Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề nghị giao trực tiếp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề nghị giao trực tiếp

* Đề án: Nghiên cứu phát triển 2 loài cá biển chiến lược: cá giò và cá song vua. Dự kiến vốn đầu tư 2.000 triệu/năm

Nuôi các loài cá biển với sản lƣợng lớn là một hƣớng vô cùng quan trọng góp phần tạo ra phát triển mới cho nghề nuôi trồng trong giai đoạn 2010-2020. Nhìn nhận nuôi hải sản vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn trong tƣơng lai. Từ đầu những năm 2000, Viện đã chuẩn bị cả về nhân lực, nguồn lực (nguyên liệu ban đầu - đàn bố mẹ) và cơ sở hạ tầng (công trình sản xuất giống, nuôi) để có thể triển khai các nghiên cứu dài hạn nhằm góp phần đẩy nhanh nghề nuôi cá biển nhƣ chiến lƣợc đã đề ra. Cụ thể, gần 10 năm qua, thông qua các nghiên cứu cùng với tham khảo từ các nƣớc khác, Viện xác định 2 loài: cá giò và cá song vua sẽ là các đối tƣợng nuôi chủ lực để phát triển nuôi cá biển của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Công nghệ sản xuất giống cá giò đã đƣợc Viện nghiên cứu thành công với mức độ nhất định, nhƣng các nghiên cứu chọn giống nâng cao tốc độ sinh trƣởng và tăng cƣờng khả năng kháng bệnh của loài cá này cần phải triển khai.

Cá song vua (còn gọi là mú nghệ, song vang, song khổng lồ) là loài cá có thịt trắng, thơm ngon, giá bán cao (15-20 USD/kg tại thị trƣờng Hồng Kông). Cá sinh trƣởng nhanh (năm đầu 1,5-2kg; từ năm thứ 2: 4-5 kg/năm); là loài cá quí hiếm (bản địa của Việt Nam và một số nƣớc châu Á) nhƣng có nguy cơ tuyệt chủng đƣợc Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đƣa vào Sách đỏ. Phát triển loài cá này vừa phục vụ mục đích thực phẩm, mục đích bảo tồn các loài qúi hiếm, mục đích phục vụ du lịch (cá lớn, đẹp). Hiện nay Viện có hơn 100 con cá bố mẹ, khối lƣợng từ 40- 60kg/con, tuổi thứ 6-7. Viện đã đề xuất nhiều lần nhƣng giữa Chƣơng trình 131, chƣơng trình KHCN đều muốn chƣơng trình khác làm, trong khi Malaixia lấy cá song vua là đối tƣợng số 1 để phát triển nuôi cá biển. Viện dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu đối tƣợng này trong 5 năm tới: giai đoạn 1 (2 năm đầu) nghiên cứu đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống; giai đoạn 2 tập trung nghiên cứu hoàn thiện và phát triển công nghệ nuôi biển.

Trong 5 năm tới, đề nghị Bộ giao đề án :” Nghiên cứu phát triển 2 loài cá chiến lược: cá giò và cá song vua” trực tiếp cho Viện.

* Đề án: Phát triển nuôi nhóm cá nước lạnh sử dụng ưu thế nguồn nước lạnh tại Việt Nam (cá tầm và cá hồi). Dự kiến kinh phí đầu tư 1.500 triệu/năm

Các loài cá tầm và cá hồi nƣớc ngọt là những đổi tƣợng có giá trị kinh tế cao trong số các loài cá đƣợc nuôi tại Việt Nam. Tuy mới đƣợc du nhập vào Việt Nam để nuôi thử nghiệm, nhƣng ba loài cá tầm (cá tầm Siberia, cá tầm Nga và cá tầm Beste) cũng nhƣ hai loài cá hồi vân và cá hồi đầu dẹt đã cho thấy tốc độ tăng trọng rất nhanh, có khả năng phát dục tốt tại các vực nƣớc ở Việt Nam. Thậm chí các đối tƣợng này có thể nuôi “vụ đông” ở các vùng nƣớc tại đồng bằng Bắc Bộ trong 4,0 - 4,5 tháng từ cuối thu tới đầu xuân. Các đối tƣợng này giá trị không chỉ là sản phẩm thịt cá mà trứng các loại cá này có giá trị vô cùng cao. Trứng cá hồi có thể cung cấp cho thị trƣờng với giá trên dƣới $100/kg, trong lúc trứng cá tầm có thể đạt $1500-$2000/kg. Hiện nay, Viện đã có đàn bố mẹ khá hùng hậu của các loài cá kể trên (mỗi loài có từ 150-200 cặp) và đàn cá hậu bị. Cơ sở hạ tầng để triển khai các nghiên cứu cũng đã có khá đầy đủ, ngoài Trung tâm nghiên cứu cá nƣớc lạnh ở Sapa, các cơ sở khác ở Tuyên Quang, Bát Xát… cũng đã đƣợc hình thành đủ để triển khai các thí nghiệm. Viện đề nghị Bộ giao trực tiếp cho Viện đề án nghiên cứu này.

* Đề án: Nghiên cứu các giải pháp quản lý sức khoẻ động vật nuôi thuỷ sản (cá rô phi, cá giò, cá chim vây vàng, trong các hệ thống nuôi ao, lồng) để tạo ra nguồn thuỷ sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đầu tư của đề án: 1.500 triệu/năm

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của các thuỷ sản nuôi trồng hiện nay đang là vấn đề nhạy cảm cho ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Vấn đề này cũng ảnh hƣởng rất lớn đối với tình hình xuất nhập khẩu, cũng nhƣ giá cả thị trƣờng. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, nhiều quốc gia đã dùng rào cản chất lƣợng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế hạn mức nhập khẩu. Các yêu cầu của các quốc gian nhập khẩu là hàng sản xuất phải có truy xuất nguồn gốc, môi trƣờng nuôi trong sạch, không bị ô nhiễm cũng nhƣ không gây ô nhiễm cho môi trƣờng xung quanh, không sử dụng kháng sinh hoá chất bị cấm (mà danh sách thƣờng xuyên đƣợc kéo dài và bổ sung), thực phẩm không mang những loại bệnh có khả năng gây hại cho con ngƣời... Các nƣớc xuất khẩu thì đang tìm các giải pháp để khắc phục hạn chế này. Việt Nam là một nƣớc có sản lƣợng thuỷ sản nuôi trồng rất cao và cũng là một trong số cƣờng quốc xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy vấn đề rào cản kỹ thuật này sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đối với sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới. Đề án nghiên cứu này sẽ góp phần giảm bớt những rủi ro cho ngƣời nuôi trồng, tạo ra hàng hoá có chất lƣợng cho chế biến xuất khẩu và thị trƣờng trong nƣớc.

Viện đã có các loài cá kể trên, sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm trong các hệ canh tác khác nhau ở quy mô thử nghiệm. Viện cũng đã nghiên cứu vắc xin cho cá trắm cỏ nên đã tích luỹ đƣợc kinh nghiệm và kiến thức trong nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm vắc xin. Ngoài ra, Viện đã có một số sản phẩm là các chế phẩm bản địa (chiết tách từ các nguyên liệu bản địa) đã thử nghiệm cho cá trắm cỏ, cá song để tăng cƣờng hiệu quả kháng bệnh của các đối tƣợng này. Tóm lại, về hạ tầng và kinh nghiệm, Viện đã có tích luỹ nên hạ tầng và kinh nghiệm này sẽ đƣợc tiếp tục áp dụng cho các nghiên cứu mới, giúp giảm bớt chi phí, đảm bảo kết quả sẽ chóng đƣa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý tài chính của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản i (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)