Niềm tin và nghị lực vƣợt lên hoàn cảnh

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 52)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

2.1.4. Niềm tin và nghị lực vƣợt lên hoàn cảnh

Bằng sự đồng cảm và thiện cảm, Y Ban còn viết về những con ngƣời biết vƣợt trên nhƣng nỗi đau bằng niềm tin và nghị lực. Mấy ai trong cuộc đời lại chỉ gặp những điều may mắn, suôn sẻ. May mắn cũng không phải là điều ngẫu nhiên. Y Ban luôn đề cao những con ngƣời sinh ra vốn đã không may mắn nhƣng lại là ngƣời biết dọn đƣờng cho may mắn đến với mình.

Trở lại tác phẩm Đứa con và người đàn bà tật nguyền, ngƣời đàn bà trong câu chuyện vốn là một ngƣời không may mắn có đƣợc một thân hình bình thƣờng nhƣ

bao ngƣời. Chị bị thọt một chân. Chị không oán trách bố mẹ và đất trời đã sinh ra mình nhƣ thế, “chị có một niềm tin tuyệt đối rằng cuộc đời sẽ công bằng mang đến hạnh phúc cho chị”. Nhƣng cuộc đời vốn khắt khe, nếu nhƣ chị không phải là một ngƣời mạnh mẽ, không phải là một ngƣời dám đƣơng đầu, không phải là một phụ nữ dũng cảm vƣợt lên dƣ luận xã hội thì cái mơ ƣớc của chị vẫn mãi chỉ là ƣớc mơ. Niềm tin không thôi chƣa đủ mà còn phải có hành động. Cái khát khao mong mỏi có đƣợc một đứa con của chị đã trở thành hiện thực - đó là điều may mắn mà chính chị là ngƣời mở lối cho nó. Chị bị ngƣời ta tra hỏi, lên án, chị bị cách chức từ một bác sỹ xuống làm hộ lý. Nhƣng chị đã lƣờng trƣớc hết tất cả, chị vẫn cảm thấy hạnh phúc bởi con tim chị đã không còn nhức nhối, khắc khoải vì cô đơn nữa. Âu cũng là một kết thúc có hậu dành cho những ai biết tin vào cuộc sống và biết vƣợt lên chính mình, “vƣợt lên những khuôn khổ, nếp nghĩ tầm thƣờng của mọi ngƣời vẫn nghĩ”.

Còn Nấm trong Đàn bà xấu thì không có quà cũng là ngƣời có những khiếm khuyết về hình thể. Nhƣng nghị lực của một cô bé vốn có đầu óc sáng láng đã giúp Nấm có đƣợc những thành công nhất định. Nhận thức đƣợc ngoại hình không bình thƣờng của mình, nhiều đêm Nấm đã khóc, đã đau đớn vì cái sự không bình thƣờng ấy nhƣng chƣa bao giờ Nấm nghĩ rằng mình sẽ buông xuôi đầu hàng số phận. Gạt đi sự tự ti, Nấm đã đi học và cũng đã có đƣợc một cái bằng cử nhân đàng hoàng, cũng có một công việc để nuôi sống bản thân. Rồi bao nhiêu những trắc ẩn trong đời sống tinh thần, tình yêu tha thiết với cuộc đời, Nấm đã dồn vào những trang viết. Văn chƣơng thực tế là cứu cánh của Nấm, nhƣng ngƣợc lại cũng phải là ngƣời nghị lực lắm, bản lĩnh lắm, Nấm mới chấp nhận đến với văn chƣơng bởi vì “vinh quang đấy mà nhiều cay đắng lắm”. Truyện ngắn của Nấm đƣợc đăng báo, nhiều phóng viên đã đến để phỏng vấn Nấm nhƣng ngƣời ta chú ý nhiều đến đôi chân của nàng hơn là việc nàng đã viết nhƣ thế nào. Song Nấm đã kiên trì để dần dần chứng minh cho mọi ngƣời biết cái sai trong quan điểm “văn chƣơng là sự cao sang không phải dành cho một con lùn”. Nấm vẫn sống tha thiết, vẫn yêu chân thành và vẫn viết bằng trái tim mình. Bởi Nấm tin và muốn sống một cách mạnh bạo có đôi phần gai góc nhƣ lời khuyến khích của ngƣời phụ nữ cùng làm với Nấm: “Các ngƣời có đôi chân dài thì

tôi có đôi chân ngắn, các ngƣời đi mƣời bƣớc thì tôi đi hai mƣơi bƣớc. Nhƣng con đƣờng không chỉ đếm bằng bƣớc đi mà bằng ý nghĩ”.

Ở tác phẩm Ôn lột tử, nghị lực của ngƣời đàn bà bất hạnh lại đƣợc đánh giá trên một khía cạnh khác. Ngƣời phụ nữ chờ chồng đi kháng chiến xƣa kia đã là những hình ảnh đẹp đi vào thơ văn nhƣ huyền thoại. Điều đó đƣợc giải thích bằng lòng thủy chung son sắt đã có từ ngàn đời của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Nhƣng sự chờ đợi của ngƣời đàn bà trong truyện ngắn này lại không thể giải thích theo cái nghĩa ấy. Chờ đợi một ai đó, chờ đợi một điều gì đó cũng cần phải có niềm tin, đủ sự kiên nhẫn. Chờ đợi một kẻ phản bội vô ơn, có lẽ niềm tin và sự kiên nhẫn của họ phải nằm ngoài sức tƣởng tƣợng. Lẽ nào khi yêu ngƣời đàn bà họ dại khờ đến thế? Gã đàn ông sau khi khỏe mạnh nhờ ngƣời đàn bà đã bỏ đi nhƣ con nhện rời bỏ tổ tò vò. Vậy mà, Bùa vẫn không chuyển nhà “Bùa đan những mũ len, và sống và chờ”. Chị chỉ sợ một ngày nào đó ngƣời đàn ông yếu đuối lại trở về mà không gặp đƣợc chị. Có lẽ sự chờ đợi sẽ là vô vọng nhƣng điều quan trọng là Bùa đã vƣợt lên trên nỗi đau bị phản bội. Dƣờng nhƣ trời phú cho chị một sức mạnh tiềm tàng. Chị vẫn sống và nuôi dƣỡng niềm tin trong sự chờ đợi. Sau những nỗi đau không phải ai cũng làm đƣợc điều ấy. Nó đã chứng tỏ Bùa là ngƣời phụ nữ giàu nghị lực. Mặc dù đây không phải là ý nghĩa chính của Ôn lột tử nhƣng xét ở một khía cạnh nào đó tác phẩm vẫn mang tầng nghĩa này.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)