Môi trường cơ sở chế biến tôm chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 95)

Việc chế biến tôm chua của cơ sở Trâm Anh được thực hiện ngay tại tầng trệt khu nhà ở, và tách biệt với khu sinh hoạt gia đình. Việc thực hiện xử lý tôm tươi, gia vị, nấu cơm nếp được thực hiện ở khu vực riêng biệt trước cửa nhà, nơi bố trí vòi nước, mái che, thuận tiện cho việc gom chất thải rắn để chuyển ra khỏi cơ sở ngay sau khi chế biến.

Các khâu muối tôm (có hoặc không có phụ gia CaHPO4) cơm nếp, ủ lên men, trộn gia vị, đóng lọđược thực hiện trong nhà .

Cơ sở chế biến tôm chua có khả năng chế biến từ 20-25 tấn tôm nguyên liệu/năm. Trong mỗi đợt muối tôm, cơ sở mua về trên dưới 2 tấn tôm, trung bình mỗi tháng muối một đợt. Như vậy, mỗi tháng ước tính cơ sở phải xử lý 2 tấn tôm tươi có thể tiến hành trong 1 ngày hoặc vài ngày. Lượng chất thải rắn

89 ở cơ sở không nhiều (chủ yếu là râu tôm vào ngày xử lý tôm, vỏ, cuống từ xử

lý riềng, tỏi, ớt và chất thải sinh hoạt). Các chất thải này được thu gom và được công ty vệ sinh môi trường thành phố chuyển đi bãi chôn lấp hàng ngày. Lượng nước thải trong ngày xử lý tôm từ 5-6 m3/ngày. Chất lượng nước thải trong chế

biến tôm chua có thể tham khảo kết quả phân tích chất lượng nước thải do đề

tài đã hợp đồng với chi cục PTNT & QLCL NLTS Thừa Thiên Huế tiến hành lấy mẫu nước thải cơ sở chế biến tôm chua Thành Vân ở làng An Dương, xã Phú Thuận. Kết quảđược trình bày ở bảng 39.

Bảng 39. Chất lượng nước thải cơ sở chế biến tôm chua Thành Vân,Phú Thuận

Kết quả TT Tên chỉ tiêu ĐVT QCVN 11:2008 /BTNMT Cmax (Kq=1; Kf=1,2) Mẫu T 8 Mẫu T 11 1 BOD5 ở 20oC mg/l 60 108 62 2 COD mg/l 120 42,55 149 3 pH 5,5- 9 6,8 7,0 4 Tổng chất rắn lơ lửng, (TSS) mg/l 120 0,05 0,11 5 Tổng photpho5 mg/l 7,2 3,14 3,09 6 Tổng nitơ mg/l 72 39,5 17,4 7 Tổng Coliform MPN/100ml 5.000 >1,1x 107 >1,1x 107 Kết quả phân tích nước thải cho thấy, cơ sở chế biến tôm chua ngay vào ngày sản xuất (1 ngày trong 1 tháng) thải ra một lượng nước thải tùy thuộc vào lượng sản phẩm sản xuất trong ngày. Kết quả này phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế là trong chế biến tôm chua, khâu xử lý tôm nguyên liệu chủ yếu là rửa sạch chất bẩn bám dính vào tôm hơn là các chất dịch mang nhiều chất hữu cơ ngấm từ tôm ra. Một số chỉ tiêu chất lượng nước về hữu cơ (BOD5 ,COD và tổng số coliform) cao hơn 1 đến 2 lần mức cho phép. Cơ sở chế biến tôm chua chỉ thải ra lượng nước thải tối đa 5-6m3/ngày/tháng, nên khả năng tải của nguồn tiếp nhận nước thải chấp nhận được. Bằng chứng là không có mùi hôi nước thải

ở xung quanh các cơ sở chế biến tôm chua.

Tuy vậy, đề tài vẫn khuyến cáo cơ sở xây dựng bể phốt để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường và có gợi ý, hướng dẫn cơ sở xây dựng bể phốt để đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của cơ sở, góp phần bảo vệ môi trường khu dân cư xung quanh tốt hơn.

Căn cứ điều kiện thực tế chế biến tôm chua của cơ sở, đề tài đã xây dựng bản cam kết bảo vệ môi trường cho cơ sở và hướng dẫn xử lý nước thải cho cơ

sở chế biến tôm chua (Xem báo cáo chuyên đề).

90

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 95)