Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp III (Phân Viện,

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 69)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.5.3Cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị dự toán cấp III (Phân Viện,

Trung tâm thuộc Viện)

Để có thể quản lý hiệu quả và phát huy đƣợc nội lực của các đơn vị cấp dƣới, Viện đã mạnh dạn thay đổi cơ chế quản lý, cụ thể nhƣ sau:

- Phân quyền và trách nhiệm cho các đơn vị cấp dƣới: Viện đã tiến hành phân cấp quản lý CBCNV cho các đơn vị trực thuộc. Lãnh đạo Viện trực tiếp quản lý đối tƣợng: Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị và cán bộ có trình độ Tiến sĩ trở lên. Còn lại phân cấp cho các đơn vị trực tiếp quản lý. Viện giao chỉ tiêu viên chức hƣởng lƣơng từ nguồn kinh phí thƣờng xuyên cho các đơn vị, bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trƣởng, Phó phòng ban của Trung tâm. Lao động hợp đồng ủy quyền cho các Trƣởng đơn vị ký hợp đồng. Trung tâm đƣợc trực tiếp đấu thầu đề tài, đƣợc giao dự toán hàng năm. Với tƣ cách là đơn vị dự toán cấp II, Viện có trách nhiệm phân bổ dự toán đề tài cho các đơn vị dự toán cấp III là các Trung tâm, Phân viện. Căn cứ dự toán chi ngân sách đƣợc giao, Thủ trƣởng các đơn vị dự toán cấp III tổ chức thực hiện chi bám sát đề cƣơng đƣợc duyệt theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành.

- Giao tài sản: Trên cơ sở tài sản Viện đƣợc Bộ đầu tƣ xây dựng, mua sắm, Viện bàn giao tài giao tài sản nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải cho các Trung tâm, Phân Viện quản lý và sử dụng theo đúng nguyên tắc quản lý TS nhà nƣớc. Kế toán các trung tâm mở sổ theo dõi tài sản đƣợc giao. Trong quá trình sử dụng các đơn vị cần phải phân loại tài sản thành 2 dạng: Với tài sản sử dụng cho mục đích nghiên cứu, đơn vị cần tính hao mòn theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của Bộ Tài chính. Với tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị phải trính khấu hao theo Thông tƣ số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính và phải thực hiện đăng ký phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ mà đơn vị lựa chọn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trƣớc khi thực hiện trích khấu hao. Số tiền trích khấu hao để lại bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp tại đơn vị hoặc trích một phần bổ sung quỹ phát triển sự nghiệp của Viện.

Cuối năm Phòng Tài chính kế toán kết hợp với các đơn vị kiểm kê tài sản để rà soát lại số lƣợng tài sản của đơn vị, còn hay mất, sau đó báo cáo lãnh đạo để có kế hoạch điều chuyển tài sản cho các đơn vị có nhu cầu.

- Có cơ chế thƣởng phạt hợp lý để khuyến khích viết và thực hiện các đề tài, dự án, nâng cao năng suất lao động.

- Loại bỏ chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả: Xây dựng khoán chi trong các chi tiêu quản lý nhƣ chi tiền điện, điện thoại, văn phòng phẩm.

- Tận dụng và áp dụng tối đa phát triển của công nghệ thông tin.

- Thay đổi hình thức làm: Xây dựng một số định mức thủy sản, áp dụng hình thức khoán công việc và đầu ra.

- Nghĩa vụ đóng góp: Căn cứ để Viện giao mức thu nộp lợi nhuận dựa trên doanh thu của hoạt động SXKD, giá trị tài sản, cơ sở hạ tầng kiến trúc tận dụng ngoài nghiên cứu, các lợi thế về nhân lực (chất xám), vị trí địa lý, thƣơng hiệu thông qua Quyết định giao nộp lợi nhuận, muộn nhất là ngày 31/03 hàng năm. Trong năm, Trung tâm nào có phát sinh việc điều chỉnh mức giao nộp này thì làm đề nghị điều chỉnh gửi lên Viện muộn nhất ngày 10/8 hàng năm.

- Công tác kiểm tra, duyệt quyết toán: Trƣớc ngày 15/02 hàng năm, các đơn vị trực thuộc nộp báo cáo tài chính về Phòng Tài chính kế toán Viện theo quy định biểu mẫu tại Quyết định số 3833/QĐ-BNN-TC ngày 03/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ NN & PTNT. Trong tháng 3, Viện thành lập đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo Viện, Kế toán trƣởng, kế toán viên (phụ trách đơn vị), Trƣởng phòng Kế hoạch khoa học, Chủ tịch Công đoàn Viện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu năm và duyệt quyết toán.

Để quản lý tốt và phát huy đƣợc nội lực của các đơn vị trực thuộc, ngoài việc làm tốt công tác tổ chức, bố trí nhân sự phù hợp, có định hƣớng đúng đắn thì công tác kiểm tra, giám sát là rất cần thiết. Qua công tác kiểm tra, ngƣời có thẩm quyền nắm bắt đƣợc những điểm tốt, chƣa tốt của đơn vị để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn và giúp đơn vị khắc phục những điểm còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh của đơn vị

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 69)