Ngôn ngữ đời thƣờng

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 117)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.3.1 Ngôn ngữ đời thƣờng

Những biến đổi về tƣ duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 kéo theo sự biến đổi về phạm vi đề tài, chủ đề, về cảm hứng sáng tạo. Do đó ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những dấu hiệu của xu hƣớng

đổi mới ấy là việc sử dụng ngôn ngữ hiện thực đời thƣờng - hệ quả của tƣ duy hƣớng vào đời tƣ, bám vào hiện thực đời sống.

Qua trải nghiệm thực tế, cùng với ý thức đƣa tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc, Y Ban đã đƣa vào tác phẩm của mình những tiếng nói của đời sống thƣờng nhật với sự dung nạp của nhiều khẩu ngữ. Một nhân vật trong Cuộc tình Silicol có sử dụng một câu mà có lẽ ngoài đời chẳng mấy ai không biết, chẳng mấy ai chƣa nghe một lần bởi nó là câu cửa miệng của không ít ngƣời: “Ôi dào, có tiền là có tất”. Hay nhƣ lời miêu tả mang đậm chất hàng quán của nhân vật “tôi” trong Tôi và gã: “Gã lại đang ngửa cổ rít thuốc lào. Tôi chờ cho gã phê xong thuốc. Phải mấy phút sau gã mới phều phào: sức khỏe kém rồi, phê lâu”. Cũng có khi đó là một câu tự nghiệm của nhân vật đƣợc bày tỏ theo lối rất dân dã: “Cha mẹ có thành đạt đến đâu mà con cái không học hành đến nơi đến chốn thì cũng vứt” (Gà ấp bóng).

Cùng với việc đƣa chất liệu đời thƣờng vào tác phẩm, ngôn ngữ trong sáng tác của chị nhiều khi còn thô nhám, đôi khi có cả sự suồng sã, bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nó tràn vào câu chuyện một cách tự nhiên, dƣờng nhƣ không phải qua khâu xử lý. Chẳng hạn nhƣ: “…thuê gara thì vừa xa vừa đắt, nhƣng cái chính là giao thông kinh hãi thế kia, bố ai dám lái ô tô ra ngoài đƣờng”. Hay “có ngƣời nhà thuốc vừa rút mũi tiêm ra, nấc nấc lên mấy cái rồi lăn cổ ra chết ngay”(Thần cây đa và tôi). Ở nhiều câu sự hài hƣớc trong cái chất dân dã đời thƣờng lại tạo cho ngƣời đọc một cảm giác rất gần gũi, thân quen: “Từ thƣờng gặp nhiều bộ mặt khác nhau của chồng, lúc xí xớn trêu vợ con, lúc cửng lên coi cả thiên hạ chẳng ra gì” hoặc “chồng Từ lấy chiếc xe quốc cong mông đạp đi” (Xuân Từ Chiều). Trong

Ngoái đầu nhìn lại, cũng có những câu đọc lên thấy rất thú vị. Cái thú vị toát ra từ sự “hồn nhiên” không câu nệ trong sử dụng con chữ của ngƣời nói, chẳng hạn: “tôi định cà khịa nhƣng vì mỗi khi vặn óc để nhớ một câu tiếng Anh tôi lại có khuôn mặt ngỗng ỉa nên tôi chẳng dám cà khịa nữa”.

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ là một trong những cách đem lại cái duyên cho câu nói trong đời sống thƣờng ngày. Khi đi vào văn chƣơng, nó lại thể hiện độ sắc gọn, linh hoạt trong lối diễn đạt. Khéo léo đƣa các thành ngữ vào tác phẩm của

mình, Y Ban đã mang đến sự sinh động cho những trang viết: “Thế là hai ông hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau xông vào cuộc đào mồ đào mả, chốc dây mơ rễ má nhà nhau lên bằng miệng lƣỡi” (Chồng tôi), hoặc: “đấy, chị em thân nhau đến mức ấy cơ mà. Có chuyện thầm kín đến mức sống để dạ chết mang theo còn nói đƣợc với nhau” (Thần cây đa và tôi). Hay “có gì mà lạ, đói đầu gối phải bò, trói vào mà đánhkhen hay chịu đòn” (Xuân Từ Chiều).

Thƣờng những thành ngữ, tục ngữ đƣợc dẫn ra là để khẳng định một chân lý hoặc chứng minh cho một kinh nghiệm nào đó đã đƣợc đúc kết từ thời rất xa xƣa: “các cụ xƣa thƣờng nói họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai hay là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó chính là cái chân của cuộc sống” (Xuân Từ Chiều); “…con và cháu ông không cứu đƣợc là vì ông đã coi con chó quý hơn ngƣời. Các cụ đã có câu cứu một người phúc đẳng hà sa là thế” hoặc “có một vị bác sĩ tay nghề giỏi giang. Lộc vào nhà nhƣ nƣớc. Theo nhƣ các cụ nói thì vị bác sĩ này đang ở vào thời vận đỏ như vông đông như tiết” (Thần cây đa và tôi). Hay đơn giản đó cũng chỉ để tăng tính cô đọng cho một câu nói: “chẳng phải vì cái sự một năm làm nhà, ba năm làm cửa mà vì họ không quan tâm lắm đến việc phải có một bộ cánh cửa chắc chắn” (Làng Cò).

Thực tiễn văn học cho thấy sự gia tăng “thành phần khẩu ngữ” trong tác phẩm văn học không phải là vấn đề mới mẻ, và Y Ban cũng không phải là ngƣời đầu tiên nới lỏng tính khuôn định trong cách sử dụng ngôn ngữ mực thƣớc trang trọng để mở đƣờng cho xu hƣớng tiệm cận ngôn ngữ đời sống (Bởi vì trƣớc đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, để phù hợp với yêu cầu “văn hóa hóa kháng chiến”, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền các đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, khẩu ngữ cũng từng đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện nghệ thuật để tác phẩm có thể đến đƣợc với nhiều đối tƣợng tiếp nhận). Cũng hƣớng tới đối tƣợng tiếp nhận, nhƣng không phải với mục đích tuyên truyền cổ động, Y Ban đƣa vào tác phẩm của mình một lối nói dung dị, đời thƣờng là để tìm ra một con đƣờng ngắn nhất đến với bạn đọc. Điều đó biểu hiện một ý thức tìm tòi, một tinh thần cố gắng trong việc làm mới ngòi bút, làm đa dạng các phƣơng thức diễn đạt của nhà văn.

Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng một đôi chỗ tác giả đã hơi lạm dụng việc sử dụng khẩu ngữ khiến cho nó chƣa thật sự đem lại những hiệu quả thẩm mỹ cho tác phẩm. Chẳng hạn một đoạn văn sau đây chúng tôi cho là sẽ ít nhiều gây phản cảm ở ngƣời đọc: “Chúng nhìn tớ há hốc mồm ra ợ, chúng phát kinh, sau khi ợ một hồi thì tớ đánh rắm, rắm to. Tớ kênh đít lên mà đánh một tràng. Hết ợ lại đánh rắm, tởm thế, bố đứa nào chịu đƣợc. Vậy là giải tán” (Tôi và gã). Vẫn biết rằng, việc sử dụng các chi tiết các phƣơng tiện nghệ thuật, ngôn ngữ biểu hiện đều không nằm ngoài dụng ý của nhà văn. Nó sẽ phục vụ cho một tƣ tƣởng, một ý đồ nào đó mà nhà văn muốn gửi gắm. Tuy nhiên không nên vì quá chú trọng đến nó mà coi nhẹ chất văn cần có của tác phẩm bởi hiệu quả thẩm mỹ bao giờ cũng phải đƣợc tạo ra từ cả hai bình diện nội dung và hình thức.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)