VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỒI VỚI VÁN ĐỀ CCHC Báo chí tuycn truyền, quảng bá, cổ động, tổ chức quần chúng thực hiện chế độ,

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 30 - 34)

+ Triên khai thí điêm khoán chi hành chính.

1.3.2.VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỒI VỚI VÁN ĐỀ CCHC Báo chí tuycn truyền, quảng bá, cổ động, tổ chức quần chúng thực hiện chế độ,

Báo chí tuycn truyền, quảng bá, cổ động, tổ chức quần chúng thực hiện chế độ, chính sách về CCHC thực hiện chức năng giáo dục tư tưởng và định hướng dư luận xã hội. Đây là vai trò hết sức quan trọng của hoạt động báo chí. Qua tuyên truyền, quảng bá, cổ động và tổ chức quần chúng thực hiện các chính sách CCHC, báo chí góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc CCHC từ đó dẫn đến thái độ tự giác thực hiện.

“Với những đặc trưng cíưi mình, bảo chí có chức năng lực to lớn trong việc phản ánh sự vận động cùa đời song hiện thực, tác động vào đông đảo quần chủng

nhăm tạo nên định hướng x ã hội tích cực”. [54,76]

Báo chí quản lý và giám sát xã hội. Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, báo chí đóng vai trò trung gian giữa hai luồng thông tin, từ trên xuống và từ dưới lên nhằm “đảm bảo hoạt động quản lý xã hội giữa cơ quan quản lý và các to chức thực thi đạt hiệu quả và mục đích cần phải có thông tin hai chiểu thuận và ngitợc [54,84]. Với chức năng này, báo chí đã góp phần đăng tải, phổ biến, giải thích chính sách, đường lối của các cấp đến các ngành, các cấp, các tổ chức và nhân dân hiểu biết, nhận thức và hành động đúng hướng. Không chỉ đóng vai trò cầu nối thông tin hai chiều, báo chí còn tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện các đường lối, chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành bàng cách thông tin rộng rãi, công khai các văn bản lấy ý kiến đóng góp của của quần chúng để hoàn thiện đường lối, chính sách cho phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Trong chiều thông tin từ dưới lên, báo chí kịp thòi phản ánh, phân tích bám sát tình hình thực tế từ cơ sở để phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, cùng nhân dân đề xuất sáng kiến, kiến nghị và giải pháp cùng giải quyết các vấn đề chung, thực hiện “một nền báo chỉ có già ip h á p ” .

Báo chí cũng được Đảng ta coi là kênh giám sát cán bộ, đảng viên và toàn xã hội. Qua thực tiễn hoạt động, báo chí giúp phát hiện, phê phán các tồn tại, hạn chế,

những yếu kém trong hoạt động CCHC như phanh phui các trường họp cán bộ nhũng nhiễu dàn, các cơ quan, đơn vị chậm cải cách, hành dân... Nói tóm lại, với chức năng quản lý, giám sát xã hội, báo chí đã thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, kiểm soát, trao đổi kinh nghiệm, phản biện và dự báo các vấn đề chung của xã hội.

Quan điểm báo chí là tiếng nói của Đàng, của Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân là một đặc điểm nổi bật của báo chí nước ta. Với vai trò là diễn đàn của nhân dân, báo chí đã lôi cuốn được sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo quần chúng vào các hoạt động của mình dể người dàn phát biểu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, có những feedback về tác dụng của chính sách khi áp dụng vào thực tế cuộc sống nâng cao tính dân chủ và tính tự giác của quần chúng vào các công việc chung.

CCHC không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội và nó có mối liên quan mật thiết đến quyền lợi của mọi đối tượng trong xã hội. Vì vậy, để đưa được các nội dung CCHC đi vào cuộc sổng cần đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi CBCC và người dân nhận thức đúng về CCHC từ đó dần thay đổi thái độ, hành vi ứng xử khi thực hiện các công việc hành chính.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí-truyền thông là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện truyền thông CCHC. Mục đích của báo chí- truyền thông CCHC là đăng tải các thông tin, sự kiện về vấn đề này một cách chính xác, đầy đủ và khách quan nhất để lôi cuốn sự chú ý, gây ảnh hưởng tiến tới định hướng dư luận, đồng thời nâng cao nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của CBCC và người dân về các vấn đề hành chính.

Tiếng nói của báo chí -truyền thông có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của một chủ trương, chiến lược đặc biệt trong lĩnh vực khó khăn như CCHC. Horn thế nữa, thông tin về CCHC qua các phương tiện truyền

thông sẽ m ang tính phổ cập, đại chúng cao nhờ đó các đối tượng quần chúng dễ tiếp cận, dễ hiểu và cũng dễ tham gia đóng góp, bày tỏ ý kiến vào quá trình truyền thông.

Truyền thông về CCHC phải tuyên truyền được các nội dung :

Tuyên truyền được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền về vấn đề CCHC

Tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; quy chế công vụ và chế độ trách nhiệm của CBCC; kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong tố chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Tuyên truyền các mô hình, cơ chế CCHC đang được triển khai, thí điểm, các điển hình tiên tiến trong công cuộc CCHC ở Trung ương và địa phương.

Báo chí phải phát hiện và phân tích những bất cập trong lĩnh vực hành chính giúp cho các cơ quan quản lý kịp thời xử lý các vi phạm, điều chỉnh các VB Q PPL phù họp với thực tiễn.

Chỉ ra những cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt và chưa tốt công tác CCHC.

Phản ánh những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục trong quá trình thực hiện CCHC nhà nước.

Tạo điều kiện để người dân được tham gia vào quá trình truyền thông CCHC 1.3.3. CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG HÀNH CHÍNH

Trong chuyên đề: Đ ẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện 3 đề án cùa Thành uỳ về N âng cao hiệu quà kinh tế, Cài thiện m ôi trường xã hội và Cái cách hành chính [62] do Thành ủy Hà Nội tiến hành năm 2005 khi so sánh việc tiếp cận của công chúng thông qua các loại hình truyền thông khác nhau như báo in, truyền hình, truyền thanh, tờ rơi, đội ngũ cán bộ cơ sở, hội nghị đã cho thấy: báo in là loại hinh cung cấp lượng thông tin CCHC cho người

dân nhiều nhất: có đến 4/6 nội dung Đe án CCHC của Thành ủy được người dân biết đến với tỷ lệ >50%. Trong khi đó, với truyền hình chí có 2/6 nội dung cùa Đe án được người dân biết đến với tỷ lệ >50%. Tỷ lệ người dân biết đến các nội dung Đe án thông qua loại hình báo in đạt mức cao hơn so với truyền hình có thể lý giải được vì các nội dung CCHC mang tính chuyên môn sâu, cũng như các nội dung, nội hàm của CCHC phức tạp hơn nên việc truyền thông qua chừ viết sẽ có hiệu quả hơn qua truyền hình.

N hư vậy, trong các loại hình truyền thông thì báo in và truyền hỉnh là hai hình thức truyền thông hiệu quà nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là ở thủ đô Hà Nội, báo in và truyền hình là những loại hình truyền thông đại chúng người dân thường xuyên tiếp cận.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm đến vai trò của hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở trong việc tuyên truyền về CCHC. Mặc dù hệ thống loa trujen thanh cơ sở luôn trong tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, con người, thời lượng phát thanh hàng ngày không nhiều, nhưng có đến 30,1% số người được hỏi trong Chuyên đề trên cho biết đã tiếp cận với những thông tin về việc Thành phố thực hiện chế độ hành chính “một cửa” qua kênh này.

Báo in và truyền hình là những loại hình truyền thông mang lại lượng thông tin nhiều nhất cho nhân dân về các nội dung CCHC. Với Đề án CCHC: trong số 12 nội dung được hỏi, có đến 9 nội dung được nhân dân biết đến thông qua báo in và 7 nội dưng được biết đến thông qua truyền hình đạt tỷ lệ 50% trở lên. Trong khi đó số người trả lời biết đến nội dung chương trình hoạt động của Thành phố thông qua 4 loại hình khác không có loại hình thông tin nào đạt kết quả >50%. Điều này cho thấy, báo in và truyền hình tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc mang lại những thông tin về các chủ trương, chính sách của Thành phố đến với người dân. (Xem Bảng 0I-T rang3I)

Diêu này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của mồi loại hình: báo in có khà năng cung cấp nhiều thông tin, sử dụng được lâu dài đối với người đọc. Truyền hình tuy không có khả năng cung cấp thông tin nhiều, sâu và lâu dài nhưng do tác động thông qua thị giác, thính giác của người xem nên có khả năng gây ấn tượng mạnh hơn trong công tác truyền thông. Ngoài hai loại hình trên, việc thực hiện truyền thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở, qua hệ thống loa truyền thanh phường cũng được đánh giá là có hiệu quả.

Như vậy, có thê kết luận rằng, trong các loại hình truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 30 - 34)