo dục; thế giới trẻ; thể thao; tuổi trẻ - pháp luật… Cùng với phóng sự, trên các trang này còn có các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau như ghi chép, phản ánh…

Lực lượng phóng viên và đội ngũ cộng tác viên (CTV) của báo Tiền Phong

cho đến nay đã có nhiều cây bút phóng sự chuyên nghiệp được bạn đọc của báo chú ý như Xuân Ba, Phùng Nguyên…

Khảo sát báo Tiền Phong trong 2 năm 2009-2010, tác giả luận văn đã chọn ra được 762 tác phẩm thể hiện những đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí. Con số

này là khiêm tốn so với báo Tuổi trẻ TPHCM (1220 bài) và Thanh Niên (1266 bài)

nhưng vẫn cho thấy các tác phẩm phóng sự trên báo Tiền Phong ít nhiều đã góp phần tạo ra bản sắc của tờ báo này.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước và đổi mới báo chí, báo Tiền Phong đã

tích cực đổi mới về nội dung và hính thức, phương pháp tiếp cận bạn đọc trẻ. Đã phát hiện và kịp thời biểu dương các nhân tố mới, tích cực, dũng cảm đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thanh, thiếu niên, góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ được niềm tin của tuổi trẻ và của xã hội vào Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay (Trang 32)