Nhân vật kỳ ảo

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 114)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3 Nhân vật kỳ ảo

Với những tác phẩm mang chứa yếu tố kỳ ảo, việc xây dựng các nhân vật kỳ ảo đƣợc coi là một trong những phƣơng diện quan trọng làm nên đặc trƣng cho tác phẩm. Trong những sáng tác của Y Ban thuộc kiểu loại này, các nhân vật kỳ ảo không chỉ góp phần đa dạng hóa thế giới nhân vật, mà chúng còn là bình diện mới để nhà văn thuận tiện trong việc khái quát sự phức tạp và biến đổi không ngừng của đời sống.

Nhân vật kỳ ảo trong sáng tác của Y Ban đƣợc xây dựng không chỉ theo một motif nhất định mà có nhiều kiểu dạng khác nhau. Có những kiểu nhân vật thần thoại, cổ tích nhƣ: thiên thần, thƣợng đế. Có kiểu nhân vật siêu thực là các hồn ma. Có cả kiểu nhân vật đời thường mang những khả năng thần kỳ.

Kiểu nhân vật thần thoại, cổ tích, là kiểu nhân vật có gốc gác trong văn học dân gian, đó là các vị thần hay thƣợng đế với những diện mạo đƣợc phác họa sơ sài, đôi khi còn giữ nguyên chức phận nhƣ trong văn học truyền thống, đôi khi lại phá vỡ nguyên mẫu để mang theo những biến thiên tính cách và tâm lý nhƣ con ngƣời. Thiên thần trong Tiếng khóc thiên thần hay thƣợng đế trong Câu chuyện tình yêu là lực lƣợng của một thế giới siêu nhiên, mang chức năng phận sự nhất định nhƣ răn dạy, chỉ bảo đối với loài ngƣời mu muội, tham lam hay để cứu rỗi những linh hồn tội lỗi, thực hiện những lời cầu nguyện của chúng sinh.

Từ những vị thiên thần ấy đến một vị Thần cây đa có thói quen ăn kẹo lạc và thích ngồi xì xoạt uống nƣớc chè (Thần cây đa và tôi), hay một vị thần Airet biết

nhớ nhung, biết hạnh phúc trong những phút giây biếng nhác bên ngƣời con gái bằng xƣơng bằng thịt nơi trần thế (Những nghịch lý của thần Airet) thì các nhân vật kỳ ảo này dƣờng nhƣ đã thoát ra khỏi những nguyên mẫu chức năng của nó. Y Ban hoàn toàn có chủ đích khi đời thường hóa các thần bằng những suy nghĩ, cảm xúc của ngƣời trần tục. Khi Thần cây đa trong hình hài của một ngƣời phụ nữ với những câu chuyện “buôn bán” kiểu phụ nữ, với sở thích “bày đặt chuyện nọ, chuyện kia” kiểu con ngƣời thì khi ấy thần cũng chỉ là một con ngƣời thôi. Hay khi thần Airet trong sự day dứt phân đôi của cảm xúc giữa một bên là tình vợ chồng, tình cha con đầy màu sắc của chốn trần ai nhiều hệ lụy và bên kia là thiên chức của một vị thần chuyên gây ra những trò nghịch lý thì khi ấy thần đâu còn nguyên là một vị thần nữa. Tạo ra tính cách, xây dựng đời sống tình cảm cho nhân vật kỳ ảo này, Y Ban đã trả về cho nhân vật những phẩm chất rất đỗi con ngƣời, góp phần xóa bỏ khoảng cách giữa độc giả và nhân vật. Chính khoảng cách gần gũi này, những suy tƣ, chiêm nghiệm về cuộc đời đƣợc nhà văn gửi gắm qua nhân vật dễ dàng đến với ngƣời đọc hiện đại. Tình yêu đƣợc hòa quyện giữa thần Airet và một cô gái trần thế đƣợc miêu tả qua lăng kính ái ân, là một biểu hiện của khát vọng rất ngƣời: khát vọng tình yêu và hạnh phúc đôi lứa.

Đem lại một cảm giác khác với thế giới thần thánh ở trên là thế giới của kiểu nhân vật siêu thực với những hồn ma - hình hài của những ngƣời đã khuất. Một đặc điểm thƣờng thấy ở các nhân vật này đó là: Họ đứng ngoài quy luật trôi chảy của thời gian, thƣờng mang theo âm khí nặng nề mỗi khi xuất hiện hoặc có những biểu hiện “phản vật chất”. Cô gái xin đi nhờ Chuyến xe đêm trong truyện ngắn cùng tên là một cô gái đã chết cách đó bốn chín ngày. Khi xuất hiện trong ca bin cùng Trân thì “bỗng nhiên Trân rùng mình, một luồng khí lạnh buốt nhƣ chích vào da thịt anh”. Rồi khi cô gái nói lời cảm ơn hay trò chuyện với anh, tiếng cô rành rọt nhƣng Trân lại không nhìn thấy cô gái mở miệng ra để nói. Đó chính là biểu hiện của “cái phản vật chất” ở những linh hồn. Dƣờng nhƣ họ tồn tại bởi một cái gì đó mà ta không cảm nhận đƣợc bằng xúc giác. Hình hài của những ngƣời trong phiên chợ rằm dƣới gốc dâu “không phải là da thịt mà chỉ nhƣ không khí cô đặc lại mà

thôi”, và khi họ di chuyển bƣớc chân “sao cứ nhƣ bay, nhƣ lƣớt” trên mặt đất (Chợ rằm dưới gốc dâu cổ thụ).

Đứng ngoài quy luật trôi chảy của thời gian cũng là đặc trƣng thƣờng thấy ở các nhân vật ma. Khi từ giã cõi trần là họ đã bƣớc sang một thế giới khác, thế giới của sự vĩnh hằng. Ở đó họ không hề thay đổi diện mạo trƣớc lúc nhắm mắt xuôi tay. Trong Mắt ma, Đồng bị chết trong chiến tranh vì một mảnh bom phạt ngang mặt, khi anh hiện về trong giấc ngủ của Huấn (để cho Huấn mƣợn đôi mắt nhìn thấu mọi sự), anh cũng xuất hiện với cái hình hài “một bên mặt anh vỡ vụn, máu đã đông đặc” đúng nhƣ trƣớc lúc anh rời xa cõi trần. Tƣơng tự, trong Miếu hoang, con gái của ông lang Vọc chết từ lúc còn nhỏ. Tính đến thời điểm cô hiện về để giúp đỡ một bà lão cô đơn nơi miếu hoang không rõ cô đã chết đƣợc bao nhiêu năm chỉ biết: “cách đây lâu lắm rồi, bà đến ăn xin ở đám ma cháu của ông lang Vọc, thọ trên chín mƣơi tuổi”- Có lẽ đã trải qua mấy đời ngƣời nhƣng khi trở về cô vẫn xuất hiện trong dáng hình một cô bé gái mặc chiếc áo màu xanh. Phƣơng, Thắng, Đồng, hay cô bé áo xanh đều là những ngƣời còn rất trẻ. Vì vậy họ chết đi nhƣng vẫn muốn trở về bởi còn nặng nợ với trần thế. Phƣơng trở về vì còn canh cánh một nỗi mẹ già, Thắng tham dự phiên chợ rằm cũng chỉ với mục đích dùng tiếng sáo trầm bổng mê hoặc để dẫn gọi ngƣời yêu. Nhƣng dù có hoài nhớ đến đâu, họ cũng chỉ là kiếp ma, họ vẫn phải trở về với thế giới của riêng họ “trƣớc khi gửi lại trần gian cái nhìn lƣu luyến và chan chứa ân tình”.

Còn một kiểu dạng nhân vật nữa là nhân vật đời thường nhưng lại có những khả năng siêu phàm. Khả năng này có thể là do ngƣời đã khuất ban tặng (nhƣ Huấn đƣợc ban tặng đôi mắt), cũng có thể là do một đột biến nào đó có ý nghĩa bƣớc ngoặt trong cuộc đời nhân vật (nhƣ nhân vật cô gái trong Bệnh dại sau khi bị chó dại cắn không chết, ngƣợc lại còn có thêm một khả năng thần bí, vƣợt ra khỏi nhận thức thông thƣờng của con ngƣời đó là khả năng giao tiếp với ngƣời âm để tìm những ngôi mộ bị thất lạc của chính những ngƣời đó).

Nhƣng dù ở góc độ nào đi nữa thì đó cũng là những nhân vật để ngƣời viết bộc lộ những suy tƣ, chiêm ngiệm về cuộc sống hiện hữu. Mắt ma thể hiện sự dứt

khoát trong cách sống của nhân vật: “tao là ngƣời dƣơng gian thì hãy để tao nhìn với con mắt của ngƣời dƣơng gian”. Hay trong Bệnh dại, qua những câu chuyện của những ngƣời đến nhờ cô gái có khả năng thần kỳ ẩn chứa nhiều bài học về đạo đức, về hiếu nghĩa.

Bằng việc xây dựng các nhân vật kỳ ảo cộng với việc gia cố chất ly kỳ cho không gian thời gian, cho chi tiết, ta nhận thấy Y Ban có những cách tân riêng trong kỹ thuật tự sự của mình. Nƣơng vào sự đa nghĩa của hình tƣợng kỳ ảo, chị đã vƣợt qua đƣợc cái nhìn hiện thực truyền thống để có một phong cách mới trong việc chuyển tải những ý đồ nghệ thuật, đồng thời mở rộng biên độ cảm nhận cho ngƣời đọc. Điều đó cho thấy những nỗ lực trong sáng tạo của Y Ban nhằm “xóa bỏ khoảng cách trần thuật, xóa bỏ khoảng cách của cái bình thƣờng và cái dị biệt” trong văn chƣơng.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)