6. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Những hạn chế
* Về cơ chế tài chính
- Chƣa tạo đƣợc cơ chế tăng nguồn thu cho Viện nên nguồn kinh phí hàng năm của Viện còn thấp. Đối với một Viện nghiên cứu thì hoạt động KHCN là hoạt động chủ yếu có tính sống còn, tuy nhiên nguồn kinh phí của hoạt động này chƣa cao, mỗi năm chỉ khoảng 34,4 tỷ đồng, không đủ đáp ứng cho việc nghiên cứu và chi trả tiền lƣơng cho cán bộ CNV khi nhà nƣớc cắt kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Nguồn kinh phí liên doanh, liên kết tính trung bình khoảng 16,7 tỷ đồng mỗi năm, chiếm tỷ trọng 27%. Nguồn kinh phí từ hoạt động SXKD dịch vụ còn rất khiêm tốn, trung bình mỗi năm là 12,4 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 19,5% tổng nguồn vốn của Viện. Điều đó
cho thấy Viện chƣa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ công chức, viên chức, các nghiên cứu sinh, các chuyên gia cũng nhƣ tận dụng các trang thiết bị hiện có. Việc khai thác các nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc còn nhiều bất cập, chƣa có kế hoạch, chiến lƣợc khai thác và hƣớng sử dụng các nguồn này một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí còn cao hầu nhƣ thu đƣợc bao nhiêu, chi bấy nhiêu, chƣa tiết kiệm đƣợc nhiều để trích lập quỹ. Do đó, chi tiêu từ quỹ này dùng để đầu tƣ xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, thiết bị nghiên cứu, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cũng nhƣ việc nâng cao thu nhập cho cán bộ CNV còn hạn chế.
- Chi trả thu nhập cho ngƣời lao động chƣa hợp lý. Ngoài việc chi trả tiền lƣơng, tiền công lao động theo quy định của Nhà nƣớc (lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định nhân với hệ số lƣơng cấp bậc và các hệ số phụ cấp khác), Viện đang thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm đồng đều, chƣa áp dụng chi theo bằng cấp, khả năng làm việc, mức độ cống hiến.
- Quản lý các Trung tâm thuộc Viện vẫn chƣa đƣợc tốt, Viện mới tạo cơ chế khuyến khích cho các Trung tâm phát triển nhƣng cơ chế đóng góp thì chƣa hợp lý. Viện chƣa có cơ chế giao cho Giám đốc các Trung tâm trực thuộc phải trích khấu hao TSCĐ để tái đầu tƣ dẫn đến tình trạng khi kết thúc nhiệm kỳ thì tài sản đã hƣ hỏng và không có nguồn để sửa chữa hay mua mới.
* Về công tác quản lý tài chính, tài sản - Về quản lý tài chính:
+ Việc giao Chủ nhiệm đề tài cho cán bộ sắp nghỉ hƣu gây khó khăn cho việc quản lý tài chính. Thƣờng thì sau khi đề tài kết thúc một đến hai năm mới có Kiểm toán hay Thanh tra đến làm việc, những khoản chi của đề tài không đƣợc chấp nhận quyết toán phải nộp trả NSNN thì việc thu hồi kinh phí này rất khó khăn cho bộ phận kế toán khi Chủ nhiệm đề tài đã nghỉ hƣu.
+ Tạm ứng kinh phí: Đối với các đề tài, dự án triển khai tại các phòng ban tại trụ sở chính của Viện thì việc áp dụng quy định về tạm ứng kinh phí hoạt động đã phù hợp. Các khoản tạm ứng cho các đối tƣợng thực hiện trong vòng 01 tháng sau khi kết thúc công việc phải hoàn ứng. Trong trƣờng hợp cùng một hoạt động hoặc cùng một nội dung công việc thì việc cho tạm ứng kinh phí lần sau chỉ thực hiện khi số tạm ứng
lần trƣớc đó đƣợc thanh toán trên 70% . Tuy nhiên quy định này chƣa phù hợp đối với các đề tài triển khai tại các Trung tâm trực thuộc Viện. Các đề tài thƣờng tạm ứng kinh phí vào đầu năm khoảng 50-60% tổng kinh phí năm của đề tài nhƣng phải sang tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm mới bắt đầu hoàn ứng, dẫn đến việc nợ tạm ứng của Viện với Kho bạc rất lớn. Việc nợ đọng này dẫn đến hậu quả bị Kho bạc cho dừng các khoản tạm ứng khác (mặc dù đó là những khoản tạm ứng lần đầu của đề tài mới), điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc triển khai thí nghiệm của những đề tài mới này vì không có kinh phí để hoạt động.
+ Viện chƣa có chế tài thƣởng, phạt đối với các Chủ nhiệm đề tài khi thanh quyết toán chậm, chƣa kịp tiến độ. Do đó, hàng năm đến hết quý ba mới giải ngân đƣợc 40-50% kinh phí, dẫn đến tình trạng thanh toán dồn dập vào cuối năm gây quá tải cho kế toán, việc giám sát chi tiêu không đƣợc chặt chẽ dẫn đến sai sót không đáng có.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện đã có những mẫu thống nhất để giúp cho cán bộ CNV khi thanh toán nhƣng còn thiếu một số mẫu nhƣ “Hợp đồng kinh tế”, “Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm ngoài giờ”, “Mẫu hồ sơ đấu thầu mua sắm hàng hóa”, gây tình trạng lúng túng cho ngƣời thanh toán, vì vậy những chứng từ kế toán của một số mục chi trên chƣa thống nhất, mỗi đề tài một kiểu. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ còn còn áp dụng một số văn bản lỗi thời, ví dụ nhƣ Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính Phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng đã đƣợc thay thế bằng Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng và cả hai Nghị định này đều bãi bỏ thay bằng Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Nhƣng đến thời điểm này trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện vẫn áp dụng Nghị định 111.
- Về quản lý tài sản: Hầu hết mọi tài sản của Viện đƣợc đầu tƣ, mua sắm hợp lý, sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên còn hai điểm hạn chế trong việc quản lý và đầu tƣ tài sản nhƣ sau:
+ Đầu tƣ xây dựng, mua sắm còn dàn trải, không quản lý sát sao dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp. Một số tài sản khi mua sắm chƣa đƣợc đồng bộ dẫn đến không sử dụng đƣợc gây lãng phí ngân sách.
+ Viện chƣa thanh lý kịp thời những tài sản đã hết thời gian sử dụng và đã hƣ hỏng dẫn đến tình trạng thiếu kho để bảo quản những tài sản này và gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi.
* Về công tác tổ chức hạch toán kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán cũng nhƣ việc phân công công việc cho kế toán tuy đã hợp lý nhƣng còn hai vấn đề chƣa tốt đó là:
+ Phòng Kế toán tại Viện mới chỉ có Trƣởng phòng nhƣng còn thiếu một ngƣời làm Phó Trƣởng phòng, do đó khi Trƣởng phòng đi công tác hay nghỉ thai sản, ốm đau...thì công việc bị đình trệ không có ngƣời giải quyết công việc kịp thời.
+ Việc hay thay ngƣời làm kế toán tại các các Trung tâm dẫn tới việc chậm chễ thanh quyết toán và chậm nộp báo cáo quyết toán, ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành báo cáo tài chính của toàn Viện.
- Kế toán đôi khi còn chƣa cập nhật văn bản tài chính một cách kịp thời, còn áp dụng văn bản cũ vào công việc thanh quyết toán nhƣ đã nêu ở trên.
- Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán mới chỉ làm khá tốt công việc kế toán tài chính nhƣng chƣa làm đƣợc công việc của kế toán quản trị, đó là cung cấp thông tin, tham mƣu tài chính cho Lãnh đạo Viện. Trong nền kinh tế thị trƣờng, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của nguời quản lý. Đội ngũ tài chính kế toán của Viện mới chỉ cung cấp đƣợc thông tin thực hiện về những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra. Đây chỉ là những thông tin kế toán thuần túy, đƣợc thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong khi đó, Ban Lãnh đạo Viện cần những thông tin kế toán cho việc lựa chọn phƣơng án, đề án trong tƣơng lai. Thông tin đƣợc thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý. Thông tin đó thƣờng không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu thì kế toán còn phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác nhƣ thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin để cung cấp cho lãnh đạo Viện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2, luận văn đã tổng hợp, phân tích đƣợc số liệu nguồn thu, cơ cấu thu, nguồn chi, cơ cấu chi từ năm 2008-2011 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đồng thời nêu lên đƣợc thực trạng công tác quản lý tài chính, tài sản, thực trạng công tác kế toán – tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Viện. Từ đó nêu ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế cần đƣợc giải quyết trong công tác quản lý tài chính của Viện. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I sẽ đƣợc trình bày cụ thể tại chƣơng 3.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN I