6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2 Khao khát tình yêu, hạnh phúc bình dị
Bên cạnh việc khắc sâu thêm những vẻ đẹp truyền thống của ngƣời phụ nữ, Y Ban còn dành nhiều trang viết để ngợi ca con ngƣời với những khát khao tình yêu và hạnh phúc bình dị. Một món quà, một bông hoa, một sự quan tâm sẻ chia, một trái tim chân thành, một gia đình ấm cúng với tiếng khóc cƣời trẻ thơ, một bờ vai để nƣơng tựa trong những lúc sóng gió cuộc đời - có lẽ sẽ chẳng còn gì giản dị hơn những ƣớc mơ ấy. Một ngƣời phụ nữ bình thƣờng nhất, không cần phải là ngƣời giỏi giang có địa vị cũng có thể có đƣợc cái hạnh phúc ấy. Nhƣng hạnh phúc cũng giống nhƣ tiền bạc, sự giàu sang, chẳng bao giờ phân phát đều cho tất cả mọi ngƣời. Chính những số phận không đƣợc phân phát hạnh phúc ấy mới là đối tƣợng mà nhà văn Y Ban quan tâm và đồng cảm.
Đó là ngƣời đàn bà góa chồng từ lúc tuổi còn xuân trong Một lần và mãi mãi. Chị đã có con nhƣng thực tế chị chƣa một lần biết yêu và đƣợc yêu. Có lẽ khát vọng yêu đƣơng ấy, vì con mà suốt quãng đời tuổi trẻ của mình chị đã kìm nén lại. Nhƣng khi con đã qua tuổi bế ẵm thì chị lại thành thật với con ngƣời tự nhiên của mình “tôi đã cố quên thế nhƣng không thể nào quên đƣợc. Tôi đã biết tôi sẽ bị trừng phạt cả ở trên trời lẫn dƣới địa ngục nhƣng tôi bất chấp. Tôi chƣa bao giờ yêu và đƣợc yêu. Bây giờ tôi mới biết thế nào là đƣợc yêu”. Tình yêu của chị luôn luôn đi kèm với mặc cảm tội lỗi là bởi ngƣời chị yêu chính là gia sƣ của con gái chị - ngƣời đàn ông trẻ hơn chị nhiều tuổi. Lời giãi bày của ngƣời đàn bà đồng thời cũng là một lời thú tội. Chị hiểu cái giá mà mình phải trả cho bài học tình yêu là gì nhƣng chị vẫn làm. Điều đó chứng tỏ, tình yêu không chỉ là niềm mơ ƣớc mong mỏi mà đã trở thành những cơn khát cháy bỏng trong ngƣời đàn bà ấy.
Cũng vẫn là niềm khát khao đƣợc chở che, đƣợc nƣơng tựa ở một ngƣời đàn ông nhƣng trong Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Y Ban đã nhìn nó từ cảm nhận của một cô gái điếm: “Cả đời làm cái nghề ngủ với đàn ông mà lại đi thèm một bàn tay đàn ông đến vậy”. Có ý kiến cho rằng, đây là cái khoảnh khắc lƣơng thiện lóe sáng trong chuỗi ngày đen tối của cô gái. Thực tế với những ngƣời đã phải làm cái nghề bán thân thì đa phần là bất đắc dĩ, vì thế cái cảm giác “thèm một bàn tay đàn ông”
có lẽ không phải là cái “khoảnh khắc lóe sáng” mà dƣờng nhƣ nó thƣờng trực, nó là niềm ƣớc vọng khôn nguôi. Lời tự diễu của cô gái mang theo một cảm giác thật xót xa chua chát. Đằng sau cái điều tƣởng nhƣ nghịch lý lại là một khát vọng chân thành giản dị nhƣng khó trở thành hiện thực.
Thế mạnh của Y Ban là viết về phụ nữ nên hầu nhƣ tiếp cận đời sống trên phƣơng diện nào ta đều thấy phụ nữ là nguồn mạch cảm hứng nổi bật của nhà văn. Trong đó chị dành một sự sẻ chia lớn lao đối với những ngƣời phụ nữ, những cô gái có những khiếm khuyết về ngoại hình. Nấm trong Đàn bà xấu thì không có quà
hay ngƣời phụ nữ trong Đứa con và người đàn bà tàn tật là những ngƣời nhƣ thế. Nấm là cô gái có đôi chân ngắn hơn bình thƣờng nhƣng bù lại cô thông minh và tràn đầy nghị lực sống. Biết mình không đẹp, thậm chí còn là một cô gái dị hình, Nấm sống cần mẫn hơn, rồi cô cũng đi học đại học và đi làm. Việc đi làm tƣởng chừng đã có thể làm cho Nấm cảm thấy mình không còn là cái gì đó đặc biệt nữa mà cũng bình thƣờng nhƣ bao con ngƣời khác trong xã hội. Nhƣng cuộc sống vốn không giản đơn là có một công việc. Những va chạm hàng ngàys đã làm Nấm thấy sự thiếu hụt của mình so với những ngƣời đàn bà khác. Ngoài một đôi chân ngắn, Nấm vẫn là một cô gái bình thƣờng: “Ngực Nấm căng và tròn. Hàng tháng những giọt máu sinh nở của đàn bà ra đủ ba ngày tƣơi rói” và Nấm cũng có một trái tim biết vui buồn, biết yêu thƣơng và cũng biết khao khát. Hằng đêm Nấm vẫn mơ về “ngƣời đàn ông của nàng với một vòng tay ôm rất chặt. Một cái nhìn thật nồng ấm. Một nụ cƣời nhân hậu. một nụ hôn cháy bỏng…”. Nàng cũng mơ ƣớc đƣợc nhận một bông hoa, đƣợc tặng một món quà nhƣng Nấm luôn luôn ý thức đƣợc chân dung đích thực của mình nên Nấm chua xót nhận thấy “những khao khát kia là một sự xa xỉ mà thôi”. Nhƣng cái ý thức đó không bắt đƣợc nàng dập tắt những khao khát mà ngƣợc lại những khao khát còn ở một mức độ cao hơn: “Một tình yêu, một tình dục, một chồng vợ, một mái ấm gia đình và những đứa con”. Gọi là cao hơn so với những khát vọng trƣớc đó của Nấm thôi, còn nó cũng rất đỗi bình thƣờng nhƣ bao ƣớc mơ của những ngƣời đàn bà bình thƣờng trên thế gian này.
Cũng nhƣ Y Ban, ám ảnh trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ, hay Võ Thị Hảo là những cuộc săn tìm hạnh phúc của những ngƣời đàn bà. Trong đó các chị cũng
quan tâm đến những đối tƣợng đặc biệt. Đó là những ngƣời điên, những phụ nữ tật nguyền nhƣng ẩn sau những ngang trái cuộc đời vẫn sáng lên những khát vọng khôn nguôi về tình yêu hạnh phúc. Nhƣng không giống với Hằng - cô gái tật nguyền hứng những giọt mƣa để kỳ vọng vào hạnh phúc trong Làn môi đồng trinh
của Võ Thị Hảo, hay nhƣ Tâm - cô gái có những khiếm khuyết về hình thể trong
Máu của lá - nuôi dƣỡng niềm tin yêu cuộc sống bằng những lá thƣ của một ngƣời đàn ông; cũng không giống nhƣ nhân vật ngƣời phụ nữ tàn tật tìm kiếm hạnh phúc, tình yêu trong những giấc mơ trong Người đi tìm giấc mơ của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhân vật ngƣời đàn bà tàn tật trong Đứa con và người đàn bà tật nguyền của Y Ban mạnh mẽ và táo bạo hơn nhiều, chị không hề thụ động khi trông chờ vào một điều may mắn, một phép nhiệm màu nào của cuộc đời, cũng không hề ẩn náu trong cõi hƣ vô nào đó, mà niềm khao khát đã thúc đẩy chị chủ động kiếm tìm cho mình cái hạnh phúc đƣợc làm mẹ. Ngƣời phụ nữ tật nguyền ấy không chấp nhận để cho số phận mãi trùm lên mình những nỗi bất hạnh: “Con ngƣời đã làm ra tất cả, thế tại sao lại không chống lại định mệnh để nó cƣớp đi niềm vui hạnh phúc của mình”. Chị “hiểu và yêu cuộc sống”, “chị muốn trở thành một con ngƣời bình thƣờng đƣợc cuộc đời ban cho những điều bình thƣờng sẽ có ở một cuộc đời”. Bởi vậy vƣợt lên trên mặc cảm của bản thân, chấp nhận dƣ luận của ngƣời đời, chị đã xin ngƣời đàn ông cho chị một đứa con. Điều chị cầu xin đã đƣợc toại nguyện, dẫu hạnh phúc không trọn vẹn nhƣng đứa con cũng là niềm an ủi lớn lao cho cuộc đời chị. Đƣợc làm mẹ, làm vợ là những điều bình thƣờng mà ai cũng dễ dàng có đƣợc, nhƣng đối với những ngƣời phụ nữ tật nguyền nhƣ chị đó lại là mơ ƣớc cả đời. Chính vì vậy những nỗ lực để có đƣợc hạnh phúc bình dị kia thật đáng trân trọng và nể phục.
Cũng nói về khát vọng bản năng đƣợc làm mẹ của ngƣời phụ nữ, nhƣng Y Ban đã đặt nhân vật của chị trong nhiều tình huống trớ trêu của cuộc đời để khắc sâu thêm về những điều đem lại ý nghĩa lớn lao đối với ngƣời phụ nữ: Xuân - một ngƣời vợ hiền đảm nhƣng không có con, song đã có đến tám lần chị phải đƣa Từ một ngƣời bạn gắn bó nhƣ em gái- đi phá thai (Xuân Từ Chiều). Xuân đã nén lòng dấu những giọt nƣớc mắt, không biết bao nhiêu lần cô ao ƣớc “làm sao cấy nó
đƣợc vào trong bụng chị nhỉ”. Nghe cứ nhƣ chuyện đùa mà sao tê tái đến vậy. Một cuộc sống giàu sang, thành đạt, một ngƣời chồng đẹp trai và yêu vợ tha thiết, những tƣởng Xuân đã có tất cả. Nhƣng rốt cuộc, tất cả đều không thể bù đắp cho những khát khao mong mỏi một đứa con của Xuân.
Ở một câu chuyện khác mang màu sắc thần thoại Những nghịch lý của thần Airet, Y Ban cũng viết trên nền cảm hứng về khát vọng làm mẹ của ngƣời đàn bà. Hai cô gái xinh đẹp: một Dịu Dàng, một Thông Minh nhƣng họ chỉ có một đôi chân để đi. Điều ấy có vẻ nhƣ không ảnh hƣởng nhiều đến tính cách hiền lành, yêu động vật, thiên nhiên của cô Dịu Dàng và niềm ham mê đọc sách của cô Thông Minh. Điều làm họ đau khổ và thấy mình không bình thƣờng ấy là việc có chung một nơi sinh con: “Cô Thông Minh òa khóc: chị Dịu Dàng ơi khốn khổ thân chúng mình quá. Mình không phải là ngƣời bình thƣờng đâu. Bây giờ làm thế nào? Em muốn sinh con đẻ cái… đây này sách họ viết một ngƣời đàn bà bình thƣờng có một cái đầu, một đôi tay, một trái tim và một nơi sinh sôi thế mà chị em mình lại chung nhau một cái nơi sinh sôi, chị nhƣờng cho em nhé”.
Trở đi trở lại vẫn là những khát vọng gia đình, đƣợc yêu đƣợc làm mẹ của những ngƣời đàn bà. Soi lại, lật đi, cũng vẫn là những ngƣời đàn bà với những khát khao đƣợc sinh con đẻ cái, đƣợc có một ngƣời đàn ông chở che nƣơng tựa. Tại sao vậy? Mỗi ngƣời đàn bà dù ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, mỗi cuộc đời khác nhau nhƣng cuối cùng rồi khát vọng của họ cũng vẫn quy về những mối quan hệ trong gia đình. Tại sao cô gái có đôi chân ngắn lại không ƣớc có một đôi chân dài hơn, tại sao ngƣời đàn bà tàn tật không mơ mình trở thành một ngƣời phụ nữ xinh đẹp, lành lặn và cả cặp sinh đôi Dịu Dàng và Thông Minh kia nữa, sao họ không ƣớc đƣợc đi trên đôi chân của mình? Tất cả họ chỉ chung một mong ƣớc, một khát vọng đó là tình yêu và những đứa con. Phải chăng khát vọng ấy không phải là điều bình thƣờng nhƣ chúng ta vẫn nghĩ. Với ngƣời phụ nữ khiếm khuyết hay lành lặn, tình yêu hạnh phúc gia đình với những đứa con mới thực sự là những điều đặc biệt quan trọng trong cuộc đời họ, là lẽ sống của họ. Y Ban thấu hiểu một cách sâu sắc mặt này ở ngƣời phụ nữ và lý do khiến chị khắc sâu hình ảnh họ với những khát vọng bản năng chính là để cho chúng ta hiểu về họ hơn, biết trân trọng họ hơn.