Nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 78)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Nghiên cứu

Các nghiên cứu sẽ tập trung để giải quyết một số vấn đề nhằm tạo tiền đề cho việc tạo ra công nghệ mới, hàng hoá mới. Các hƣớng nghiên cứu chính là:

* Chọn giống và công nghệ sản xuất giống:

Sẽ tiến hành nghiên cứu chọn giống đối với các đối tƣợng có xu hƣớng sản xuất hàng hoá lớn nhƣ cá rô phi (tiếp tục), cá giò, cá tra (tiếp tục), ngao bến tre…dựa trên những hiểu biết trong lĩnh vực di truyền. Tính trạng đƣợc lựa chọn là lớn nhanh, tiêu thụ hiệu quả thức ăn, cho tỷ lệ thịt cao, khả năng kháng bệnh cao. Các sản phẩm sau này là đàn bố mẹ hoặc con giống có các ƣu thế đƣợc chọn sẽ đƣợc cung cấp cho nhà sản xuất giống hoặc nuôi.

Lĩnh vực sản xuất giống. Tập trung nghiên cứu công nghệ sinh sản nhân tạo đối với các đối tƣợng nuôi mới, đặc biệt các đối tƣợng có giá trị kinh tế cao từ các khâu nuôi vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản nhân tạo, kỹ thuật ấp trứng, ƣơng nuôi ấu trùng thành cá hƣơng, giống.

Trong lĩnh vực các Viện sẽ thực hiện nhiệm vụ một thƣờng xuyên là: lƣu giữ quỹ gen của các đối tƣợng nƣớc ngọt, lợ, biển; đồng thời trong 3 năm tới thực hiện 3-4 đề tài nghiên cứu về sinh sản nhân tạo một số loài có tiềm năng mới, 1-2 đề tài trong lĩnh vực công nghệ sinh học, di truyền.

Một phần các nghiên cứu chọn giống sẽ giải quyết việc lựa chọn theo hƣớng tăng khả năng kháng bệnh, mặt khác, các nghiên cứu trong lĩnh vực bệnh sẽ tập trung làm rõ tác nhân gây bệnh, xác định các nguyên nhân môi trƣờng gây bệnh để tìm giải pháp quản lý môi trƣờng. Mặt khác tập trung nghiên cứu về vacxin đối với một số bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong hàng loạt đối với đối tƣợng nuôi.

Ngoài ra, Viện sẽ thúc đẩy nhanh việc xây dựng năng lực đánh giá tác động môi trƣờng để có thể tham gia vào các hợp đồng quốc tế. Những nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trƣờng, giảm nguy cơ dịch bệnh sẽ đƣợc đẩy mạnh.

Viện sẽ đảm nhận một nhiệm vụ thƣờng xuyên: quan trắc cảnh báo môi trƣờng thuỷ sản ở miền Bắc, đồng thời triển khai 3-4 đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tới chế tạo vacxin, giải pháp quản lý bệnh ở các khu vực nuôi tập trung, các bệnh nguy hiểm của các đối tƣợng mới.

* Dinh dưỡng và thức ăn

Đây là lĩnh vực mới đối với Viện, tuy vậy trong thời gian qua Viện đã định hƣớng đào tạo cho một số cán bộ khoa học trẻ trong lĩnh vực này. Hƣớng nghiên cứu tới là xây dựng các công thức thức ăn phù hợp cho các đối tƣợng sản xuất đại trà nhƣ rô phi, hoặc cá biển cũng nhƣ cho các đối tƣợng cá nƣớc lạnh để phục vụ nuôi thƣơng phẩm mang tính công nghiệp. Các hƣớng nghiên cứu với mục đích giảm tối đa việc sử dụng lƣợng protein có nguồn gốc động vật, nâng cao hiệu quả sử dụng protein có nguồn gốc thực vật, sử dụng hợp lý các nguồn lipid cho việc cung cấp năng lƣợng.

Ngay trƣớc mắt Viện sẽ triển khai 2-3 nghiên cứu ứng dụng: xây dựng công thức thức ăn cho cá hồi, cá tầm và một số loài cá biển (cá giò, cá song).

Nghiên cứu sử dụng dầu thực vật thay thế cho dầu cá trong các thức ăn giàu mỡ.

* Chế phẩm sinh học

Sẽ đầu tƣ nghiên cứu các chế phẩm sinh học nhằm cải tạo môi trƣờng trên nền tảng sử dụng các tập đoàn vi sinh có lợi hoặc các nhóm enzim, nhằm đảm bảo an toàn hệ sinh thái trong ao hồ nuôi. Hƣớng nghiên cứu khác là xác định các hoạt tính sinh học trong các đối tƣợng thuỷ sản, đặc biệt là các đối tƣợng hải sản làm nguyên liệu cho công nghiệp y tế, sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm….

Sẽ phối hợp với 1-2 công ty nghiên cứu thử nghiệm dùng các probitics xử lý môi trƣờng cho các hình thức canh tác thâm canh đối với 3 đối tƣợng: tôm, cá tra, cá rô phi.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi biển (biển hở hoặc trên bờ) với các đối tƣợng nuôi khác nhau. Công nghệ lồng bè và hệ thống công trình biển là những nghiên cứu đƣợc ƣu tiên trong giai đoạn tới nhằm đẩy nhanh sự phát triển nuôi biển. Tuy vậy, các hệ thống nuôi trên bờ các đối tƣợng biển trong hệ thống công nghệ cao (tuần hoàn) hoặc các hệ thống truyền thống cần đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của các dự án. Ngoài ra, các nghiên cứu về cơ giới hoá và tự động hoá các quá trình sẽ đƣợc thực hiện để làm cơ sở cho phát triển sản xuất hàng hoá tập trung các đối tƣợng nuôi biển.

Các đối tƣợng cần tập trung cho nghiên cứu nuôi biển là: Các loài cá thị trƣờng trong ngoài nƣớc có nhu cầu (cá giò, cá song, cá cam, cá hồng,cá tráp, cá nhụ, …..), một số nhuyễn thể : điệp, trai ngọc, ốc biển…

Triển khai 2-3 đề tài trong lĩnh vực: Công trình hạ tầng nuôi biển, Công nghệ sản xuất giống 3-4 loài mới, Công nghệ nuôi các loài nói trên.

* Công nghệ nuôi nước lợ

Phát triển công nghệ nuôi chủ yếu với sự đa dạng đối tƣợng nuôi, nhƣng hƣớng quan trọng sẽ tập trung vào việc sản xuất tôm sú sạch bệnh; giới thiệu các công nghệ nuôi an toàn, thực hành quy phạm nuôi tốt với các đối tƣợng giáp xác, nhuyễn thể và áp dụng các công nghệ phù hợp nhƣ nuôi ghép (cá với các loài nhuyễn thể) chủ yếu trong các hệ thống ao; nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc cải tạo môi trƣờng ao nuôi.Các đối tƣợng đƣợc quan tâm: Tôm sú, tôm he Nhật bản, tôm he, tôm rảo, tôm he chân trắng, ngao, sò, hàu, vẹm xanh, cá sủ hồng (Mỹ), cá vƣợc, cá đối, cá dìa…

* Công nghệ nuôi nước ngọt

Trong 5 năm tới, các nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi nƣớc ngọt sẽ đầu tƣ theo hƣớng tổ chức sản xuất hàng hoá đại trà đối với các đối tƣợng có ƣu thế, thị trƣờng có nhu cầu lớn đồng thời chú ý tới các đối tƣợng bản địa có giá trị kinh tế hoặc các đối tƣợng mới. Công nghệ nuôi lồng bè trong hồ chứa cũng nhƣ công nghệ nuôi sạch cho các vùng đồng bằng trong các hệ khép kín sẽ đƣợc nghiên cứu.

Các đối tƣợng nghiên cứu: Rô phi, hồi, tầm, lăng, chiên, chình, bống tƣợng… Nghiên cứu đề xuất nhiệm vụ thƣờng xuyên: giám sát biến động cơ cấu giống, loài ở một số thuỷ vực quan trọng. Ngoài ra, thực hiện triển khai 1-2 đề tài phát triển nuôi thƣơng phẩm một số đối tƣợng mới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 78)