Tài chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Tài chính

Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với ngƣời quản lý và trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cũng là để nhằm tới mục đích nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Viện trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế. Mục tiêu quản lý tài chính của Viện trong thời gian tới bao gồm:

- Thiết lập cơ chế quản lý thu, chi có hiệu quả.

- Đa dạng hoá các nguồn thu nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của Viện. - Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, củng cố và tăng cƣờng cơ sở vật chất hiện có.

- Tăng cƣờng hiệu quả quản lý tài chính thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính của Viện.

Hiện nay, Viện đang nỗ lực cải cách bộ máy quản lý, nghiên cứu để phù hợp theo lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại NĐ115 của Chính phủ. Bên cạnh việc phải đảm bảo nhiệm vụ đƣợc giao, trong những năm tới để thực hiện tốt các mặt hoạt động của Viện, Viện đều phải dựa vào nguồn kinh phí ngân sách cấp cho

các dự án, đề tài đấu thầu đƣợc và nguồn kinh phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết là chủ yếu. Do đó xét về bản chất Viện sẽ phải vận hành theo cơ chế hạch toán thu chi nhƣ các doanh nghiệp, phải chủ động phát triển các hoạt động kinh doanh nhằm tạo nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, bên cạnh việc phải đẩy mạnh đầu tƣ, giám sát các khoản chi phí sao cho vừa mang lại hiệu quả kỹ thuật lại phải tính đến yếu tố mang lại lợi nhuận. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng và đảm bảo vị thế vai trò chủ đạo của một Viện nghiên cứu thủy sản cấp Quốc gia.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 82)