Gọng trữ tình đằm thắm

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 125)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.4.1 Gọng trữ tình đằm thắm

Có thể nói đây là giọng điệu cơ bản để tạo nên chất nữ tính trong sáng tác của Y Ban. Cái nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dƣờng nhƣ thấm trong từng câu chữ, cất lên từ những lời tâm sự, trong những ƣớc mơ bay bổng, những hoài niệm quá khứ của nhân vật. Thông thƣờng giọng điệu này dễ tìm thấy ở dạng truyện tự bạch, ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” và tự kể về cuộc đời mình, bộc bạch nỗi lòng của mình. Trong sáng tác của Y Ban, không kể là truyện đƣợc kể từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba mà tùy thuộc vào nội dung câu chuyện, tác phẩm có thể dung chứa giọng điệu trữ tình hay không và tùy thuộc vào dòng cảm xúc của nhân vật mà nó mang sự dịu dàng đằm thắm hay xót xa, da diết. Chẳng hạn: khi một ngƣời phụ nữ mất chồng, đêm đêm chỉ còn lại một mình trong sự trống trải, thì suy nghĩ khi ấy của nhân vật sẽ là lời tâm sự rất xót xa “…Xuân không bao giờ dám giƣơng cái tôi lên. Bao nhiêu oan trái của việc không có con, một mình Xuân gánh chịu. Bây giờ trong đêm bao phủ, không còn chồng nữa, cứ khóc đi cho vơi nỗi niềm oan ức, tủi thân của ngƣời đàn bà” (Xuân Từ Chiều), còn khi nhân vật đang trải hồn mình ra để cảm nhận sự yên bình của cuộc sống thôn quê ấm áp, thân thƣơng thì khi ấy cái giọng điệu trữ tình dịu nhẹ sẽ phát huy đƣợc hiệu quả của nó: “tôi thong dong đạp xe trở về nhà, đến con đƣờng xuyên qua cánh đồng, chân trời phía đông hồng hồng rồi đỏ dần. Những tia nắng đầu tiên của ban ngày khỏe khoắn chọc thủng lớp mây xốp màu trắng. Rồi nhƣ vỡ òa ra, ánh sáng chan chứa khắp chân trời phía đông. Ồ, trong cái nền da xanh ngắt của bầu trời và những mảng mây xốp kia tôi đã nhìn thấy một làng quê yên ả…Chao ôi, sao mà thanh bình đến thế!...Tôi thấy yêu cuộc đời, cuộc sống hiện tại quá chừng” (Đi chợ sớm).

Chất trữ tình còn khơi gợi ở ngƣời đọc những khoảnh khắc rung động trong tâm hồn giữa dòng chảy hỗn độn của cuộc sống từ những đoạn miêu tả thiên nhiên của Quê nội với triền đê cỏ úa vàng “chỉ có những bông cỏ may vẫn cứ nhởn nhơ

nô đùa với gió”, “gió thổi tung tóc, dòng sông êm đềm chảy. Vạt ngô bên kia sông xanh tốt lạ thƣờng”, hay của Đất mặn vùng đồi cằn khô với “gam màu bàng bạc của đất, màu vàng úa của lá cây, xam xám của nền trời đông”, của Nơi cha sinh ra

với “đất đai đang phình bụng phơi màu nâu bạc dƣới cái rét. Dăm ba cây cải bắp để dành ra giêng đứng chơ vơ giữa ruộng màu. Nƣớc trong veo, nhạt thếch, đƣờng làng gồ ghề, vắng lặng”, của không khí giữa thu “nằng thủy tinh rờ rỡ ngoài trời, những cái lá trên cây xanh sạch sẽ mơn mởn sau trận mƣa đêm đang làm duyên dƣới nắng” (Người đàn bà đứng trước gương), của thảo nguyên mênh mang nắng gió “mỗi buổi chiều khi hoàng hôn khoác cho trời đất tấm áo choàng màu tím, thì tiếng sáo mục đồng ngân nga réo rắt lòng ngƣời. Một buổi sớm mai khi bình minh lên một màu hồng tƣơi cùng màu xanh mỡ màng của cỏ cây có hai bông hoa mọc lúng liếng giữa hai luống sắc nền ấy, đó chính là đôi mắt và đôi môi của chàng” (Câu chuyện tình yêu). Tuy nhiên chủ yếu vẫn là cái đằm thắm trữ tình bắt nguồn từ những dòng tâm sự, những cảm xúc chủ quan của nhân vật trong những câu chuyện không có cốt truyện nhƣ: Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà và những giấc mơ, Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Chiếc vương miện bằng cỏ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Ở những truyện này giọng điệu trần thuật thong thả, chậm rãi, những sự kiện vốn đã ít song lại bị nhấn chìm bởi cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: “nàng lắc đầu nhiều cái và nuốt nƣớc mắt chảy vào trong ngực. Tuy nhiên từ trong sâu thẳm, cơn đau vẫn âm ỉ. Nàng đâu phải là kẻ hời hợt dễ nhớ dễ quên, nàng đã từng sống hết mình để đạt cảm giác đến tận cùng. Nhiều đêm nàng đã khóc thƣơng con đến tột độ, muốn treo cổ tự tử, nhƣng nàng biết chúng còn yêu nàng lắm nên nàng không thể chết mà thôi” (Người đàn bà đứng trước gương). Đó là một trong chuỗi những diễn biến tâm trạng, suy nghĩ về cuộc đời, về gia đình, sự nghiệp của ngƣời đàn bà dồn chảy trong khoảnh khắc ngắm nhìn toàn bộ chân dung mình trƣớc gƣơng. Lúc ngƣời mẹ ngắm con ngủ và dàn trải rất nhiều những suy nghĩ về thời gian, về tƣơng lai đôi khi cũng là những đoạn tâm tình rất nhẹ nhàng nhƣng sâu lắng: “…ngắm con ngủ, Từ rƣng rƣng muốn khóc, trong sâu thẳm Từ nghĩ thƣơng con cháy lòng. Cái thời đại con đang sống có rất nhiều biến động…Liệu với chỉ tấm lòng mẹ có chở che đƣợc cho con không? Ngay cả bố mẹ của con

đây…khi trong lòng mỗi ngƣời đều đau đáu về những hoài vọng lớn lao khác của cuộc đời để có lúc không còn nghĩ đến con chứ đừng nói là hi sinh vì con cái nhƣ những bậc sinh thành ngày trƣớc, liệu con có bị tổn thƣơng không? Liệu con có hiểu cho nỗi lòng của bố mẹ không?” (Xuân Từ Chiều). Đọc những dòng này ta không hề thấy một Y Ban gai góc, táo bạo, thay vào đó là một Y Ban dịu dàng đa cảm với trái tim giàu tình yêu thƣơng.

Ở những truyện có mối dây nối với quá khứ, Y Ban còn sử dụng hình thức nhật ký, bức thƣ để diễn tả “mảng thế giới của những cái tôi đàn bà phong phú và phức tạp mà sâu sắc”. Dƣới dạng một bức thƣ, nhân vật trong Bức thư gửi mẹ Âu có thể thỏa lòng nói ra những khát vọng thầm kín của mình mà trong những hoàn cảnh khác, nhân vật khó có cơ hội để giãi bày. Mƣợn hình thức nhật ký, trong

Người đàn bà có ma lực, Chiếc vương miện bằng cỏ, Y Ban đã tìm đƣợc cách tiếp cận hiệu quả thế giới nội tâm nhân vật. Ở đó, ngƣời đọc nhƣ đƣợc dõi theo cả một quãng đời tuổi trẻ của ngƣời đàn bà qua từng trang nhật ký. Cấu trúc tự sự dƣới đây đƣợc lặp lại nhiều lần khi nhân vật hồi tƣởng:

“ Ngày …17 tuổi bƣớc vào trƣờng đại học, ta là một cô gái không xinh đẹp, cũng không có duyên. Để bù lại ta thông minh và học giỏi

Ngày 1/7 trên chuyến tàu hôm ấy, ta và cô bạn gái - một cô bé xinh xắn, dịu dàng, thoạt trông rất đáng yêu đi về nhà nghỉ hè…

Ngày …hồi ấy mùa ôn thi thứ tƣ trong đời sinh viên.. Ngày …”

(Người đàn bà có ma lực)

Có thể nói giọng trữ tình, thâm trầm đằm thắm đã tạo cho trang viết của Y Ban một vẻ mềm mại, đầy nữ tính. Nó là những rung động trƣớc một vẻ đẹp, là những tâm tình đƣợc thổ lộ giãi bày, là sự sẻ chia cảm thông với những éo le bất hạnh của ngƣời phụ nữ. Tất cả đều đƣợc “dẫn dắt bởi mẫn cảm bản năng” tuyệt diệu của nữ nhà văn, làm nên cái hồn cốt, cái giai điệu nền nã mà âm vang trong lòng ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)