Ngôn ngữ đậm chất dân gian

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 120)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.3.2 Ngôn ngữ đậm chất dân gian

Một trong những dấu ấn đặc biệt ở sáng tác của Y Ban đó là chất dân gian trong ngôn ngữ đƣợc sử dụng để xây dựng tác phẩm. Y Ban đã có một tuổi thơ lớn lên bên bờ tre gốc rạ, gắn với những lời ru câu hát ngọt ngào, những bài đồng dao, bài vè trẻ nhỏ. Khi có gia đình, thời gian đầu với những gánh hàng qua khắp các phố phƣờng, những câu chuyện phiếm nơi quán nƣớc vỉa hè lại là niềm vui cho những lúc nghỉ chân, đồng thời nhập vào với chất dân gian đã ngấm từ thuở nhỏ thành một dòng chảy liên tục và mạnh mẽ. Nó đƣợc chọn lọc, hòa quyện với chất hiện đại đời thƣờng nhƣng đầy biến động trở trăn tạo nên một phong cách riêng biệt cho những trang viết của Y Ban.

Ngoài những câu tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn, hàm súc mà chúng tôi đã dẫn chứng ở phần trên, Y Ban còn lồng vào tác phẩm có dung lƣợng lớn những câu chuyện ngụ ngôn, những câu chuyện vui truyền khẩu dân gian đầy tính hài hƣớc nhƣng đậm đặc tính cách ngƣời Việt. Đó là chuyện “Ước con vịt giời” và chuyện

“Ba điều ước” trong Đàn bà xấu thì không có quà. Truyện kể về nỗi ám ảnh của một đời sống vật chất khó khăn, đói kém, miếng ăn không bao giờ đƣợc thỏa mãn: một con vịt giời, một miếng dồi chó cũng là cả một niềm mơ ƣớc. Nhƣng trên hết vẫn là những bài học, là lời răn dạy của cha ông về nết ăn uống. Những đoạn kể

nhƣ thế đôi khi giống nhƣ đoạn ngoại đề, đƣa ngƣời đọc trở về một thế giới xa xƣa nào đó - thế giới tuổi thơ của chính mình với những truyện kể dân gian, đôi khi ý nghĩa đƣợc rút ra từ nó lại là cái cớ để nhân vật tự ý thức hoặc tạo cho cuộc đời mình những bƣớc ngoặt. Ví dụ trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều đã có cả một câu chuyện cổ tích Andecxen đƣợc kể lại - câu chuyện “Bộ quần áo mới của Thượng đế”. Sức cuốn hút của dòng chảy cổ tích, của dòng chảy gọi là văn học dân gian - văn học truyền khẩu ấy đã mê đắm Từ và cô đã quyết định bỏ học trƣờng Y để thi vào khoa Xã hội học của trƣờng Đại học Tổng hợp…

Đặc trƣng dân gian dễ nhận thấy nhất trong sáng tác của Y Ban, đó là những lời hát ru ngọt ngào, những bài dân ca đằm thắm. Từ xa xƣa, cái cò đã đi vào ca dao dân ca nhƣ một biểu tƣợng của ngƣời phụ nữ tảo tần sƣơng nắng, vất vả sớm hôm. Đó là biểu tƣợng đẹp và cũng là biểu tƣợng phổ biến nhất trong những lời tâm tình của ngƣời xƣa. Cái hồn điệu quê hƣơng dân tộc khi đi vào tác phẩm Y Ban có lẽ cũng vì thế mà chủ yếu là những lời ru, điệu hát về cái cò. Làng Cò yên ả, thâm u. Ở đây các bà mẹ chỉ biết ru con bằng câu: “Cái cò là cái cò quăm, mày hay đánh vợ đêm nằm với ai…Cái cò là cái cò quăm, gánh gạo đƣa chồng tiếng khóc nỉ non…”

(Làng Cò).

Tiễn đƣa cu Tũn về lòng đất mẹ, ngƣời chị trong Nàng thơ không khóc, trong đầu nàng chỉ hiện lên kỷ niệm với đứa em thơ và rất nhiều những câu hát nàng đã ru em: “Cái cò đi đón cơn mƣa, tối tăm mù mịt ai đƣa cò về …Cái cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao… Cái cò cái vạc cái nông, ba con cùng béo vặt lông con nào…”. Một phụ nữ nông dân thuần chất sang làm ngƣời giúp việc bên xứ Đài Loan cũng thƣờng gửi gắm nỗi lòng nhớ nhung, yêu thƣơng chồng con quê nhà vào những bài dân ca mộc mạc mà trữ tình thắm thiết. Cũng vẫn là những điệu hát về con cò, vừa làm việc, chị vừa hát cho ông chủ nghe: “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay qua là qua cánh đồng. Tình tính tang là tang tính tình…” (I am đàn bà).

Ký ức tuổi thơ thƣờng là những gì tồn tại lâu bền nhất trong tâm hồn một con ngƣời. Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở vùng quê đất Việt, có lẽ sẽ không bao giờ

quên đƣợc những bài đồng dao, những câu vè của trẻ nhỏ dễ thuộc dễ nhớ. Khi đã trở thành một nhà văn, những bài đồng dao của một thời tuổi thơ cũng theo Y Ban vào những trang viết, nhƣng lúc ấy nó không còn là một câu hát hồn nhiên, vô tƣ nữa. Nó đã đƣợc chỉ dẫn theo ý đồ của tác giả. Nói tới việc nạn mại dâm không ngừng gia tăng do những hạn chế trong pháp luật của nƣớc nhà, Y Ban phê phán: “Từ cổ chí kim ở cái đất nƣớc này là cái thứ vòng vo. Cứ theo bài đồng dao của trẻ con mà xem nhé: Con chim sẻ nó đẻ cành chanh, tôi lấy mảnh sành tôi chanh nó chết, đƣợc ba chậu máu đƣợc sáu nong đầy, ông thày ăn một, bà cốt ăn hai, còn cái thủ cái tai đem lên biếu chú. Chú hỏi thịt gì? Thịt con chim sẻ nó đẻ cành chanh…để rồi thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông, cơm trắng nhƣ bông, gạo thuyền nhƣ nƣớc…”(Thần cây đa và tôi).

Trong sáng tác của Y Ban xuất hiện hai dòng dân gian khác nhau, một dòng thuần dân gian cổ xƣa nhƣ những bài đồng dao, những câu truyện cổ tích, tiếu lâm, những lời ru câu hát dân ca…mà chúng tôi vừa dẫn chứng ở trên, ngoài ra còn một dòng dân gian khác cũng khá phong phú. Gọi là dân gian vì nó cũng là sáng tác truyền miệng, nó không phải là sản phẩm của một cá nhân cụ thể nào mà là của quần chúng, của nhân dân. Còn khác với dòng dân gian truyền thống ở chỗ nó ra đời muộn hơn và gắn với đời sống hiện tại. Tác giả của nó không thuần là cƣ dân nông nghiệp. Còn nội dung thì có phần châm biếm nhiều hơn. Chẳng hạn: “Em ơi, anh đã sẵn sàng, bơm xe, tai nghe thời tiết, mắt liếc đồng hồ, nhổ râu, xâu quai dép về với em đây” (Làng Cò), hay “Tông Đản là chợ của quan - Nhà Thờ chợ của gian ngoan nịnh thần - Đồng Xuân chợ của gian thƣơng - Chợ Giời chợ của nhân dân anh hùng” (Xuân Từ Chiều). Ngay cả dân đề đóm cũng có thơ ca: “Ai ơi cứ chơi số đề - Khi đi một chỉ, khi về bảy cây” hay “Cờ bạc là bác thằng bần - Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm” (Xuân Từ Chiều).

Tóm lại dù là ngôn ngữ dân gian của truyền thống cổ xƣa ra đời từ khi chƣa có văn học viết hay ra đời muộn hơn thế thì khi đi vào tác phẩm của Y Ban, chúng đều có vai trò nhƣ nhau trong việc tạo ra đặc trƣng trong ngôn ngữ biểu hiện của Y Ban. Cái cô đọng hàm súc trong những câu có chứa thành ngữ, tục ngữ, cái sâu xa hài hƣớc trong những chuyện tiếu lâm, ngụ ngôn hay cái ngọt ngào trong từng điệu

hát lời ru không chỉ làm đa dạng hóa lối diễn đạt hoặc mang lại sự mềm mại, mƣợt mà cho những trang viết, mà còn tạo ra sự gần gũi gợi nên cái hồn cốt dân tộc ở ngƣời đọc khi họ tiếp xúc với tác phẩm.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)