Báo chí cần chú ý thực hiện chức năng giám sát, phản biện.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 36 - 37)

+ Triên khai thí điêm khoán chi hành chính.

1.3.4.3.Báo chí cần chú ý thực hiện chức năng giám sát, phản biện.

Truyền thông đại chúng có thể tác động đến chính sách vì nó cung cấp thông tin và tạo dư luận xã hội ảnh hưởng đến chính sách đó. Truyền thông đại chúng tác động đến cả người nhận thông tin lẫn những thông tin gì mà họ nhận được. Thông tin đại chủng có thể đóng vai trò chủ chốt cho phép các công dân có thể giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, các chính sách, chế độ, chủ trương đang được thực thi hoặc sắp triển khai. Điều này có đặc biệt tác động đến chính sách công do tầm ảnh hưởng của thông tin chính sách có ảnh hưởng đến quyền lợi của mọi người dân trong xã hội. Do đó, báo chí không chỉ là thông tin, mà có một chức năng khác, có một tầm khác trên tầm thông tin, đó là cảnh báo, phản biện thể hiện tính trí tuệ, tính chiến đấu báo chí trong thời đại mới. Trong điều kiện ngày nay, báo chí càng cần phải trở thành một kênh thông tin của nhân dân, một công cụ giám sát quyền lực nhà nước của nhân dân; vừa phát hiện và đóng vai trò phản biện khắc phục tính thụ động, tạo thông tin hai chiều góp phần tích cực vào công cuộc CCHC của đất nước.

1.3.4.4.Báo chí phải xác định viết vì công chúng.

Công chúng vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là chủ thể giám sát những thành quả đạt được từ công cuộc CCHC vì trên hết mục tiêu của CCHC là để phục vụ nhân dân tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, c ầ n tạo mọi

điều kiện để công chúng cùng tham gia vào quá trình truyền thông CCHC phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 36 - 37)