BÁO CHÍ HÀ NỘI VÀ VẤN ĐÈ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
2.2. BÁO CHÍ HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Trong khuôn khổ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát trên hai tờ báo: Hà Nội mới trực thuộc Thành ủy Hà Nội, báo Kinh tế & đô thị trực thuộc U B N D Thành phố Hà Nội để thấy được bao quát mối quan hệ giữa báo chí và công cuộc CCHC. Sở dĩ chúng tôi quyết định chọn hai báo này vì đây là hai tờ báo cùa Thủ đô Hà Nội, một báo đại diện cho tiếng nói của Đảng bộ và đại diện cho Chính quyên Thành phô Hà Nội để so
s á n h cách thức p h ả n ánh, thể hiện các nội dung CCHC có sự giống và khác nhau ra sao, ưu diêm và hạn chê của từng báo. Ọua khảo sát nội dung tin, bài
về CCH C trên hai tờ báo trong năm 2005, chúng tôi thống kê được sổ liệu sau: Thống kê tin, bài về CCHC trên báo Hà Nội mới, Kinh tế&đô thị 2005 Báo kháo sát Sô phát hành
trong năm
Sô tin, bài nội dung CCHC Tân suât phản ánh (bài/số) Hà Nội mới 355 154 0,43 ( 1 ,0 2 - c h i a t h e o K i n h tế & đ ô thị) Kinh tê&đô thị i 150 118 0,78
Qua số lượng tin, bài về lĩnh vực CCHC của hai báo cho thấy mức độ chuyển tải thông tin của báo Hà Nội mới là 0,43 tin, bài/1 số báo, ở báo Kinh tế&đô thị là 0,78 tin, bài/số báo. Như vậy, số lượng tin bài giữa hai báo về CCHC khá chênh lệch nhau. Con số trên chù yếu do chênh lệch số lượng kỳ xuất bản, báo Hà Nội mới ra hàng ngày, còn Kinh tể & đô thị ra tuần 3 số nên số lượng bài viết trên tổng sổ báo phát hành ở báo Hà Nội mới ít hơn. Tuy nhiên, nếu lấy sổ bài báo chia cho sổ đầu báo bằng báo Kinh tế & đô thị thì báo Hà Nội mới có tần suất tin, bài về CCHC là 1,02 bài/số báo, con số này là khá lớn.
Ngoài số lượng phát hành, một phần do các báo có số trang, chuyên mục khác nhau nên khi cùng phản ánh một vấn đề nhưng có báo có nhiều bài hon, phản ánh ở nhiều khía cạnh nội dung về CCHC. Ví dụ trong tháng 1/2005, phản ánh về triển khai chế độ lương mới, ở báo Kinh tế & đô thị chỉ đăng 02 tin, bài: thứ nhất là tin Thành p h ố triển khai thực hiện chế độ hrơng mới (Thời sự, 19/1/2005) và bài H ướng dẫn chi thực hiện lương m ới (Thời sự, 21/1/2005). T ro n e khi đó. ở báo Hà Nội mới cũng về nội dung này có đến 09 tin bài phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau: Ngày 3/1/2005, báo đăng 03 bài
Điều chinh lư ơ ng chậm, vì đâu? (Kinh tế); bài Phỏng vấn N gười dân n g h ĩ về cài cách tiền lương (Kinh tế) và thông tin Lương m ới đối với Cán bộ công nhân viên tro n g các đơn vị sự nghiệp nhà nước (Bạn cần biết, Kinh tế)\ tiếp dỏ tin Triển khai thực hiện chế độ tiền lương tới các Bộ, Ban, ngành liên quan (Trang nhất, 7/1/2005)] tin Phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương chuyên xêp lư ơng m ới đối với các thành viên trong công ty nước ngoài (Trang nhất, 8/1/2005)\ tin Chế độ, chính sách mới với cán bộ công chức p hư ờ n g thuộc quận L o n g Biên (Pháp luật, 10/1/2005)', bài Triển khai chế độ lươrìg mới đến các sở, ban, ngành, quận, huyện (Trang nhất, 19/1/2005), bài
xếp lương m ới cho cán bộ công chức, viên chức n h ư thê nào ( Kinh tế, 25/1/2005) và cuối cùng là phổ biến thông tin Lương m ới cho cán bộ địa p hư ơ n g (Bạn cần biết, 25/1/2005).
Nếu ở báo Kinh tế & đô thị chi có 02 tin, bài ở phần Thời sự thì Báo Hà Nội mới có đến 09 tin, bài, hình thức thể hiện phong phú từ: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, điều tra, thông tin văn bản chính sách mới trải đều ở các mục từ Thời sự, Kinh tế, Pháp luật, chuyên mục Bạn cần biết...
Mặt khác, trong quá trình khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy rằng công tác CCHC rất được chú trọng ở Thủ đô Hà Nội nên không chỉ khi thành phố ban hành C hương trình tổng thể CCHC TP Hà Nội giai đoạn 2001-2010 năm 2002 các báo mới nhập cuộc mà các nội dung về CCHC đã xuất hiện trên hai tờ báo này từ rất sớm. N hư vậy, từ số lượng tin bài, tần suất xuất hiện và thông qua quá trình phản ánh vấn đề CCHC trên hai báo chúng ta thấy rằng báo chí của Hà Nội đã rất quan tâm đến CCHC và có quá trình theo dõi, nắm bẩt, thể hiện khá lâu dài, thường xuyên về lĩnh vực này.
2.2.1.VÈ SÓ LƯỢNG, TIN BÀI CỦA HAI B ÁO THEO CHUYÊN
Truyền thông về CCHC, khảo sát trên hai báo cho thấy, thông tin về CCHC đã được các báo chú trọng, thể hiện ờ nhiều khía cạnh cuộc sống xã hội. Thông tin về công cuộc CCHC tưởng chừng chỉ nằm bó gọn ở mục Chính trị- Thời sự hay pháp luật, chính sách mới, tuy nhiên thực tế cho thấy tin bài về vấn đề CCHC xuất hiện ở hầu hết các chuyên trang, chuyên mục như ở báo Hà Nội mới: Chính trị- xã hội, X â y dựng Đáng, Kinh tế, Góc nhìn đô thị, Khoa học cóng nghệ, Pháp luật, X ây dựng- Đô thị, Quốc phòng, Giáo dục- Đào tạo, Văn hóa- Thể thao, Gia đình- X ã hội, Đối ngoại... Ở báo Kinh tê & đô thị là chuyên trang, chuyên mục Thời sự, X ã hội, Đô thị, Kinh tế, Quắc tế, Văn hóa- X ã hội, M ỗi ngày m ột chuyện, Chuyện từ p h ò n g tiếp dân...
Các vấn đề CCHC được phản ánh ở nhiều chuyên trang, chuyên mục khác nhau thể hiện tính đa dạng về nội dung phản ánh, tính sinh động trong hình thức chuyển tải và tính bao quát vẩn đề của lĩnh vực CCHC ở các mặt đời sống. Qua sự thể hiện phong phú này cũng chứng tỏ ràng cả hai tờ báo không chỉ quan tâm đến vấn đề truyền thông các nội dung CCHC đơn thuần mà còn biết sáng tạo, lồng ghép các vấn đề CCHC tưởng chừng khô khan len lỏi vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống khiến CCHC bớt xa lạ, dễ tiếp cận với các đối tượng độc giả.
Ở cách thể hiện vấn đề qua các chuyên mục khác nhau cũng cho thấy mức độ quan tâm đến vấn đề CCHC ở hai báo có sự khác nhau qua số lượng tin bài phân bổ trong các chuyên mục và được thể hiện ở số lượng các chuyên mục có phản ánh về CCHC.
Theo kết qủa khảo sát, trong tổng số các tin bài có nội dung liên quan Jen CCHC về mặt số lượng phần lớn tin, bài về CCHC ở báo Hà Nội mới nằm ở phần Chính trị- xã hội (48 tin, b à i ), Kinh tế (13 tin, bài), X ây dựng- Đô
MỤC
thị (17 tin, bài). Ở báo Kinh tế & đô thị các tin, bài chủ yểu lại tập trung ở mục Đô thị (55 tin, bài), Thời s ự (16 tin, bài), X ã hội (12 tin, bài)... số liệu này cho thấy rằng, mức độ tập trung tin bài ở các chuyên trang, chuyên mục khác nhau bởi mỗi báo có tôn chí, mục đích khác nhau nên lượng bài phản ánh sè tập trung vào các vấn đề trọng tâm của báo vì vậy báo Hà Nội mới có lượng tin bài tập trung nhiều nhất trong phần Chính trị- xã hội, ngược lại báo Kinh tế&đô thị lại có trọng tâm ở phần hoạt động hành chính và các công tác liên quan đến bộ máy đô thị.