Những “nỗi buồn chiến tranh”

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 67)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Những “nỗi buồn chiến tranh”

Ở bất kỳ giai đoạn văn học nào, một tác phẩm văn học đích thực nào, cảm hứng sáng tác cũng bị chi phối bởi đặc điểm sáng tạo của mỗi cá nhân, đồng thời chịu sự tác động của thời đại. Trong hoàn cảnh đất nƣớc ba mƣơi năm chiến tranh, trƣớc yêu cầu cấp thiết là phục vụ cách mạng, phục vụ cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc, văn học tràn đầy âm hƣởng hào hùng, giọng điệu sử thi ngợi ca cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Tiếng nói phê phán rất ít và chủ yếu là dành cho kẻ thù. Nhƣng sau 1975, đất nƣớc đƣợc giải phóng và thống nhất, sau một quãng lùi lịch sử, chất sử thi trong văn học nhạt dần, viết về chiến tranh đã không còn cái không khí hùng tráng, cái giọng điệu hảo sảng nữa, thay vào đó là những lắng đọng suy tƣ về nỗi đau hậu chiến. Viết về nỗi đau hậu chiến, với những khám phá về số phận của từng cá nhân, về bi kịch của con ngƣời, cũng là để chúng ta

nhìn thấy không chỉ sự khốc liệt của cuộc chiến tranh mà còn nhìn thấy dị họa của nó với đời sống con ngƣời hôm nay.

Y Ban cũng nhƣ một số nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Lý Lan, Phan Thị Vàng Anh - họ đều sinh ra vào những năm đất nƣớc còn chìm trong khói lửa đạn bom, nhƣng lại lớn lên trong buổi giao thời nên họ không giống nhƣ thế hệ nhà văn đi trƣớc trực tiếp trải qua thời điểm khắc nghiệt của chiến tranh nhƣ Lê Minh Khuê hay Nguyễn Thị Nhƣ Trang. Họ có một cách tiếp cận của riêng mình đối với nỗi đau của con ngƣời bƣớc ra từ cuộc chiến. Số lƣợng tác phẩm viết về chiến tranh của Y Ban không nhiều, nhƣng lại rất đằm sâu và thấm thía.

Trong Bản lý lịch tự thuật, Y Ban đã phác họa chân dung một ngƣời lính có cái may mắn vẫn còn lành lặn khi trở về với gia đình từ cuộc chiến tranh tàn khốc. Nhƣng đời sống hậu chiến cũng có những tàn khốc riêng của nó, đặc biệt là với hoàn cảnh nhƣ nhân vật Thông trong tác phẩm. Anh đã từng có một cuộc sống tạm gọi là ổn định với vợ, ba đứa con và một công việc ở bệnh viện. Anh sẽ còn có một địa vị cao hơn và một cuộc sống tốt hơn nếu nhƣ anh không có tên trong danh sách năm bác sỹ đƣợc điều động ra chiến trƣờng. Thƣơng ba đứa con thơ, thƣơng ngƣời vợ bụng mang dạ chửa, anh phân vân không biết có nên chống quyết định không vì “Những ngƣời chống lệnh họ chỉ bị kỷ luật sơ sơ thôi. Chiến trƣờng thiếu y bác sỹ, hậu phƣơng cũng thiếu. Kỷ luật họ lấy ai chữa bệnh cho dân”. Nhƣng cuối cùng anh vẫn đi với một lý do cực kỳ đơn giản: “Anh không muốn những tờ lý lịch của những đứa con có một vệt đen là bố đào ngũ”. Nhƣng khi hòa bình lập lại, ngoài ngƣời vợ hiền thục, thì bốn đứa con anh Thông, không một đứa nào cần biết ông đã ra đi vì cái gì. Chúng coi thƣờng ông bởi ông chỉ có tình yêu thƣơng mà không thể cho chúng một chỗ làm tốt, một địa vị cao trong xã hội. Chúng cũng chẳng bao giờ muốn nghe lại cái bản lý lịch của ông. Chúng không muốn ông nhắc tới, chúng không quan tâm, chúng quay lƣng lại, chúng lãng quên. Ngƣời đàn ông ngày càng cảm thấy mình lạc lõng giữa đồng nghiệp và chính những ngƣời thân yêu của mình. Ông sống buồn rầu, lặng lẽ và bắt đầu có thói quen nằm quay mặt vào tƣờng. Ngƣời ta kết luận ông mắc bệnh hội chứng chiến tranh. Thực tế là ông cô đơn vì không thể hòa nhập đƣợc vào cuộc sống thực dụng, đầy bon chen. Bất lực và thất

vọng hơn khi những đứa con ông lại là những kẻ vô ơn đầu tiên với ông và cũng có nghĩa là với biết bao ngƣời đã nằm lại ở chiến trƣờng. Ông đã từng tâm sự với vợ: “Khi anh quyết định đi anh chỉ nghĩ đến những tấm lý lịch của những đứa con thôi, nhƣng khi nằm dƣới bom đạn và bên xác đồng đội anh nghĩ đến tấm lý lịch của đất nƣớc mình em ạ. Cái đó mới giải thích đƣợc vì sao đoàn quân dài thế, đông thế”. Vậy cái bi kịch của ông Thông là do đâu? Chiến tranh? Bản thân ông? Hay những đứa con ông? Thông bị rơi vào hoàn cảnh này là do những đứa con vô tâm và thực dụng của ông, nhƣng cái nguyên nhân trƣớc nhất và sâu xa nhất vẫn là chiến tranh. Nếu không có chiến tranh ông đã không phải xa rời tổ ấm, để lại gánh nặng bốn đứa con trên vai ngƣời vợ. Không có chiến tranh ông vẫn sẽ làm việc ở bệnh viện đó với thu nhập cao hơn, các con ông sẽ có một cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, và có lẽ những tên B quay cũng không có cơ hội đƣợc lên làm viện trƣởng. Ông sẽ không bị coi thƣờng và sinh ra trầm uất nhƣ vậy. Không có chiến tranh, ông cũng không có quá khứ đầy ám ảnh mà lúc nào ông cũng muốn sẻ chia với ngƣời khác, với những đứa con và sẽ không có chuyện đau buồn khi những đứa con ông vuỗi bỏ quá khứ ấy… Tiếng nói phê phán chiến tranh không trực diện nhƣng thảm kịch trong đời sống tinh thần của những cá nhân đi ra khỏi cuộc chiến đã nhƣ những bản cáo trạng đối với sự đeo bám dai dẳng của chiến tranh tàn khốc.

Một sự thật không kém phần đau xót mà những ai đã từng viết về chiến tranh không thể không đề cập đến, đó là sự cô đơn khắc khoải trong vời vợi đợi chờ của những ngƣời phụ nữ khi chồng họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trƣờng. Giống nhƣ Con Ma của Lý Lan, trong Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra, Y Ban đã để cho nỗi đau của một góa phụ đƣợc cảm nhận đến tận cùng từ nhân vật đứa con gái: “Ngày mai … mẹ sẽ chỉ còn lại một mình với căn phòng trống vắng. Mẹ còn trẻ quá, nỗi cô quạnh trùm lên mẹ trong quãng đời còn lại. Ai sẽ làm thay đổi đƣợc điều đó?” Sẽ chẳng ai làm đƣợc điều đó trừ khi thời gian quay lại và chiến tranh không xảy ra. Chính chiến tranh đã đánh cắp bố và đánh cắp luôn cả tuổi xuân hạnh phúc của mẹ. Buổi chia tay hôm ấy với lời hẹn ƣớc về một đứa con trai đã không thực hiện đƣợc vì đó cũng là buổi tiễn đƣa cuối cùng. Trong những năm tháng chiến tranh, bố không về thăm mẹ lần nào nữa. Rồi cả khi đất nƣớc đã độc

lập thống nhất bố cũng không trở về. Y Ban đã xoáy sâu vào tâm trạng, vào nỗi khắc khoải đợi chờ, niềm khao khát đoàn tụ của những ngƣời vợ trong và sau chiến tranh. Nó làm ta nhớ tới sự sầu muộn của ngƣời thiếu phụ ngóng chồng đi chinh chiến xƣa kia trong Chinh phu ngâm khúc của Đặng Trần Côn:

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Trở lại với tác phẩm của Y Ban, phải đến nhiều năm sau, khi ngƣời con gái đã lớn khôn và bƣớc vào cái tuổi thoát kén thành ngài, sinh con đẻ trứng, cô mới hiểu đƣợc sự khờ khạo của đứa trẻ bảy tuổi là mình khi ấy: Chiến tranh không có ngoại lệ, và bố cô đã vĩnh viễn ra đi sau lần “gặp” mẹ không thành. “Sẽ trọn mƣời lần, hai mƣơi lần năm năm nữa, bố mãi mãi không bao giờ trở về để lại mẹ suốt đời với một niềm khao khát thiếu phụ dở dang”.

Chiến tranh đã cƣớp đi tính mạng ngƣời chồng, ngƣời cha của biết bao nhiêu gia đình, cũng có khi nó trả về cuộc sống đời thƣờng những ngƣời đàn ông không còn lành lặn. Trƣớc mắt, đó là cả một may mắn so với những ai còn nằm lại chiến trƣờng. Nhƣng chiến tranh không đơn giản thế, nó oái oăm hơn những gì ta biết về nó. Tuấn trong Xuân Từ Chiều là một trong những nạn nhân của cái oái oăm ấy. Anh đẹp trai, thành đạt trong cuộc sống thời bình và là ngƣời đàn ông rất yêu vợ. Nhƣng anh không thể mang đến cho Xuân - vợ anh cái hạnh phúc đƣợc làm mẹ cũng nhƣ bản thân anh cái niềm vui đƣợc làm bố. Bởi vì trong thời gian đóng quân ở Lào Cai do một lần vƣớng mìn, anh đã bị mất đi bộ phận sinh dục, đã phải phẫu thuật tái tạo lại nhƣng anh đã không còn khả năng sinh con nữa. Nỗi bất hạnh giờ đây không chỉ còn là của riêng Tuấn mà đã nhân đôi lên trong quan hệ vợ chồng với Xuân.

Rõ ràng chiến tranh không chỉ hiện hình nơi tiền tuyến, không chỉ gây ra những hậu quả trƣớc mắt mà còn để lại những di chứng lâu dài. Lời tâm sự chân

thành mà tha thiết của một thiếu nữ, một ngƣời mẹ trẻ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ

cũng có sức mạnh ám ảnh đối với ngƣời đọc: “Mẹ Âu Cơ sinh đƣợc năm mƣơi ngƣời con trai, năm mƣơi ngƣời con gái. Con trai của mẹ thì thành anh hùng thi sĩ, con gái của mẹ thì trở thành những bà mẹ. Đất nƣớc anh hùng, ngoại xâm, thiên tai liên miên nên mẹ quan tâm đến những anh hùng thi sỹ. Mẹ đã không chú ý đến những cô gái vốn dịu dàng, nhu mì, không mấy đòi hỏi mẹ. Mẹ ơi mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ”.

Không cứ phải là những trận đánh quyết liệt, không cứ phải là bom rơi đạn nổ, là chết chóc đổ máu mới là nói về chiến tranh. Chiến tranh kết thúc nhƣng những tổn thƣơng, đau đớn do nó gây ra đâu phải đã dừng lại. Vì vậy nói về tâm thế của những ngƣời lính bƣớc ra từ cuộc chiến, về những khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống hiện thực của họ; nói về nỗi cô đơn, về khát khao hạnh phúc trong khắc khoải đợi chờ của những ngƣời vợ, ngƣời mẹ cũng là cách nhìn nhận đa chiều và đi đến tận cùng sự tàn khốc của chiến tranh. Cách viết này không chỉ nhà văn Y Ban mà một số nhà văn nữ cùng thời với chị cũng đã thể nghiệm: Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo hay Một chuyến đi, Bảy ngày trong đời của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng là tiếng nói phê phán chiến tranh theo cách nhìn vào mặt trái của tấm huy chƣơng. Chiến tranh tác động đến những vấn đề có tính xã hội sâu sắc. Nó không chỉ để lại sự mất cân đối trong kinh tế, nó còn gây ra bất ổn trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, sự cảm thông và thấu hiểu giữa thế hệ trƣởng thành trong và sau chiến tranh. Tất cả những điều ấy không dễ gì điều hòa và cân bằng lại. Lối viết theo góc nhìn nhƣ Y Ban là cách tiếp cận chiến tranh khách quan và nhân ái, góp phần rút ngắn khoảng cách thế hệ nói trên, đồng thời nó cũng là những thông điệp hòa bình, là lời lên án chiến tranh có sức vang hƣởng lâu dài.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)