VÁN ĐỀ TRUYỀN THÔNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 27)

+ Triên khai thí điêm khoán chi hành chính.

1.3.1. VÁN ĐỀ TRUYỀN THÔNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Khái niệm CCHC: "C CH C nói chung là m ột hành vi hành chính nhằm nâng cao hiệu suất hành chinh, cài biến chế độ và p h ư ơ n g p h á p hành chính cù, xây dựng chê độ và ph ư ơ n g ph á p hành chính m ới trong phạm vi quân lý hành chính của chính p h ù " [17,72]

Theo khái niệm này, CCHC được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, nó được dùng dể cải cách thể chế và cơ cấu hành chính của chính phủ, như vẫn thường hiểu cải cách bộ máy là CCHC. Do vậy, chức năng hành chính và cơ cấu hành chính là cái cái không thể tách rời; CCHC lấy bộ máy làm cơ sở; Theo nghĩa rộng thì C CH C được chỉ chung việc bộ máy hành chính của chính phủ cải cách các phương pháp, phương thức hành chính cũng như nguyên tắc hành chính trọng yếu trong cơ cấu thể chế hành chính

Khoảng hơn 30 năm gần đây, CCHC mới làm thành một phạm trù trong hành chính học để nghiên cứu, vì vậy những nghiên cứu lý luận về bản thân CCHC cũng như lý luận truyền thông hành chính gần như chưa có. Ở các nước tư bản, cuốn “Cải cách hành chính” của học giả Mỹ Kaienti viết năm 1969, cuốn “ C ơ học cài cách hành chính” do Chabiman và Gelonvvei viết năm 1980 được kể là những nghiên cứu về CCHC có hệ thống ra đời đầu tiên.

Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, CCHC vẫn chưa được coi là một phạm trù độc lập để nghiên cứu, song thực tế, từ cách mạng tháng 10 đến nay luôn có những cuộc cải cách thuộc về lĩnh vực hành chính chính phủ. Ở từng thời kỳ phát triển của các nước XHCN, đồng thời cũng có rất nhiều nghiên cứu ở nhữno góc độ khác nhau về thể chế và bộ máy chính phủ, về qúa trình vận hành của nó. Nhưng nhìn chung ở các nước tư bản cũng như các nước XHCN, các nghiên cứu về CCHC còn tản mạn, phần lớn các vấn đề còn phải

chừ xem xét. Vì vậy lý luận về truyền thông hành chính là một lĩnh vực mới, gần như chưa có tông kết.

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác truyền thông đối với công cuộc C C H C ở nước ta, ngay trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001- 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ- TTg ngày 17/9/2001 đã đặt truyền thông là một trong năm giải pháp chủ yếu đê thực hiện chương trình: “Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nham p h ô biến thông tin đến mọi CBC C và người dãn có nhận thức đúng đắn về cải cách nền hành chính nhà nước”.

Nhưng Ban chi đạo CCHC của Chính phủ nhận thấy sự thiếu tính đồng bộ trong tuyên truyền dẫn đến hiệu quả thấp trong truyền thông CCHC. Báo cáo số 189/BC-BNV ngày 24/1/2005 đã nêu rõ: “Sau 2 năm thực hiện Chương trình tong thế CCHC nhà nước, công tác tuyên truyền Chương trình vẫn chưa được tiến hành đồng bộ với các hoạt động C C H C chi đạo về tuyên tuyên truyền chưa đi vào trọng tăm, chủ trương về C C H C nhà nước mới chỉ nằm ở các cơ quan có trách nhiệm thực hiện, m ọi C BC C và người dân vân chua hiểu một cách đầy đủ”. Vì thế, Đe án về công tác tuyên truyền Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 được ra đời (Q uyết định sổ

178/2003/Q Đ -TTg ngày 3/9/2003) thể hiện đầy đủ, rõ ràng và thống nhất dường lối truyền thông về CCHC ở nước ta.

Việc truyền thông CCHC tại TP Hà Nội được thể hiện chính thức đầu tiên trong Quyết định số 34/2002/QĐ-UB ngày 04 tháng 03 năm 2002 về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình tổng thể C C H C thành p h ố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 trong đó “Đấy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chức và nhân dân về cải cách hành chỉnh” được đặt là một trong năm giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình.

Tiếp đó, tại Hướng dẫn sổ 07- HD/TG ngày 14/5/2004 về Hướng dẫn tuyên truyền triền khai 3 Đe án cùa Thành ủy về Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quà kinh tế và cải thiện môi trường x ã hội trong 2 năm 2004-2005,

Chương trình 04/CT-TƯ của Thành ủy ngày 10/5/2006 về Đ ấy mạnh CCHC, góp phần nâng cao hiệu lực chính quyền các cấp gia i đoạn 2006 - 2010 đều nhấn mạnh đến công tác truyền thông và chi đạo cụ thể các hình thức tuyên truyền CCHC.

v ề vấn đề CCHC, báo chí nước ta đã có sự quan tâm từ trước khi Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 được ban hành. Hiện nay, các phương tiện truyền thông chuyên về CCHC tại Việt Nam chỉ

website Cải cách hành chính nhà nước và tờ Thông tin Cải cách nền hành chính N hà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước của Bộ Nội vụ và xuất hiện không định kỳ trên các phương tiện truyền thông khác nhằm cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cơ quan chính quyền đến mọi CBCC và người dân.

Các đài phát thanh, truyền hình, báo in là những kênh chủ yếu trong việc tuyên truyền phản ánh, đóng góp vào quá trình triển khai thực hiện CCHC với nhiều hình thức chuyển tải phong phú. Đặc biệt, hệ thống báo chí nước ta còn thể hiện rõ chức năng giám sát qua việc phản ánh những tiêu cực, hạn chế trong bộ máy hành chính nhà nước và đội ngũ CBCC, những bất cập của những chính sách chưa phù họp với thực tế cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng CCHC.

Có thể nói rằng, báo chí Hà Nội và cả nước đã thể hiện vai trò tiên phong, tích cực và hiệu quà trong truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về CCHC đồng thời là kênh thông tin quan trọng giúp thực hiện CCHC hiệu quả, đúne hướng, thể hiện tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ trên mặt trận chính trị tư tưởng trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Báo chí Hà Nội với công cuộc cải cách hành chính ở thủ đô (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)