6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
2.1.1. Vẻ đẹp mang thiên chức nữ
Nhân hậu thủy chung, giàu đức hy sinh và lòng vị tha vốn là vẻ đẹp gắn liền với ngƣời phụ nữ bao đời nay. Từ hình ảnh “Cái cò lặn lội” trong ca dao đến hình ảnh ngƣời đàn bà ôm con ngóng chồng hóa đá, từ câu chuyện Người con gái Nam Xương đến câu chuyện của Chị Dậu trong văn Ngô Tất Tố, những ngƣời phụ nữ trở thành một điều gì đó thật đẹp, thật cao cả, lớn lao. Một lần nữa những phẩm chất ấy lại đƣợc Y Ban khắc sâu hơn trong tác phẩm của mình.
Truyện Chú Ngoẹo xây dựng cuộc đời một ngƣời mẹ điển hình cho cuộc đời những ngƣời mẹ Việt Nam đảm đang tảo tần. Ngƣời phụ nữ nông dân thuần chất trong truyện sinh đƣợc chín ngƣời con, nhƣng đứa con út lại là một đứa trẻ tật nguyền. Không có sự phân biệt, bà vẫn yêu thƣơng Ngoẹo nhƣ các anh chị của chú vậy. Tảo tần, bà nuôi chín ngƣời con khôn lớn. Khi tất cả đã đủ lông đủ cánh và có thể tự lo cho cuộc sống riêng, thì bao nhiêu tình yêu, sự chăm bẵm bà dồn cả vào đứa con út thiệt thòi: “Mẹ vẫn sống nhƣ mặt trời cần mẫn chiếu rọi cho trái đất. Mẹ không nuôi lợn cấy ruộng nữa nhƣng mẹ vẫn dậy sớm nấu cơm cho chú Ngoẹo ăn”. Vẫn bằng giọng văn giản dị, mộc mạc, Y Ban đã đƣa ra một triết lý sống đơn sơ mà cao cả ở ngƣời đàn bà này - và cũng là lẽ sống của tất cả những ngƣời đã từng là mẹ: mẹ sống vì con đó thôi. Năm mƣơi năm - thời gian ấy không dài cho một cuộc đời bình thƣờng nhƣng với một đứa con tàn tật và một ngƣời mẹ phải thƣờng xuyên ở bên để chăm bẵm từng miếng cơm giấc ngủ thì quả thật đó là quãng thời gian dƣờng nhƣ vô tận. Từng ngày, từng tháng dệt bằng những vất vả lo toan, bằng tình yêu và nghị lực, bằng sự hy sinh và sức chịu đựng phi thƣờng. Chỉ đến khi đứa con mái tóc “bạc trắng nhƣ tóc mẹ” nhƣng “đôi mắt không có tuổi” kia không còn nữa thì mẹ mới yên tâm trút hơi thở cuối cùng.
Ngƣời ta thƣờng nói đến tình mẫu tử nhƣ là bản năng của ngƣời phụ nữ bởi lẽ đối với ngƣời phụ nữ nhiều thứ tình cảm khác có khi đơn giản chỉ là tình cảm đồng loại con ngƣời với con ngƣời, có khi là tình yêu đôi lứa, họ cũng biểu hiện những mẫu tính vốn có của mình. Trong I am đàn bà, một ngƣời phụ nữ nông dân nghèo khó, nhƣng trƣớc một sinh mệnh nhỏ nhoi gần nhƣ không còn sự sống chị vẫn cố gắng ấp nó vào lòng, truyền cho nó hơi ấm và tất cả tình yêu thƣơng có đƣợc từ một ngƣời mẹ. “Nhìn thấy thằng bé tím ngắt bị kiến bu đầy ngƣời”, chị đã hét lên sợ hãi, sau đó thì chị khóc “khóc vật vã, khóc kiệt cùng”. Với bản năng làm mẹ của, chị cởi áo ngoài bọc thằng bé lại rồi đào huyệt. Nhƣng có một dấu hiện khiến chị nhận ra cái sinh linh kia còn sống, thế là “thị cởi nốt chiếc áo lót rồi ôm thằng bé sát vào ngực thị. Một cuộc luân hồi đƣợc nén trong ngực thị, thị cảm nhận đƣợc hơi ấm dần lên trên cơ thể thằng bé”. Chị đã đem nó về nuôi mặc dù “nhà rách nhƣ tổ đỉa” và bốn đứa con với vợ chồng chị thật sự đã là quá tải về kinh tế…
Ngƣời phụ nữ trong Ôn lột tử, Biển và người đàn bà xấu xí còn có biểu hiện mẫu tính cả với ngƣời họ yêu. Họ chăm sóc những ngƣời đàn ông nhƣ ngƣời đàn bà chăm sóc những đứa con: “Với tấm lòng nhân hậu, nàng đan một cái nôi to và đặt anh lên đấy. Đêm đến anh rúc vào nách nàng nhƣ trẻ nhỏ. Nàng âu yếm vỗ về anh rồi kể những câu chuyện cổ tích cho anh nghe. Trong hơi ấm của nàng anh lớn dần lên” (Biển và người đàn bà xấu xí). Ngƣời đàn ông tìm đến với ngƣời phụ nữ trong tình trạng là một kẻ ốm đau, thất bại, bị bỏ rơi. Còn ngƣời phụ nữ họ cứ rộng lƣợng nhƣ biển cả vậy, luôn sẵn sàng dang tay ôm đón, vỗ về, chở che. Họ yêu và sống vì những ngƣời đàn ông ấy. Nhƣng khi ngƣời đàn ông nhƣ con chim đủ lông đủ cánh không cần đến sự chăm sóc của những “ngƣời mẹ” nữa và họ ra đi, thì ngƣời phụ nữ trong đau đớn, họ chết đi mang theo tình yêu hoặc gắng sống trong cô đơn đợi chờ chỉ vì hy vọng một ngày nào đó ngƣời đàn ông sẽ trở về và cần đến sự giúp đỡ của họ. Có lẽ không phải tình yêu làm họ mù quáng mà sự yêu thƣơng bản năng, sự hy sinh bản năng, lòng bao dung bản năng đã làm cho họ vƣợt lên trên cả sự phản bội và lãng quên của kẻ khác.
Gần gụi hơn trong cuộc sống gia đình, Ước mơ của chị bán hàng rong lại là câu chuyện kể về ngƣời phụ nữ hàng ngày quẩy trên vai gánh hàng rong đi khắp các phố phƣờng để mong gánh nặng gia đình đƣợc giảm bớt. Đau đớn, mệt mỏi sau những trận đòn của chồng, buồn bã chán nản sau những lần chứng kiến nỗi “ấm ức, ậm ực” vì miếng ăn của bố đẻ và mẹ chồng… nhƣng chị vẫn âm thầm chịu đựng. Có khi chị khóc để vơi đi nỗi đau, cũng có lúc chị cay đắng không thể khóc đƣợc, song không bao giờ chị bỏ một buổi bán hàng, bởi là ngƣời lo toan tất cả, hơn ai hết trong gia đình chị hiểu nếu chị không đi làm, cả nhà không biết sẽ trông cậy vào cái gì và trên hết là vì những đứa con của chị, vì cuộc sống của chúng. Hình ảnh ngƣời phụ nữ chịu thƣơng chịu khó trong truyện làm ta liên tƣởng đến
Cô hàng xén trong truyện ngắn cùng tên của Thạch Lam. Những ngƣời phụ nữ ấy nhỏ bé mà can trƣờng, giản dị đời thƣờng mà cao cả vị tha.