Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng mô hình phát triển chế biến thủy sản của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 105)

biến thủy sản của làng nghề

Đề tài “ Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển chế biến thủy sản làng nghề chế biến thủy sản miền Bắc và Bắc Trung Bộ” đã triển khai trong 2,5 năm. Đề tài đã đạt được những kết quả và gặp phải những tồn tại nhất định như đã trình bày ở các phần nêu trên. Từ những kết quả và tồn tại đề tài đã rút ra

được các bài học kinh nghiệm như sau:

1. Đối với việc phát triển chế biến các sản phẩm thủy sản truyền thống, trên cơ

sở công nghệ bản địa, các nhà khoa học có thể nghiên cứu tổng kết công nghệ, tìm ra các hạn chế của công nghệ, thiết bị, bao bì, nhãn mác để tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định cung cấp cho người tiêu dùng, tạo nền tảng cho việc duy trì và phát triển sản phẩm quy mô hàng hóa để mở rộng thị trường

99

tiêu thụ.

2. Việc hỗ trợ về mặt công nghệ, thiết bị, hướng dẫn các hộ dân áp dụng các chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm theo GMP, SSOP (hoặc HACCP); thiết kế nhãn mác, bao bì cho sản phẩm của cơ sở chế biến thủy sản truyền thống, các nhà khoa học có đủ khả năng thực hiện, nhưng các hộ /cơ sở chế

biến thiếu nguồn vốn để đầu tư nâng cấp nhà xưởng/khu vực chế biến đáp ứng các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều khi có tâm lý ỷ lại, trông chờ hỗ trợ của nhà nước, hoặc chưa dám mạnh dạn đầu tư, trong khi sự

hỗ trợ theo các kênh đề tài lại bị hạn chế. Đề tài đã gặp phải trở ngại trong quá trình triển khai tại cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu là do nguyên nhân này. 3. Điều quyết định đến sự thành công của việc phát triển mô hình chế biến thủy sản ở làng nghề là việc lựa chọn được cơ sở chế biến thực sự muốn phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Nếu có được một doanh nghiệp làm nòng cốt tham gia có đủ tiềm lực về nguồn vốn, mặt bằng sản xuất, và có ý chí vươn lên làm giàu thì khả năng thành công của đề tài sẽ rất cao. Cơ sở nòng cốt như vậy sẽ là đơn vị chủ lực đi tìm kiếm thị trường cho sản phẩm thủy sản của làng nghề, còn các hộ chế biến nhỏ lẻ sẽ trở thành vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho cơ sở này.

4. Việc xây dựng mô hình phát triển chế biến thủy sản của làng nghề ven biển

đòi hỏi có thời gian đủ để vận động, thuyết phục người dân tham gia, hướng dẫn người dân áp dụng quy trình công nghệ có những thay đổi nhất định để

nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng chương trình đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm, phát triển thị trường, quảng bá bán hàng đòi hỏi thời gian tương đối dài, thời gian 2 năm với các thủ tục xét duyệt, cấp kinh phí đề tài như

hiện tại là không đủ cho đề tài giúp dân phát triển được thị trường đầy đủ cho sản phẩm. Chính vì vậy mặc dù đề tài đã kết thúc, song thành viên đề tài vẫn phải tiếp tục gắn kết với các hộ chế biến để hướng dẫn những phát sinh trong quá trình sản xuất và tiếp tục chào bán sản phẩm cho họở thị trường Hà Nội. 5. Để thúc đẩy việc phát triển chế biến sản phẩm thủy sản các làng nghề ven biển, các đề tài, dự án cần dự toán đầy đủ các hạng mục chi phí để sản phẩm có

đủđiều kiện cần thiết đểđưa vào bán được tại các siêu thị, khi người dân chưa sẵn sàng cho việc bỏ chi phí để có thểđưa hàng vào bán tại hệ thống này.

100

Phần IV.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN

Sau hơn 2 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thủy sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ, đề tài

đã đạt được một số kết quả như sau:

1. Có được kết quả điều tra đầy đủ về hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ

sá sùng ở xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; về hoạt động chế

biến, tiêu thụ tôm chua của 20 hộ chế biến tôm chua của thôn An Dương, Phú Thuận, Thừa Thiên Huếđể làm cơ sở cho việc lựa chọn hộ gia đình tham gia và triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài

2. Xác định được các loài tôm phổ biến hiện nay như tôm rảo, tôm sú, tôm chân trắng và tôm he biển có thể dùng cho chế biến tôm chua và mức chất lượng của các sản phẩm được chế biến từ các loài tôm nêu trên, nhưng nghiên cứu cũng cho thấy tôm chua chế biến từ tôm rảo vẫn cho sản phẩm có chất lượng cao nhất.

3. Xây dựng được quy trình chế biến và bảo quản tôm chua Huế có bổ sung phụ gia cải thiện độ chắc thân tôm CaHPO4 ở nồng độ 0,2% so với lượng tôm tươi ở giai đoạn muối tôm; và bổ sung phụ gia bảo quản kali sorbat với nồng độ

0,15% cho phép kéo dài thời gian bảo quản tôm chua đến 6 tháng.

4. Xây dựng được mô hình chế biến tôm chua Huế áp dụng quy trình chế biến có bổ sung phụ gia để kéo dài thời gian bảo quản, thay vì cơ sở chế biến tôm chua tại thôn An Dương, xã Phú Thuận, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các hộ chế biến tôm chua tại An Dương cũng đã được tham gia các cuộc hội thảo tập huấn về

các kiến thức có liên quan. Việc xây dựng mô hình không tiến triển được theo như dự kiến ban đầu.

5. Xây dựng quy trình chế biến và bảo quản sá sùng khô Quan Lạn sạch cát để

mọi người tiêu dùng có thểăn được mà không cần qua các khâu xử lý cát trước khi đem rang hoặc rán trong dầu. Sản phẩm được đóng gói bao bì nhãn mác

đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng, tạ tiền đề cho việc mở rộng quảng bá, phát triển thị trường cho sá sùng khô sạch của Quan Lạn.

6. Xây dựng thành công mô hình cơ sở chế biến sá sùng khô sạch Quan Lạn áp dụng công nghệ của đề tài với quy mô công suất 800 kg sá sùng khô/năm, đáp

ứng yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn trong chế biến sá sùng khô sạch. Tuy nhiên, cơ sở cần làm nốt thủ tục đăng ký kinh doanh đểđược cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

101

7. Các hộ chế biến sá sùng khô Quan Lạn đã được tiếp cận với mô hình chế

biến sá sùng khô sạch trong điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với thiết bị sấy sá sùng đảm bảo vệ sinh lao động (tránh được khí thải) và tạo ra

được sản phẩm có nhãn mác để dần dần tạo nê thương hiệu riêng cho sản phẩm sá sùng Quan Lạn thông qua việc giới thiệu sản phẩm cho khách du lịch tại chỗ

và chào bán tại thành phố Hạ Long và Hà Nội. Mô hình đã được các hộ chế

biến sá sùng ở Quan Lạn bắt đầu học hỏi và làm theo.

8. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kết hợp với Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Nông nghiệp 1 đào tạo 2 thạc sĩ , Các sinh viên đã hoàn thành tốt luận văn và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)