Hiện nay, tại các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống như làng Vân và làng An Dương nói trên, các hộ chế biến thủy sản thường tiến hành chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở quy mô hộ gia đình. Sản phẩm thường bán tại chỗ cho các thương lái đến mua, hoặc từng hộ đem đi tiêu thụ tại các Tp. Hạ Long và Tp. Huế. Do làm ăn manh mún, nhỏ lẻ sản phẩm mỗi thứ một ít, nên không thể
tạo thành sản lượng hàng hóa lớn với chất lượng ổn định để cung cấp cho thị
trường. Vì vậy, mặc dù là những địa phương có sản phẩm đặc thù, song các hộ
chế biến ởđây vẫn chỉ là người chế biến nhỏ, tạo ra bán thành phẩm, không thể
tạo được thương hiệu riêng do không có bao bì và nhãn sản phẩm, chưa kểđến việc họ không có kỹ năng xúc tiến thương mại và bán sản phẩm. Và như vậy, lợi nhuận đáng nhẽ những người dân làng nghềđược hưởng đã chuyển sang tay những người buôn bán trung gian nhiều hơn là người sản xuất.
Thực tiễn đã chỉ ra là việc liên kết giữa các hộ, các cơ sở chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống của làng nghề hoặc của một ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh là cần thiết. Trên cơ sở có sự liên kết này, có thể thực hiện
đồng bộ các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ các hộ/làng nghề chế
biến trên các mặt: đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm, hướng dẫn áp dụng chương trình quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (nếu có). Việc thành lập các mô hình quản lý cộng đồng ở
các làng nghề đã được thực tiễn chỉ ra là hình thức khá phù hợp tạo đà cho sự
phát triển của ngành nghề truyền thống, nó còn giúp cho việc quản lý và bảo vệ
nguồn lợi các đối tượng thủy sản có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức quản lý cộng đồng cho những người chế biến thủy sản truyền thống dưới dạng hội nghề nghiệp cho làng Vân và làng An Dương cần được thực hiện đểđạt được các mục tiêu nêu trên.