Nghiên cứu xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức quản lý cộng đồng các cơ sở chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 37)

các cơ s chế biến và xúc tiến thương mi cho sá sùng khô và tôm chua.

Đề tài đã phối hợp với chi cục Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Ninh làm việc với UBND xã Quan Lạn, các đoàn thể phụ nữ, chi hội nông dân của xã, để các đơn vị hỗ trợ vận động các hộ khai thác sá sùng và chế biến tiêu thụ sá sùng tham gia Hội sản xuất kinh doanh sá sùng để cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi sá sùng, phát triển chế biến và thương mại sản phẩm. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài cũng tham vấn các hộ khai thác, chế biến và thu mua sá sùng ở Quan Lạn về việc tham gia Hội sản xuất kinh doanh sá sùng Quan Lạn.

Để Hội có thểđược thành lập và đi vào hoạt động, thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm sá sùng Quan Lạn, nhóm đề tài đã xây dựng các văn bản như: Điều hoạt động của Hội; Quy trình công nghệ chế biến sá sùng khô Quan Lạn; Tiêu chuẩn sá sùng khô Quan Lạn; Quy định về điều kiện sản xuất

đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm sá sùng; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể sá sùng Quan lạn; Quy chế xét chọn cá nhân, hộ gia đình được phép sử

dụng nhãn hiệu tập thể “sá sùng Quan Lạn”. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề

tài tiếp tục làm việc với UBND huyện Vân Đồn, Sở Khoa học và công nghệ

tỉnh Quảng Ninh về việc cho phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Sá sùng Quan Lạn” cho sản phẩm sá sùng khô của xã Quan Lạn.

Để phổ biến các kiến thức có liên quan đến cộng đồng những người sản xuất sá sùng và tôm chua, đề tài đã tổ chức các lớp tập huấn về quy trình công nghệ, vệ sinh trong chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Đồng thời đểđưa được sản phẩm ra thị trường, đề tài cũng đã triển khai việc thiết kế, in nhãn mác, bao bì đểđóng gói sản phẩm đem bán cho 2 sản phẩm của đề tài.

Các sản phẩm được đóng gói, dán nhãn và đem chào hàng tại Hà Nội, Quảng Ninh (đối với sá sùng) và tại các quầy bán tôm chua thành phố Huế.

31

Phần thứ ba

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ SÁ SÙNG QUAN LẠN VÀ TÔM CHUA AN DƯƠNG.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển sản phẩm thuỷ sản của làng nghề truyền thống miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)