Cơ cấu các nguồn thu của Viện NCNTTS1

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2. Cơ cấu các nguồn thu của Viện NCNTTS1

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I trải qua một quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một Viện nghiên cứu đa chức năng về lĩnh vực nghiên cứu – khuyến ngƣ – đào tạo trong nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì vậy nhu cầu về tài chính rất lớn. Viện đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các Bộ, Ngành, việc đầu tƣ cũng đƣợc tăng lên. Hàng năm, ngân sách nhà nƣớc cấp cho Viện theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và các đề tài dự án nghiên cứu khoa học, các chƣơng trình mục tiêu, nhiệm vụ đột xuất. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu của Viện. Bên cạnh đó, Viện đã chủ động quan hệ hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài ký kết các dự án tài trợ, liên doanh liên kết để bổ sung thêm nguồn vốn cho Viện trong khi ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp.

Bảng 2.2: Nguồn tài chính của Viện NCNTTS1 năm 2008 - 2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 Nguồn kinh phí NSNN cấp 35,762 59% 26,074 46% 30,618 52% 45,194 58%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trước) -9,688 -30% 4,544 17,4% 14,576

47,6 %

2 Nguồn Viện trợ, liên doanh liên kết 23,445 39% 16,311 29% 12,385 21% 14,772 19%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trước) -7,134 -30% -3,926 -24% 2,387 19%

3 Nguồn thu từ các hoạt động SXKD 1,250 2% 14,248 25% 16,384 28% 17,623 23%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trước) 12,998 140% 2,136 15% 1,239 8%

Tổng cộng 60,457 100% 56,633 100% 59,387 100% 77,589

100 %

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trước) -3,824 -9% 2,754 5% 18,202 31%

Qua bảng trên ta thấy, các nguồn thu của Viện NCNTTS1 có sự tăng, giảm biến động qua các năm. Nguồn tài chính năm 2009 giảm 3.824 triệu đồng (giảm 9%) so với năm 2008 trong đó nguồn ngân sách nhà nƣớc giảm 9.688 triệu đồng (giảm 30%); nguồn kinh phí viện trợ, liên doanh liên kết giảm 7.134 triệu đồng (giảm 30%) so với năm 2008. Ngƣợc lại, nguồn kinh phí từ các hoạt động SXDV lại tăng đáng kể, tăng 12.998 triệu đồng (tăng 140%) so với năm 2008. Nguồn tài chính năm 2010 tăng 2.754 triệu đồng (tăng 5%) so với năm 2009. Trong đó nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp tăng 4.544 triệu đồng (tăng 17,4%); Nguồn viện trợ, liên doanh liên kết vẫn giảm 3.926 triệu đồng (giảm 24%) so với năm 2009. Nguồn thu từ các hoạt động SXKD vẫn tiếp tục tăng, tăng 2.136 triệu đồng ( tăng 15%) so với năm 2009. Nguồn tài chính năm 2011 tăng 18.202 triệu đồng (tăng 31%) so với năm 2010. Trong đó nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp tăng 14.576 triệu đồng, tƣơng ứng 47,6%; Nguồn kinh phí viện trợ, liên doanh liên kết tăng 2.387 triệu đồng, tƣơng ứng 19%; Nguồn kinh phí từ các hoạt động SXKD tăng 1.239 triệu đồng, tƣơng ứng 8% so với năm 2010.

Trong cơ cấu nguồn tài chính, nguồn ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng trung bình 54% trong tổng số nguồn kinh phí của Viện, nó giữ vai trò quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu và đầu tƣ xây dựng cơ bản, đầu tƣ trang thiết bị thí nghiệm, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm mới…Trƣớc yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng nghiên cứu, tạo giống, lãnh đạo Viện đã xây dựng nhiều dự án xây dựng cơ sở vật chất để Viện và các phân viện có đƣợc những trung tâm nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả đạt chuẩn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu về các giống thủy sản trong nƣớc hiện nay.

Nguồn kinh phí viện trợ, liên doanh, liên kết chiếm tỷ trọng trung bình 27% tổng số nguồn kinh phí của Viện, có thể nói đây là sự nỗ lực vô cùng của Ban Lãnh đạo Viện. Ban lãnh đạo Viện đã không ngừng cố gắng tìm tòi, hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài để ký kết dự án, tìm nguồn về cho Viện hoạt động.

Ngoài hai nguồn tài chính quan trọng trên thì nguồn kinh phí hoạt động SXKD cũng là một nguồn quan trọng. Nguồn thu này đã không ngừng gia tăng từ năm 2008 đến năm 2011. Tỷ trọng nguồn thu này trong cơ cấu nguồn thu của Viện hiện nay vẫn còn thấp (dƣới 20%). Đây là một trong những nguồn thu quan trọng khi Viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 115 của Chính Phủ. Do vậy, Viện cũng

cần có những chính sách mở rộng hoạt động SXKD để tăng khoản thu này trong các năm tới.

* Nguồn ngân sách nhà nước cấp

Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp luôn là nguồn vốn quan trọng nhất đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiến lƣợc phát triển ngành thủy sản cũng đặt ra mục tiêu tăng cƣờng nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu các đề tài khoa học về thủy sản, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách nhà nƣớc cho phát triển ngành thủy sản, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực.

Trong xu hƣớng chi cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ thủy sản, nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp cho Viện dựa vào dự toán các đề tài nghiên cứu khoa học đã đƣợc duyệt, kinh phí hoạt động thƣờng xuyên tƣơng ứng với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản của các dự án, đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011

Đơn vị : triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN 12,252 34% 14,011 54% 13,416 44% 23,043 51%

Tăng giảm qua các năm 1,759 14% -595 -4% 9,627 71%

2

Kinh phí cấp cho hoạt động thƣờng xuyên 5,136 14% 5,632 22% 5,735 19% 6,275 14%

Tăng giảm qua các năm 496 10% 103 2% 540 9,5%

3

Kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản 18,374 51% 6,429 25% 11,467 37% 15,876 35%

Tăng giảm qua các năm -11,945 -35% 5,038 78% 4,409 38,5%

TỔNG CỘNG 35,762 100% 26,072 100% 30,618 100% 45,194 100%

Qua số liệu trên ta thấy, tỷ trọng ngân sách cấp chi tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ KHCN đa số các năm đều cao. Năm 2008 đạt 12.252 triệu đồng, chiếm 34% trên tổng số vốn ngân sách nhà nƣớc cấp trong năm. Năm 2008 Viện có 32 đề tài, gồm 02 đề tài cấp nhà nƣớc, 16 đề tài cấp bộ, 07 đề tài cấp cơ sở, 07 đề tài thuộc chƣơng trình KHCN trọng điểm cấp nhà nƣớc. Năm 2009 vốn ngân sách cấp cho 31 đề tài tƣơng ứng với 14.011 triệu đồng , chiếm 54% tỷ trọng vốn ngân sách nhà nƣớc. Năm 2010 ngân sách cấp cho 27 đề tài là 13.416 triệu đồng, chiếm 44% tỷ trọng vốn ngân sách nhà nƣớc. Qua đó ta thấy Ban Lãnh đạo và CBCNV Viện rất tích cực, chủ động trong việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu, tuyển chọn, thẩm định và phê duyệt thuyết minh đề tài, dự án để tham gia đấu thầu. Năm 2011 Viện đƣợc cấp 23.043 triệu đồng tƣơng ứng với ... đề tài, chiếm 51% tỷ lệ vốn ngân sách.

Hàng năm Bộ chủ quản cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên cho Viện theo hình thức khoán theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Năm 2008 Viện đƣợc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên là 5.136 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14% vốn ngân sách; Năm 2009 cấp 5.632 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22% vốn ngân sách. Năm 2010 là 5.735 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19% vốn ngân sách. Năm 2011 là 6.275 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14% vốn ngân sách. Nguồn kinh phí thƣờng xuyên có sự gia tăng nhƣ vậy là do nhà nƣớc tăng mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động trong các năm, tính từ năm 2008 đến 2011, mức lƣơng tối thiểu đƣợc tăng từ mức 540.000 đồng lên 650.000 đồng lên 830.000 đồng.

Kinh phí đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 2008 chiếm 51% tổng nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp tƣơng ứng 18.374 triệu đồng; năm 2009 chỉ tiêu này chỉ đạt 6.249 triệu đồng (giảm 35%) so với năm 2008, năm 2010 đạt 11.467 triệu đồng tăng 5.038 triệu đồng (tăng 78%) so với năm 2009. Đó là do năm 2008 Viện thực hiện đầu tƣ xây dựng các hạng mục: Trung Tâm Quốc gia giống hải sản Miền Bắc; Trung tâm nghiên cứu các đối tƣợng thủy sản nƣớc lạnh , Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm tôm sú bố mẹ sạch bệnh tại Ninh Thuận. Và năm 2009, 2010 Viện đã hoàn thành hạng mục Trung Tâm Quốc gia giống hải sản Miền Bắc (đây là dự án đầu tƣ xây dựng với quy mô lớn với tổng số vốn phê duyệt là 89,2 tỷ đồng) công trình này đã đi vào hoạt động. Trong năm 2009, 2010 Viện chỉ tiến hành đầu tƣ xây dựng một số dự án có quy mô nhỏ hơn và mới trong giai đoạn khởi công. Năm 2011 kinh phí cấp cho đầu tƣ xây dựng cơ bản là 15.876 triệu đồng, tƣơng ứng 35% tổng vốn ngân sách, tăng 4.409 triệu đồng so với

năm 2010. Việc cơ sở vật chất của Viện và các Trung tâm, Phân viện đƣợc xây dựng, trang bị mới là điều kiện quan trọng để phục vụ các mặt hoạt động của Viện, tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển khoa học kỹ thuật ngành thủy sản trong phạm vi nghiên cứu ứng dụng và dần khẳng định bƣớc phát triển đi lên của Viện.

* Nguồn kinh phí viện trợ, liên doanh, liên kết

Nguồn kinh phí viện trợ, liên doanh, liên kết cũng là một trong những nguồn tài chính quan trọng đối với Viện. Dựa trên mối quan hệ hợp tác Quốc tế đã lâu, từ năm 1994 Viện đã bắt đầu ký kết đƣợc các dự án Quốc tế, tính đến thời điểm năm 2007, nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện đã lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong 3 năm qua, ngoài những đề tài khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ và nhiệm vụ khoa học thƣờng xuyên do Bộ Nông nghiệp và PTNT phân công, cán bộ khoa học của Viện đã có các cơ hội xây dựng, khai thác một số dự án nghiên cứu, phát triển từ các đối tác, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Viện đã và đang triển khai các dự án nghiên cứu, phát triển từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn do các tổ chức quốc tế tài trợ nhƣ: DANIDA, Liên hiệp châu Âu (EU), FAO, sứ quán Phần Lan, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), AIDA, ACIAR, tổ chức phát triển của Úc (AusAID)... trong các lĩnh vực xây dựng năng lực nghiên cứu, đào tạo, khuyến ngƣ, phát triển công nghệ, điều tra đánh giá tác động của chính sách đối với nuôi trồng thuỷ sản, nguồn lợi và thuỷ sản hồ chứa, nuôi cá quy mô gia đình trong ao, chọn giống cá và phát triển nhuyễn thể, nuôi cá nƣớc lạnh, tổ chức sản xuất... Nhiều kết quả của các dự án này đã đƣợc ứng dụng, mở rộng và đƣa vào sản xuất một cách hiệu quả. Nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Nguồn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện NCNTTS1 năm 2008-2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I Nguồn viện trợ chính thức ODA 8,003 34% 5,353 33% 8,239 67% 8,655 59%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -2,650 -33% 2,886 54% 416 5%

1 Dự án NORAD 2,871 0 0 0

2 Dự án FIBOZOPA 5,132 3,620 5,624 7,770

3 Dự án SEC 1,733 1,815 0

4 Dự án Cẩm Khê - Phú Thọ 800 885

II Nguồn viện trợ phi chính phủ 15,442 66% 10,958 67% 4,146 33% 6,117 41%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -4,484 -29% -6,812 -62% 1,971 47%

TỔNG CỘNG 23,445 100% 16,311 100% 12,385 100% 14,772 100%

Tăng giảm qua các năm (năm sau so với năm trƣớc) -7,134 -30 -3,926 -24 2,387 19

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn viện trợ của Viện có giảm dần từ năm 2008 đến năm 2011; Năm 2008 tổng nguồn vốn viện trợ, liên doanh, liên kết của Viện đạt 23.445 triệu đồng; năm 2009 tổng nguồn viện trợ của Viện đạt 16.311 triệu đồng, giảm 7.134 triệu đồng tƣơng ứng 30% so với năm 2008; năm 2010 đạt 12.385 triệu đồng giảm 3.926 triệu đồng tƣơng ứng 24% so với năm 2009; năm 2011 đạt 14.772 triệu đồng, tăng 2.387 triệu đồng tƣơng ứng 19% so với năm 2010.

Về cơ cấu nguồn viện trợ, liên doanh liên kết ta thấy nguồn viện trợ chính thức ODA của Viện năm 2008 là 8.003 triệu đồng tƣơng ứng 34% tổng nguồn viện trợ, năm 2009 là 5.353 triệu đồng tƣơng ứng 33%, năm 2010 là 8.239 triệu đồng tƣơng ứng 67%, năm 2011 là 8.655 triệu đồng tƣơng ứng 59% tổng số vốn viện trợ. Tính trung bình cả 4 năm thì nguồn viện trợ chính thức ODA chỉ đạt 48% tổng nguồn viện trợ, liên doanh liên kết. Nguồn liên doanh, liên kết của Viện là nguồn kinh phí do các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho Viện thông qua các dự án nghiên cứu khoa học mà Viện ký kết trực tiếp với các tổ chức phi chính phủ, không qua con đƣờng viện trợ chính thức. Năm 2008 nguồn này đạt đƣợc 15.442 triệu đồng tƣơng ứng 66%, năm 2009 đạt 10.958 triệu đồng tƣơng ứng 67%, năm 2010 đạt 4.146 triệu đồng tƣơng ứng 33%, năm 2011 đạt 6.117 triệu đồng tƣơng ứng 41% tổng vốn tài trợ, liên doanh, liên kết. Tính trung bình cả 4 năm thì nguồn liên doanh, liên kết đạt 52% tổng nguồn viện trợ.

Từ số liệu đã phân tích ở trên ta thấy rằng nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho Viện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn viện trợ. Có thể nói rằng nguồn kinh phí này rất quan trọng cho mọi hoạt động nghiên cứu của Viện. Do đó Viện cần tích cực, chủ động tìm đối tác, lập dự án để ký kết tăng thêm nguồn thu này. Nguyên nhân nguồn kinh phí viện trợ giảm trong 4 năm qua là do một số dự án đã kết thúc nhƣ dự án NORAD do Chính Phủ Nauy tài trợ, dự án CARD05 do tổ chức Hỗ trợ phát triển của Úc (AusAID) tài trợ và một số dự án khác.

Từ năm 1994 đến nay, Viện đã phối hợp với Học Viện Công nghệ Châu Á Thái Lan, Đại học Thuỷ sản Nha Trang, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội đào tạo đại học và cao học trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, và hiện nay khi dự án quốc tế cho chƣơng trình đào tạo đại học đã chấm dứt, nhƣng chƣơng trình đào tạo cao học vẫn đƣợc tiếp tục thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. Trong khuôn khổ của dự án tổ chức phát triển quốc tế của Thụy Điển (SIDA), Viện cũng đã giúp đỡ các địa phƣơng triển khai dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản quy mô

nông hộ tại một số tỉnh miền núi nhƣ Lạng Sơn, Cao Bằng và Bắc Giang (giai đoạn 2007-2012)…Viện đã phối hợp với trung tâm chọn giống của Viện AKQUFORIC (AFCG) và sở Thuỷ sản Quảng Nam đang lập công ty chọn giống cá trong đó cá rô phi làm chủ lực. Viện phối hợp với công ty chọn giống tôm MOANA (MOANA) của Mỹ triển khai dự án sản xuất tôm sú giống có chất lƣợng ở Ninh Thuận trong giai đoạn 2007-2012. Bên cạnh đó, Viện còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, thu hút nhiều nhà khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc tham gia. Các cuộc hội thảo đó làm tăng thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho hoạt động nghiên cứu của Viện, góp phần làm cho Viện trở thành tổ chức khoa học, kỹ thuật đầu nghành về lĩnh vực thủy sản.

Từ sau Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học, việc xét duyệt đề cƣơng nghiên cứu, nghiệm thu kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học trong Viện đã nâng cao chất lƣợng, bám sát phƣơng châm: Chất lƣợng - Hiệu quả - ứng dụng, đƣa công tác nghiên cứu khoa học của Viện phát triển lên một tầm cao mới, đây cũng là một trong những biện pháp nhằm trang bị thêm kiến thức và tƣ liệu để triển khai các

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)