Sự giao thoa giữa chất báo chí và chất truyện

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 102)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.1.3 Sự giao thoa giữa chất báo chí và chất truyện

Một phóng viên của báo vnexpress hỏi nhà văn Y Ban rằng: “Sau Đàn bà xấu thì không có quà, nhiều ngƣời chê xu hƣớng báo chí hóa văn chƣơng của Y Ban. Chị nghĩ sao? - Tôi tự hào với cách viết đó, đó là xu hƣớng hiện đại văn chƣơng, nếu cứ rề rề, dùng nhiều con chữ để miêu tả thì bạn đọc không chịu đƣợc. Văn chƣơng cũng phải thông tin…Làm báo chí cũng giúp tôi gặp đƣợc nhiều cảnh ngộ để sáng tạo” [69]. Nhƣ vậy có nghĩa là chất báo chí đƣợc tìm thấy trong những tác phẩm của Y Ban, không hoàn toàn là hệ quả tự nhiên của công việc làm báo, là cái chịu ảnh hƣởng từ “bệnh nghề nghiệp” mà nó nằm trong ý thức sáng tạo, trong quan điểm sáng tác của nhà văn. Những tác phẩm có cốt truyện đƣợc xây dựng theo lối này chiếm tỉ lệ không nhiều và mới xuất hiện trong những sáng tác sau này của Y Ban nhƣng nhƣ nhà văn nói, nó là một xu hƣớng hiện đại mà chị là một trong số ít ngƣời đang thử nghiệm nhằm hƣớng tới một cách nhìn mạnh dạn và thẳng thắn, một thái độ nhập cuộc vừa khách quan vừa trực cảm trƣớc những vấn đề nóng của thực tế.

Chất báo chí trong sáng tác của Y Ban thể hiện trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, ở độ gãy gọn trong miêu tả, và thứ hai ở tính chất sự kiện ngƣời thật việc thật, tuy nhiên nó không hề giống nhƣ các tác phẩm ký, phóng sự. Bởi nó không trần thuật một cách xác thực theo kiểu ghi nhanh mà đã đƣợc tổ chức lại, đan cài với những hƣ cấu khác hoặc chỉ nhƣ một gia liệu đƣợc đặt vào lòng một cốt truyện lớn.

Dễ nhận thấy trong truyện ngắn, kể cả tiểu thuyết và truyện vừa của Y Ban, dung lƣợng dành cho miêu tả không nhiều, ngoài những đoạn miêu tả tâm lý trong những tác phẩm có chất truyện nhạt mờ, ta ít gặp những trang tả phông nền, bối cảnh cho nhân vật hoạt động mà chủ yếu mang tính chất điểm, gợi, thông báo: ví dụ nhƣ một bãi tha ma, một rạp chiếu phim, một quán cà phê, một căn nhà nhỏ lụp

xụp…Không phải là tất cả nhƣng đa phần vóc dáng, trang phục của nhân vật cũng đều chỉ đƣợc tả lƣớt hoặc không đƣợc tả. Ngƣời đọc hoàn toàn không nắm đƣợc chi tiết tỉ mỉ không gian diễn ra các sự kiện của câu chuyện cũng nhƣ chỉ biết đến nhân vật qua những từ miêu tả chung chung, chẳng hạn: đẹp, xinh, một khuôn mặt sáng láng tự tin, một thân hình hấp dẫn,…Y Ban tả về thiên nhiên rất hay, rất đẹp nhất là về những cánh đồng với những cơn gió no mùi sữa lúa, những khoảng sáng với không gian nắng lung linh: nắng trên triền đê, nắng của chiều thu, nắng sau cơn mƣa…, tuy nhiên những đoạn miêu tả ấy xuất hiện không nhiều, và thƣờng ngắn, ngƣời đọc đôi khi chƣa kịp thƣởng thức hết cái tinh khôi trong trẻo nên thơ của cảnh vật đã phải bƣớc ra để bắt kịp vào các mảng hiện thực khác của truyện. Nguyên nhân chủ yếu là vì tác giả muốn hƣớng ngƣời đọc tới những sự kiện chính, nắm bắt đƣợc tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm một cách nhanh chóng thông qua một cốt truyện đƣợc triển khai mạch lạc, khúc triết. Đã đành rằng văn chƣơng thì phải có chất văn, thiếu đi những đoạn “trữ tình ngoại đề” ấy, những con chữ sẽ ít có cơ hội đƣợc “nhún nhảy”, trang văn sẽ giảm đi rất nhiều độ mƣợt mà, mềm mại của nó. Nhƣng thực tế về một cuộc sống hiện đại gấp gáp, không cho phép con ngƣời có nhiều thời gian để “nhâm nhi” hoặc dông dài với những chi tiết phụ. Hƣớng tới độc giả, Y Ban đã sử dụng lối nhanh, sắc, gọn trong báo chí, cắt tỉa, lƣợc bỏ những yếu tố không thực sự quan trọng, đƣa tới cho ngƣời đọc một văn bản gãy gọn, không rƣờm rà, để có thể tiếp cận một cách trực tiếp tới chủ đề của tác phẩm. Tuy nhiên cũng phải nói thêm, viết nhƣ thế nhƣng không có nghĩa là Y Ban cứ viết theo một đƣờng thẳng băng, mà rất nhiều những liên tƣởng, tạt ngang tạt dọc vẫn đƣợc sử dụng để cơi nới độ suy diễn ở độc giả, tăng thêm những tầng nghĩa cho tác phẩm.

Sự giao thoa giữa chất báo chí và chất truyện trong sáng tác của Y Ban còn thể hiện trong việc tổ chức sắp xếp các sự kiện ngƣời thật việc thật nhƣng không hẳn trên phƣơng diện đăng tải công bố, truyền bá, mà mang tính chất chính luận thời sự và đôi chỗ có cả tính “chiến đấu” rõ rệt (Đàn bà xấu thì không có quà, I am đàn bà, Thần cây đa và tôi, Xuân Từ Chiều).

Trong tiểu thuyết Đàn bà xấu thì không có quà, tính chất báo chí không dàn trải và lồng ghép vào các chi tiết khác của cốt truyện, nó đƣợc tách ra và nằm gọn trong một phân đoạn đặt trong lòng tác phẩm, phân đoạn có tên là “Buổi sáng”. Ở đây không xuất hiện nhân vật, các xung đột, chỉ có những bản tin rất ngắn gọn của phòng biên tập (nơi Nấm làm việc) đƣợc đọc lên thông qua một câu hỏi “Hôm nay có gì mới không?” và một vài câu bình luận cho sự kiện ấy mà đa phần đó là sự phản hồi mang tính chất châm biếm mỉa mai. Đại loại nhƣ một tin về rùa thiêng hồ Gƣơm nổi trên mặt hồ, trên đầu cụ rùa có một đốm trắng - một điềm báo cho thời kỳ thịnh vƣợng của đất nƣớc - thì sẽ đƣợc kèm thêm một câu bình luận: “Ôi dào, nƣớc hồ Gƣơm ô nhiễm đặc quánh nhƣ vậy, cụ phải chui lên mà thở chứ, chả lẽ chịu chết ngạt à?”. Tin về một chƣơng trình nối vòng tay lớn, speaker bƣớc xuống sân khấu và phỏng vấn một em bé không biết nói, chỉ ú ú ớ ớ, sẽ đƣợc phản ứng lại với một thái độ bất bình: “nhà đài nó coi ngƣời xem là ngu hết cả rồi hay sao mà nó đi dựng một kịch bản bản hề hãm đến thế (…), nó nghèo hơn mọi cái nghèo trên đời này”. Còn những tin động chạm đến quan chức hay các đơn vị của nhà nƣớc thì thƣờng đƣợc kèm thêm thông báo là không đƣợc đƣa tin, sẽ ảnh hƣởng đến dƣ luận, đến phong trào. Chẳng hạn nhƣ “một cậu ấm con một quan chức trong buổi sinh nhật mình đã lấy tiền của bố mua mƣời chiếc xe máy @ tặng cho bạn” hay “mƣời đơn vị đƣợc giao hàng cứu trợ cho đồng bào bị lũ lụt ở miền trung thì có chín đơn vị làm thất thoát 30% đến 70% ”...Trong gần hai mƣơi trang của phân đoạn này, ngƣời đọc nhận thấy hầu hết các bản tin không phải là những sự kiện, sự việc tác giả nghĩ ra để làm rõ công việc hoặc làm sôi nổi không khí của một phòng biện tập báo mà đó hoàn toàn là những sự kiện có thật, ngƣời thật, việc thật đã xảy ra trong xã hội của chúng ta. Do đó chất báo chí ở đây mang tính đăng tải thông tin. Tuy cùng với thời gian nó không còn là những tin thời sự nữa, nhƣng việc đan xen những câu bình luận của các nhà báo lại khiến nó trở thành cái cớ để nhà văn nói tới và phê phán những vấn đề bức xúc của xã hội: tham nhũng, quan liêu, môi trƣờng ô nhiễm, đời sống quan chức xa hoa, bạo lực nhà trƣờng…vì vậy, chất báo chí ở đây có thêm tính chính luận và tính chiến đấu tích cực, biểu hiện một lối viết mạnh và thẳng của tác giả trƣớc những tiêu cực trong đời sống xã hội.

Khác với tiểu thuyết trên, tính báo chí ở Xuân Từ Chiều lại không nằm ở dạng những bản tin độc lập trong một phân đoạn của truyện mà đan xen vào các tình tiết, sự kiện khác. Nó là những đoạn “tạt ngang tạt dọc” khiến cho câu chuyện không bị rơi vào trạng thái trần thuật đều đều, vừa làm tăng sự phong phú của nội dung, vừa tạo nên những tầng ý nghĩa cho tác phẩm. Đó là những câu chuyện ngoài giờ mà Từ cùng đồng nghiệp thƣờng đƣa ra để trao đổi, tranh luận ở cơ quan: nhƣ việc đất rừng của nhà nƣớc ở Sóc Sơn bị cắt đem bán bất hợp pháp với giá hàng tỷ đồng, việc tổng biên tập một tờ báo nhờ quan hệ quen biết xin đƣợc quyết định đi hộ đê để đuổi dân chiếm đất, rồi chuyện ngƣời ta mở những lớp luyện thi cho các cháu chuẩn bị vào lớp một của trƣờng điểm, chuyện đầu tƣ cải tạo đƣờng thoát nƣớc ở Hà Nội nhƣng lụt vẫn hoàn lụt, đến cả những chuyện về

văn hóa tốc độ, văn hóa ứng xử, xã hội xe máy…cũng đƣợc đƣa ra luận bàn. Tất cả đƣợc kể dƣới dạng những câu chuyện phiếm (hoặc để tán gẫu, hoặc để đóng góp cho một đề tài nào đó) nhƣng thật sự nó lại là những vấn đề bất cập mà hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn chứng kiến, có hàng trăm câu chuyện đúng nhƣ thế hoặc tƣơng tự nhƣ thế vẫn xảy ra. Dẫu vậy nó vẫn chỉ là những “sự kiện và bình luận” mà chƣa có một vấn đề nào đƣợc giải quyết triệt để. Bằng cách chêm xen những câu chuyện ngoài lề có tính chất xã hội, Y Ban đã để cho màu sắc chính luận của báo chí đƣợc giao thoa với cốt truyện về số phận của ba ngƣời phụ nữ Xuân, Từ, Chiều. Điều ấy không chỉ đem đến cho tiểu thuyết những thông tin thẩm mỹ nhƣ bản chất phải có của nó mà còn mang đến cả những “thông tin sự thật” rất báo chí. Riêng truyện ngắn I am đàn bà - một truyện ngắn đƣợc lấy tên cho cả tập truyện - chất báo chí không phải nằm trong những đoạn tạt ngang tạt dọc, mà nó nằm ngay trong cốt lõi của câu chuyện, bởi nguyên nó là một mẩu tin trên báo về một ngƣời phụ nữ Việt Nam đi lao động xuất khẩu bị kiện ra tòa vì tội quấy rối tình dục ông chủ mà Y Ban đã đọc đƣợc, sau đó chị xây dựng bối cảnh, bồi đắp những chi tiết theo ý đồ của mình để nó trở thành một truyện ngắn hoàn chỉnh. Truyện những ngƣời Việt Nam đi xuất khẩu lao động bị đánh đập, bị đối xử tàn nhẫn hoặc bị kiện ra tòa nhƣ ngƣời phụ nữ trong tác phẩm, ta vẫn thƣờng thấy trên các báo, hoặc trên phƣơng tiện thông tin truyền thanh, truyền hình. Câu chuyện của

Y Ban không phải hoàn toàn hƣ cấu vì cái cốt của nó là chuyện của ngƣời thật việc thật. Nhƣng khi đọc tác phẩm lên ta không hề có cảm giác đang đọc một bản tin, một phóng sự; không tiếp nhận nó nhƣ tiếp nhận thông tin đơn thuần. Bởi vì nó đã đƣợc viết dƣới cách viết của một nhà văn không phải nhà báo, nó mang đến cho ngƣời đọc sự xúc động từ những trang miêu tả tâm lý của nhân vật, ca ngợi tình yêu thƣơng con ngƣời, khơi gợi sự cảm thông chia sẻ với những khát vọng, những bất hạnh của ngƣời phụ nữ - điều mà báo chí ít quan tâm hơn. Đó là chƣa kể đến việc nhà văn còn phải thêm nhiều chi tiết để biện hộ, để cứu rỗi cho ngƣời phụ nữ ấy, khiến cho câu chuyện có sức nặng, giàu giá trị nhân văn.

Sự thâm nhập giao thoa của báo chí vào các tác phẩm văn học ta thƣờng thấy trong các thể loại ký, phóng sự, tùy bút, còn trong các truyện ngắn, tiểu thuyết thƣờng không nhiều. Y Ban là một trong số ít những nhà văn sử dụng phƣơng thức này để xây dựng, tổ chức tác phẩm. Với lợi thế của việc làm báo, trực tiếp chứng kiến ngƣời thật việc thật, nhiều khi những câu chuyện đã khơi gợi ý tƣởng sáng tạo cho Y Ban hoặc trở thành chất liệu trong tác phẩm của chị. Có thể là chất liệu chính, có thể chỉ là chất liệu gia thêm nhƣng đều có vai trò nhất định trong cấu trúc tác phẩm. Xét một cách tƣơng đối, ở một góc độ nào đó, nó đã rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật, cung cấp những mảng tƣ liệu và chất liệu sống, phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết thực tế của ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)