Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ hóa nhân vật

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 123)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3 Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ hóa nhân vật

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Phiếm chỉ là khái niệm chỉ cái chung chung, không rõ ràng cụ thể ngƣời nào vật nào” [20]. Để phân biệt ngƣời này với ngƣời khác thì tên là yếu tố đầu tiên để nhận diện, là ký hiệu thông thƣờng đơn giản nhất để cá biệt hóa nhân vật. Vậy mà yếu tố này với Y Ban không đƣợc xem là quan trọng. Khảo sát sáng tác của Y Ban, chúng tôi thấy rằng đại đa số các nhân vật của Y Ban đều không đƣợc đặt tên. Có đến 53/85 tác phẩm, tên nhân vật đều mang tính phiếm chỉ hóa. Trong đó ngoài các truyện đƣợc kể từ ngôi thứ nhất - nhân vật xƣng tôi (Đại từ nhân xƣng không phân biệt giới tính), còn lại các nhân vật đều đƣợc gọi tên một cách chung chung đã xác định giới tính. Nhân vật nam thƣờng đƣợc gọi là: gã, hắn, anh, anh ta, ngƣời cha, anh ấy, ông, ngƣời đàn ông, thằng anh, ông cụ… Còn nhân vật nữ thƣờng đƣợc gọi là: thị, nàng, chị, ngƣời đàn bà, ả, đứa chị, đứa con gái nhỏ, cô gái, thiếu phụ, con gái tôi…Đôi khi các nhân vật đƣợc nhắc tới dựa theo các đặc điểm hình thức hoặc nghề nghiệp nhƣ: ngƣời số hai, ngƣời số ba (Tự), ngƣời đàn ông trẻ, ngƣời đàn ông già (Chuyện trong căn nhà nhỏ), chàng chăn cừu, nữ tu sĩ (Câu chuyện tình yêu), gã lái xe (Tiếng khóc thiên thần I), ông chủ, bà chủ (), thày giáo (Cuộc phiêu lưu trên dòng nước ), bà lão, cô bé áo xanh (Miếu hoang), bóng trắng (Phút dành cho tình yêu).

Với cách sử dụng các đại từ phiếm chỉ để gọi tên các nhân vật của mình, Y Ban đã làm nhòa tên tuổi nhân vật nhƣng không hề làm mờ đi đƣờng biên khu biệt giữa các nhân vật ấy (Bởi ngoài cái tên sẽ còn nhiều đặc trƣng nhƣ hình dạng, hành động, tính cách, suy nghĩ…để có thể nhận diện nhân vật) ngƣợc lại nó làm tăng tính khái quát cho những số phận. Là con ngƣời cá thể đấy nhƣng số phận của họ, hoàn cảnh của họ, tâm lý của họ không hề mang tính dị biệt. Xét trên một phƣơng diện khác, khi nhân vật đƣợc gọi bằng những cái tên chung chung, thậm chí một

cách gọi tên có thể dùng ở nhiều tác phẩm khác nhau, khiến cho độc giả phải chú ý nhận diện và tái tạo hình tƣợng nhân vật một lần nữa trong trí nhớ. Và đó chính là một trong những cách để độc giả cùng tham gia vào quá trình sáng tạo nhân vật. Mỗi ngƣời sẽ có một cách lý giải một ẩn số đối với mỗi nhân vật mà họ băn khoăn. Cũng cần phải nói thêm rằng, khi tác giả đặt cho nhân vật là gã, là thị, hay là hắn, là ả… đều không hề có ý miệt thị, mà đơn giản chỉ là một cách gọi chung có thể áp dụng cho nhiều trƣờng hợp, nhiều hoàn cảnh. Về mặt này, Y Ban cũng đã lƣu ý trong phần ghi chú ở cuối một truyện ngắn: “Tôi rất đắn đo trong việc gọi tên nhân vật của tôi vì tiếng Việt có rất nhiều cách để gọi. Nhân vật của tôi là nữ, tôi có thể gọi là: nàng, em, ngƣời đàn bà, ả, thị…hoặc là một cái tên nào đó trong muôn vàn cái tên phụ nữ. Gọi là thị nhƣng có miệt thị nàng đâu. Vậy những ai đọc truyện này hãy tùy thuộc vào tâm trạng và hoàn cảnh cụ thể của mình để đổi cách gọi cho nhân vật của tôi” (Tôi yêu nàng đấy, thị ơi).

Gọi tên theo kiểu phiếm chỉ hóa nhân vật đã xuất hiện trong văn học thời kỳ 1930-1945 mà tiêu biểu là trong những sáng tác của Nam Cao. Nhƣng có lẽ chỉ trong văn xuôi Y Ban nó mới xuất hiện với một tần số lớn nhƣ vậy, và khi cách gọi ấy trở nên phổ biến nhƣ là thói quen thì bản thân nó lại tạo thành một nét nổi bật trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Tất nhiên nó không chỉ là thói quen đơn thuần mà còn là cách gọi mang những dụng ý nhất định của nhà văn, vừa tăng tính khái quát vừa mở ra nhiều khả năng tiếp nhận ở ngƣời đọc.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)