Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch sanest tourist (Trang 40)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.5. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua bảng câu hỏi khảo sát bằng việc phát trực tiếp bảng câu hỏi cho những khách hàng đã sử dụng dịch vụ thông qua số liệu thống kê từ Phòng Kinh doanh của Sanest Tourist và những khách hàng đang sử dụng dịch vụ đang trên đƣờng về cảng.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các thang đo (độ tin cậy, độ giá trị của thang đo), các mối quan hệ giữa các yếu tố với sự hài lòng chung, đo lƣờng mức độ hài lòng của du khách theo từng yếu tố liên quan, dự đoán cƣờng độ ảnh hƣởng của từng yếu tố trong mô hình. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2012.

2.2 Kích thƣớc mẫu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.2.1 Kích thước mẫu

Theo Comrey và Lee (1992) đƣợc trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì không đƣa ra một con số cố định mà đƣa ra các con số khác nhau với nhận định tƣơng ứng 100 là tệ, 200 là khá, 300 là tốt, 500 là rất tốt, 1000 hoặc hơn là tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác lại không đƣa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đƣa ra tỷ lệ giữa số mẫu cần thiết và các tham số cần ƣớc lƣợng. Đối với phân tích nhân tố, kích thƣớc mẫu sẽ phụ thuộc vào số lƣợng biến đƣợc đƣa trong phân tích nhân tố.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số lƣợng mẫu cần thiết là gấp 5 lần số biến quan sát. Nhƣ vậy, để thuận tiện và cơ sở để nghiên cứu, tác giả đã sử dụng theo phƣơng pháp này để tính cỡ mẩu cho nghiên cứu, tuy nhiên để mẫu mang tính bao quát và sát thực tiễn hơn, tác giả tăng kích cỡ mẫu hơn so với quy ƣớc là n = 317 mẫu với số lƣợng bảng câu hỏi phát đi là 330 mẫu.

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi đƣợc trao tận tay cho từng du khách, đối với du khách đã từng sử dụng dịch vụ tour du lịch biển đảo của Sanest Tourist thì việc thu hồi phiếu khảo sát lại sau hai ngày, đối với những du khách đang sử dụng dịch vụ thì việc thu hồi sẽ thực hiện khi tàu chở du khách về đến cảng cầu Đá, thành phố Nha Trang. Nhằm đạt đƣợc tính khách quan trong các câu trả lời và đảm bảo tính bảo mật của ngƣời trả lời, trên bảng câu hỏi không yêu cầu ngƣời trả lời cung cấp thông tin về họ tên. Với kích cỡ mẫu n = 330 đề ra, thực hiện phát ra 330 mẫu cho các du khách khi đến với tour du lịch biển đảo của Sanest Tourist gồm cả hai tour 4 đảo và tour đảo yến đến tháng 12 năm 2012 tại thành phố Nha Trang, việc tiến hành thu thập dữ liệu đƣợc tác giả lựa chọn vào thời gian thích hợp, cụ thể là từ ngày 30/08/2012 đến ngày 31/12/2012. Có 13 mẫu không hợp lệ do khách hàng điền không đầy đủ thông tin, còn lại tác giả tiến hành phân tích xử lý trên 317 mẫu hợp lệ.

2.3 Xử lý số liệu

2.3.1. Làm sạch số liệu

Các bảng câu hỏi thu về đƣợc kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lý trƣớc khi xử lý và phân tích dữ liệu. Dữ liệu sau khi nhập xong vào máy tính thƣờng chƣa thể đƣa ngay vào xử lý và phân tích vì có nhiều lý do nhƣ sai, sót, thừa do lỗi nhập dữ liệu và loại bỏ những quan sát có điểm số bất thƣờng bằng các phép kiểm định thống kê mô tả

từ bảng tần số đối với bảng câu hỏi đơn giản hoặc bảng kết hợp đối với bảng câu hỏi phức tạp.

2.3.2. Thống kê mô tả và thống kê suy luận 2.3.2.1 Thống kê mô tả 2.3.2.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu đƣợc dƣới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) đánh giá mức độ hài lòng đối với từng yếu tố, căn cứ theo thang đo Likert 5 điểm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, thực hiện quy ƣớc nhƣ sau:

Mean Mức < 3.00 Thấp 3.00 – 3.24 Trung bình 3.25 – 3.49 Trung bình khá 3.50 – 3.74 Mức khá cao 3.75 – 3.99 Cao > 4.00 Mức rất cao

2.3.2.2Thống kê suy luận

Theo Sekaran (2000), “ Thống kê suy luận cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc”.

Thống kê suy luận nghiên cứu sự ngẫu nhiên, sai số của các tập dữ liệu, từ đó mô hình hóa và đƣa ra các suy luận cho tập tổng thể. Các suy luận này có thể là trả lời đúng sai cho các giả thuyết đặt ra (kiểm định giả thuyết thống kê), ƣớc lƣợng các tham số của tổng thể (ƣớc lƣợng), mô tả sự tác động qua lại của các biến số (tƣơng quan), mô hình hóa quan hệ giữa các biến số (hồi quy), nội suy các giá trị không thể quan sát đƣợc (extrapolation, interpolation).

2.3.3 Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo đƣợc xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991). Hay nói cách khác, độ tin cậy của một phép đo là mức độ mà phép đo tránh đƣợc sai số ngẫu nhiên. Nghiên cứu này đánh giá độ tin cậy (reliability) của từng

thang đo, đánh giá độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tƣơng quan alpha của Cronbach (Cronbach‟s Coefficient Alpha) đƣợc sử dụng.

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phƣơng sai của từng item và tính tƣơng quan điểm của từng item với điểm của tổng các items còn lại của phép đo.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach‟s alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach‟s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy, đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tƣơng quan biến- tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 đƣợc coi là những item có độ tin cậy bảo đảm (Nguyễn Công Khanh, 2005), các item có hệ số tƣơng quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) đƣợc sử dụng để đánh giá độ giá trị của thang đo (Nguyễn Công Khanh, 2005). Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phƣơng pháp principal component với phép xoay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalues ≥ 1 đƣợc sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các items, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) >0.4, tổng phƣơng sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1998 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009). Ngoài ra, hệ số của phép thử KMO (Kaiser- Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) > 0.5 và phép thử Bartlett (bartlett Test of Sphericity) có mức ý nghĩa <0.05 (Hair và cộng sự, 2006 dẫn theo Lê Văn Huy, 2009) .

2.3.4 Kiểm định mô hình lý thuyết

2.3.4.1Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient)

Hệ số tƣơng quan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lƣờng tƣơng quan đƣợc sử dụng nhiều nhất trong khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ (Lê Minh Tiến, 2005). Theo hầu hết các nhà nghiên cứu, kích cỡ tối thiểu có thể chấp nhận

đƣợc đối với một nghiên cứu tƣơng quan không đƣợc dƣới 30 (Fraenkel & Wallen, 2008). Trong nghiên cứu này, dữ liệu đƣợc thu thập từ 317 mẫu (>30) vì vậy điều kiện ràng buộc về phân phối chuẩn của dữ liệu có thể bỏ qua khi thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê cho hệ số tƣơng quan r (Lê Minh Tiến, 2005, trang 173). Trong nghiên cứu này, hệ số tƣơng quan Pearson đƣợc sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến sự hài lòng của du khách khi sử dụng tour du lịch biển đảo của Sanest Tourist.

Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ (khi tất cả các điểm phân tán xếp thành một đƣờng thẳng thì trị tuyệt đối của r=1). Giá trị r dao động từ lớn 0 đến bằng 1 ta gọi là tƣơng quan thuận, giá trị r dao động từ âm 1 đến nhỏ hơn 0 ta gọi là tƣơng quan nghịch và giá trị r=0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ.

2.3.4.2Phân tích hồi quy đa biến

Đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi quy đa biến để dự đoán cƣờng độ tác động của các yếu tố hài lòng dịch vụ du lịch đến sự hài lòng chung của du khách khi sử dụng dịch vụ tour du lịch biển đảo của Sanest Tourist.

Mô hình dự đoán có thể là: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + β3X3i + … + βkXki + i Trong đó: Yi: biến phụ thuộc Xk: các biến độc lập β0: hằng số βk: các hệ số hồi quy i

 : thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

2.3.4.3Phân tích phương sai (ANOVA)

Kỹ thuật phân tích phƣơng sai một yếu tố (One-Way ANOVA) đƣợc áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung. Trƣớc khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levence đƣợc tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phƣơng sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Sig. (Significance) là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phƣơng sai nhóm.

Bên cạnh đó, để đảm bảo các kết luận rút ra trong nghiên cứu này, phép kiểm định phi tham số Kruskal - Wallis cũng đƣợc tiến hành nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn không đƣợc đáp ứng trong phân tích ANOVA.

2.4 Tóm tắt chƣơng 2

Chương hai trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo các khái niệm và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Sau đó, nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật bằng việc phát bản câu hỏi khảo sát cho du khách đang sử dụng dịch vụ trên đường về cảng và những du khách đã từng sử dụng dịch vụ với kích thước mẫu là n=317.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về Công ty TNHHNhà nƣớc MTV Yến sào Khánh Hòa

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Với truyền thống ngành nghề Yến sào đã có từ rất lâu, theo lịch sử ghi lại từ năm 1328, thuyền của đề đốc nhà Trần - Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre, ông phát hiện và lập ra thôn Bích Đầm, nơi đây ông đã tìm ra các đảo yến và nghề Yến sào của Khánh Hòa có từ đó. Năm 1769, ông Lê Văn Quang (hậu duệ của ông Lê Văn Đạt) đình trƣởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ các đảo yến làm nguồn tài nguyên chính cho nhà Tây Sơn. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang (Đại đô đốc thủy quân Tây Sơn) đã có công lớn trong việc chỉ huy tƣớng sĩ bảo vệ, khai thác, xuất khẩu yến sào. Khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh mang đại quân ra đánh phủ Bình Khang (tức vùng Khánh Hòa ngày nay), thủy quân Tây Sơn chiến đấu anh dũng, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm và An phủ xứ Lê Văn Quang cùng nhiều tƣớng sĩ đã anh dũng hy sinh vào ngày 10 -5 năm Kỷ Sửu (1793). Từ đó, bà Lê Thị Huyền Trâm đƣợc nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo Chủ Thánh Mẫu - còn gọi là Bà Chúa Đảo yến hay còn gọi là Bá Chúa Hòn.

Nhìn lại lịch sử hơn 700 năm bảo tồn và phát triển của ngành nghề yến sào. Ban đầu, từ là một nghề yến sào đến năm 1971 đã thành lập Tổ hợp tác Yến sào Vĩnh Nguyên. Đến năm 1977, đã thành lập Hợp tác xã Yến sào Vĩnh Nguyên, điều này đã đánh dấu sự nỗ lực rất lớn của những ngƣời Việt Nam với nghề yến sào đƣợc trực tiếp làm chủ để quản lý các đảo yến, bảo tồn nguồn thiên nhiên quý giá của đất nƣớc.

Giữa tháng 12 năm 1986, UBND thành phố Nha Trang đã giao Hợp tác xã Yến sào Vĩnh Nguyên cho Công ty Liên doanh Thủy sản Nha Trang với tên gọi là “Trạm yến sào Nha Trang” với tổng số 60 ngƣời. Năm 1989, Uỷ ban nhân dân thành phố Nha Trang quyết định đổi tên là Xí nghiệp Yến sào Nha Trang với số lao động là 70 ngƣời. Đến năm 1993, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định thành lập Công ty Yến sào Khánh Hòa là Doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc theo Quyết định số 78/QĐ-UB ngày 16 tháng 01 năm 1993 với 128 ngƣời là cán bộ quản lý và nhân viên lao động.

Để tôn vinh công trạng thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa - Yến sào Việt Nam, đƣa sự nghiệp ngành yến sào Khánh Hòa cũng nhƣ ngành yến sào Việt Nam phát triển bền vững, trên tinh thần “Uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”. Đƣợc sự cho phép của UBND tỉnh Khánh Hòa, Công ty đã xây dựng và khánh thành “Yến sào Tổ Đƣờng” vào ngày 10 tháng 5 năm Quý Dậu tức ngày 29 tháng 6 năm 1993 dƣơng lịch.

Chính sự kiện này, ngày 10 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ cúng Tổ truyền thống long trọng trên đảo Hòn Nội, làm lễ tạ ơn sau mỗi mùa thu hoạch của Công ty Yến sào Khánh Hòa.

Đến ngày 26 tháng 10 năm 2009, theo quyết định số 2692/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yến sào Khánh Hòa đƣợc chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nƣớc một thành viên Yến sào Khánh Hòa và hoạt động cho đến nay.

3.1.2 Các hoạt động chủ yếu

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Yến Sào.

- Thu mua, gia công chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông - thủy sản các lọai, vật liệu và công cụ phục vụ sản xuất.

- Sản xuất nƣớc giải khát cao cấp từ Yến Sào, chế biến các sản phẩm từ Yến Sào và các loại hải sản cao cấp.

- Kinh doanh, mua bán ký gửi hàng hóa. - Mua bán xăng dầu.

- Sản xuất sản phẩm từ plastic.

- Dịch vụ du lịch, tham quan, bơi lặn, thể thao, giải trí trên biển.

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế.

- Tƣ vấn kỹ thuật, xây dựng các nhà nuôi chim yến nhân tạo, xây dựng công trình dân dụng.

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản,…

Trong đó, quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp sản phẩm yến sào là ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nƣớc về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị có truyền thống bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa học tiên tiến trong công tác quản lý, khai thác và phát triển di đàn quần thể chim yến trên các hang, đảo yến tại Khánh Hòa và trên cả nƣớc góp phần phát triển nguồn yến sào xuất khẩu, làm giàu cho đất

Tên tiếng Anh: KHANH HOA SALANGANES NEST COMPANY

Một phần của tài liệu đánh giá sự hài lõng của khách hàng về tour du lịch biển đảo của trung tâm dịch vụ du lịch sanest tourist (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)