Cơ cấu chi của Viện NCNTTS1

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.2 Cơ cấu chi của Viện NCNTTS1

Bảng 2.6: Cơ cấu chi của Viện NCNTTS1 từ năm 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ BQ

% Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

1 Chi từ nguồn NSNN cấp 33,154 59 23,651 49 29,982 56 44,218 58 55

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với

năm trƣớc) -9,503 -29% 6,331 29% 14,236 47

1.1 Chi thực hiện các nhiệm vụ KHCN 11,286 34 12,689 54 13,335 44 22,068 50 1.2 Chi hoạt động thƣờng xuyên 4,297 13 4,879 21 5,180 17 6,186 14

1.3 Chi đầu tƣ XDCB 17,571 53 6,083 26 11,467 38 15,875 36

2 Chi Viện trợ, liên doanh liên kết 22,346 40 11,454 24 7,983 15 15,248 20 25

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với

năm trƣớc) -10,892 -49% -3,471 -30% 7,265 91

3

Chi các hoạt động sự nghiệp (hoạt động

SXKD) 1,069 2 13,517 28 15,862 29 17,006 22 20

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với

năm trƣớc) 12,448 126% 2,345 17% 1,144 7

Tổng cộng 56,569 100 48,622 100 53,827 100 76,472 100 100

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với

năm trƣớc) -7,947 -14 5,205 11 22,645 42

Trong cơ cấu các nguồn chi của Viện ta thấy cơ cấu nguồn chi ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn, bình quân trong 4 năm là 55% trong tổng nguồn chi của Viện. Năm 2008 chi 33.154 triệu đồng, chiếm 59%; năm 2009 chi 23.651 triệu đồng chiếm 49%; năm 2010 chi 29.982 triệu đồng, chiếm 56%; năm 2011 chi 44.218 triệu đồng đạt tỷ trọng 58% trên tổng cơ cấu chi của Viện. Chi từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trong 4 năm có sự biến động không đều, năm 2009 giảm 9.503 triệu đồng (giảm 29%) so với năm 2008, nguyên nhân là do năm 2009 một số dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản của Viện đã hoàn thành. Năm 2010 tăng 6.331 triệu đồng (tăng 29%) so với năm 2009, nguyên nhân cũng do năm 2010 Viện đƣợc cấp mới 3 dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản: Dự án nâng cấp Trạm nghiên cứu NTTS nƣớc lợ Quý Kim, Quy hoạch Phân Viện Bắc trung bộ, Dự án xây dựng Trung tâm chọn giống cá rô phi Quảng nam. Năm 2011 tăng 14.236 triệu đồng (tăng 47%) so với năm 2010, nguyên nhân chi NSNN năm 2011 tăng là do Viện đƣợc Bộ cấp kinh phí đầu tƣ mua mới trang thiết bị thí nghiệm cho phòng nghiên cứu Di truyền-chọn giống hơn 15 tỷ đồng. Trong cơ cấu chi NSNN ta thấy chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện không có sự chênh lệch đáng kể. Năm 2008 chi thực hiện các nhiệm vụ KHCN của Viện là 11.286 triệu đồng tƣơng ứng với 32 đề tài NCKH, chiếm 34% cơ cấu chi NSNN; năm 2009 chi 12.689 triệu đồng tƣơng ứng 31 đề tài NCKH, chiếm tỷ trọng là 54%; năm 2010 chi 13.335 triệu đồng tƣơng ứng 27 đề tài chiếm 44% tổng chi ngân sách; năm 2011 chi 22.068 triệu đồng tƣơng ứng với 23 đề tài chiếm 50% tổng chi NSNN. Chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 2008 là 17.571 triệu đồng (chiếm 53%) tổng chi ngân sách năm và nhiều hơn năm 2009 là 11.488 triệu đồng, nguyên nhân năm 2009 chi đầu tƣ xây dựng cơ bản ít bởi vì có một số dự án đầu tƣ xây dựng đã kết thúc. Năm 2010 chi đầu tƣ xây dựng lại tăng lên đạt 11.467 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 5.384 triệu đồng (tăng 88%). Năm 2011 đạt 15.875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36% tổng chi NSNN. Trong cơ cấu các khoản chi ngân sách của Viện thì cơ cấu chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, chiếm tỷ trọng bình quân cả 4 năm là 38% trong tổng nguồn chi ngân sách nhƣng biến động không đều qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ chi đầu tƣ cơ sở vật chất còn ở mức thấp, nguồn tài chính giành cho đầu tƣ chiều sâu trang thiết bị, tăng cƣờng cơ sở vật chất ở Viện còn chƣa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, chƣa có khoản đầu tƣ lớn từ nguồn kinh phí SXKD để thực hiện mục tiêu này. Trong những năm qua, chi thƣờng xuyên

của Viện tƣơng đối ổn định phù hợp với kế hoạch dự toán hàng năm. Chi hoạt động thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách của Viện.

Chi nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết cũng giảm, năm 2009 giảm 10.892 triệu đồng (giảm 49%) so với năm 2008; năm 2010 giảm 3.471 triệu đồng (giảm 30%) so với năm 2009. Nguyên nhân là do có một số dự án tài trợ đã kết thúc. Năm 2011 chi từ nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện là 15.248 triệu đồng tƣơng ứng 20% tổng chi toàn Viện. Tính bình quân chi từ nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện trong 4 năm qua chiếm tỷ trọng 25% tổng chi toàn Viện.

Chi các hoạt động SXKD thì tăng mạnh trong 4 năm qua, nó tƣơng ứng với nguồn thu SXKD. Năm 2009 chi từ SXKD là 13.517 triệu đồng, tăng 12.448 triệu đồng (tăng 126%) so với năm 2008; năm 2010 chi 15.862 triệu đồng, tăng 2.345 triệu đồng (tăng 17%) so với năm 2009. Năm 2011 chi 17.006 triệu đồng, tăng 1.144 triệu đồng (tăng 7%) so với năm 2010. Trung bình cả 4 năm, chi hoạt động SXKD của Viện chiếm 20% tổng chi các nguồn.

*Cơ cấu chi thường xuyên

Các hoạt động thƣờng xuyên của Viện đƣợc chi theo phƣơng thức khoán tƣơng ứng với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Chi hoạt động thƣờng xuyên gồm các khoản:

- Chi cho ngƣời lao động: Chi tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp lƣơng, làm đêm, thêm giờ, các khoản bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn

- Chi quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn: Chi điện, nƣớc, nhiên liệu, vệ sinh, môi trƣờng, thông tin liên lạc, công tác phí, thuê mƣớn, chi mua hàng hóa vật tƣ.

- Chi mua sắm , sửa chữa tài sản.

- Chi khác: Các khoản phí và lệ phí, bảo hiểm tài sản, hỗ trợ, chi cho tổ chức Đảng...

Bảng 2.7: Cơ cấu chi thƣờng xuyên của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

1 Chi cho ngƣời lao động 3,367 78.3 4,157 85.2 4,286 82.7 5,451 88.1

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) 791 23,5% 129 3% 1,165 27.2

2 Chi quản lý hành chính,chi nghiệp vụ chuyên

môn 642 15.0 509 10.4 649 12.5 562 9.1

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -133 -21% 140 27,5% -87 -13.4

3 Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản 259 6.0 167 3.4 199 3.8 98 1.6

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -93 -35% 32 19,5% -101 -50.8

4 Chi khác 29 0.7 46 0.9 46 0.9 75 1.2

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) 18 61,5% 0 0% 29 63.0

Tổng cộng 4,297 100 4,879 100 5,180 100 6,186 100

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy, trong những năm qua Viện đã có nhiều cố gắng nhằm tiết kiệm chi quản lý hành chính cũng nhƣ chi khác. Chi khác chỉ chiếm trung bình gần 1% trong tổng chi thƣờng xuyên của Viện. Chi quản lý hành chính cũng chỉ chiếm trung bình 12%. Chi cho ngƣời lao động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi thƣờng xuyên của Viện. Năm 2008 khoản chi cho ngƣời lao động là 3.367 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78,3%. Năm 2009 là 4.157 triệu đồng chiếm 85,2% tỷ trọng chi thƣờng xuyên và tăng hơn so với năm 2008 là 791 triệu đồng (tăng 23,5%). Năm 2010 chi lƣơng là 4.286 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,7% và tăng hơn so với năm 2009 là 129 triệu đồng (tăng 3%). Năm 2011 chi cho ngƣời lao động là 5.451 triệu đồng chiếm 88,1% tăng hơn so với năm 2010 là 1.165 triệu đồng (tăng 27,2%). Mức chi lƣơng cho ngƣời lao đồng có biến đổi tăng lên nhƣ vậy là do chính sách tăng mức lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc. Năm 2008 đến 4/2009 mức lƣơng tối thiểu là 540.000 đồng. Từ 1/5/2009 đến 1/5/2010 mức lƣơng tối thiểu là 650.000 đồng. Từ 1/5/2010 đến 30/4/2012 mức lƣơng tối thiểu là 830.000 đồng.

- Chi trả cho người lao động (tiền lương, tiền công).

Là nội dung nhạy cảm, tác động trực tiếp tới từng ngƣời lao động. Tiền lƣơng, tiền công là khoản thu nhập mà ngƣời lao động nhận đƣợc do kết quả lao động mang lại. Vì vậy nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất và chất lƣợng lao động.

Theo quy định tại khoản 4 điều 1 Nghị định 96 "Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm bảo đảm chi trả tiền lƣơng, tiền công không thấp hơn mức tiền lƣơng, tiền công theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lƣơng (nếu có) do Nhà nƣớc quy định đối với cán bộ, viên chức và ngƣời lao động tại các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc. Tùy thuộc vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị và năng lực, trình độ của ngƣời lao động, mức chi trả tiền lƣơng, tiền công thực tế có thể cao hơn mức Nhà nƣớc quy định. Tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận và đƣợc ghi trong hợp đồng, là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đƣợc tính vào chi phí hợp lý trƣớc thuế của tổ chức khoa học và công nghệ.”

Cơ chế quản lý tài chính tự chủ tạo ra quyền chủ động cho các Tổ chức KHCN đƣợc phép xây dựng kế hoạch và quỹ tiền lƣơng và phƣơng án chi trả tiền lƣơng theo kết quả hoạt động tài chính và kết quả lao động. Đây là bƣớc đột phá quan trọng nhằm khắc phục quy định cứng nhắc của hệ thống thang bảng lƣơng hành chính sự nghiệp.

Từ những lý do trên đây, để đảm bảo cho việc thực hiện thống nhất trong Viện, đồng thời vẫn phát huy quyền chủ động của các đơn vị khi thực hiện chính thức cơ chế

tự chủ tài chính vào năm 2012, Viện thống nhất quản lý tổng quỹ tiền lƣơng, tiền công (gọi tắt là quỹ tiền lƣơng) nhƣ sau:

+ Đối với trụ sở chính của Viện tại Đình Bảng thì những đối tƣợng đƣợc hƣởng lƣơng từ nguồn kinh phí thƣờng xuyên gồm: Ban Lãnh đạo Viện, toàn thể cán bộ công nhân viên thuộc các phòng chức năng (Văn phòng Viện, Tài chính kế toán, Kế hoạch khoa học, Thông tin hợp tác Quốc tế), Trƣởng, Phó các phòng chuyên môn.

+ Đối với các Trung tâm trực thuộc Viện, các đối tƣợng đƣợc hƣởng lƣơng từ nguồn kinh phí thƣờng xuyên gồm: Ban Lãnh đạo, Trƣởng, Phó các phòng ban của trung tâm.

Các đơn vị trong Viện căn cứ vào số nhân lực, quỹ tiền lƣơng đƣợc giao, chủ động xây dựng quỹ tiền lƣơng của đơn vị và xác định phƣơng án chi trả tiền lƣơng, tiền công cho ngƣời lao động dựa vào kết quả lao động và đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi. Nguồn thu của các đơn vị thuộc Viện quản lý cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi hoạt động thƣờng xuyên, đã góp một phần nhỏ để chi tiền lƣơng tăng thêm cho ngƣời lao động.

Mặt khác, với cơ chế cạnh tranh hiện nay đã gây áp lực cho Viện trong việc giữ ngƣời tài, trong thời gian qua có thực trạng các cán bộ có chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm thực tế tốt đã đầu quân cho các tổ chức quốc tế hoặc các doanh nghiệp thủy sản lớn chỉ vì cơ chế tiền lƣơng chƣa thực sự hấp dẫn để giữ họ ở lại, toàn tâm toàn ý với Viện. Có những đơn vị bên ngoài sẵn sàng trả tiền lƣơng gấp 3, gấp 5 lần thu nhập hiện tại mà Viện đang trả cho họ. Đó cũng là vƣớng mắc cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc chi trả thu nhập của Viện trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

- Chi quản lý hành chính và chi khác

Trong những năm qua, kinh phí giành cho quản lý hành chính và chi khác rất tiết kiệm. Chi phí quản lý hành chính chỉ chiếm trung bình 12%, chi khác chiếm trung bình 1%. Đây là một bƣớc tiến bộ vƣợt bậc của Viện so với những năm trƣớc.Cơ chế quản lý tài chính tự chủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Viện chủ động xây dựng các định mức chi quản lý hành chính tùy vào đặc điểm và điều kiện đơn vị trong phạm vi nguồn tài chính cho phép. Để tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy quyền tự chủ của mình, nhằm tiết kiệm chi quản lý hành chính. Trong đó, khuyến khích các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính (các nội dung nhƣ: vật tƣ văn phòng, thông tin liên lạc, chi dịch vụ công cộng...). Mức khoán do thủ trƣởng đơn vị tự quy định trong phạm vi nguồn tài chính đƣợc sử dụng. Kết quả thật khả quan, trong 4 năm qua Viện đã tiết kiệm đƣợc gần 4 tỷ đồng từ nguồn kinh phí thƣờng xuyên. Phần kinh phí tiết kiệm

đƣợc một phần giành để chi bổ sung tiền lƣơng tăng thêm cho ngƣời lao động, một phần để trích lập quỹ. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.8: Kết quả tiết kiệm chi thƣờng xuyên của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu Kinh phí

cấp Kinh phí đã sử dụng Kinh phí tiết kiệm Tỷ lệ % Số dư ĐK 1,527

2008 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên 5,136 4,297 839 16% 2009 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên 5,632 4,879 753 13% 2010 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên 5,735 5,180 555 10% 2011 Nguồn kinh phí thƣờng xuyên 6,275 6,186 89 1,5%

Tổng cộng 22,778 20,542 2,236 10%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Viện NCNTTS1 từ năm 2008 – 2011)

Nghị định 115 ra đời là cơ sở pháp lý hƣớng dẫn Viện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, do đó Viện đã chủ động trong việc xây dựng các tiêu chuẩn định mức chi, mức khoán trong quản lý hành chính, năm 2008 Viện đã tiết kiệm đƣợc 839 triệu đồng tƣơng ứng 16% kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Năm 2009 Viện tiết kiệm đƣợc 753 triệu đồng tƣơng ứng 13%; năm 2010 tiết kiệm đƣợc 555 triệu đồng tƣơng ứng 10%. Năm 2011 tiết kiệm đƣợc 89 triệu đồng tƣơng ứng 1,5%. Tổng kinh phí tiết kiệm đƣợc trong 4 năm qua là 2.236 triệu đồng cộng với phần kinh phí tiết kiệm đƣợc của năm 2006 và 2007 là 1.527 triệu đồng, tổng cộng kinh phí tiết kiệm từ nguồn chi hoạt động thƣờng xuyên của Viện là 3.763 triệu đồng. Đây là con số đáng kể đối với một đơn vị mới bắt đầu thực hiện chế độ tự chủ tài chính. Viện cần khuyến khích các đơn vị tiếp tục phát huy tinh thần tiết kiệm chống lãng phí để đạt đƣợc kết quả cao hơn.

* Cơ cấu chi viện trợ, liên doanh, liên kết

Cơ cấu chi viện trợ, liên doanh liên kết của Viện NCNTTS1 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu chi viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện NCNTTS1 năm 2008-2009

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I Chi nguồn viện trợ chính thức ODA 8,003 36 3,311 29 4,316 54 9,323 61

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -4,692 -59 1,005 30 5,007 116

1 Dự án NORAD 2,871 0 0 0

2 Dự án FIBOZOPA 5,132 1,679 2,871 7,770

3 Dự án SEC 1,632 1,146 668

4 Dự án cẩm Khê - Phú Thọ 299 885

II Chi nguồn liên doanh, liên kết 14,343 64 8,143 71 3,666 46 5,925 39

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -6,200 -43 -4,477 -55 2,259 62

Tổng cộng 22,346 100 11,454 100 7,982 100 15,248 100

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -10,892 -49 -3,472 -30 7,266 91

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn chi viện trợ, liên doanh, liên kết giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008 tổng chi viện trợ là 22.346 triệu đồng, năm 2009 tổng chi viện trợ là 11.454 triệu đồng, giảm 10.892 triệu đồng tƣơng ứng 49%. Năm 2010 tổng chi viện trợ là 7.982 triệu đồng giảm đi so với năm 2009 là 3.472 triệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)