Sự tự ý thức về cá nhân

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 54)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

2.1.5 Sự tự ý thức về cá nhân

Trong văn Y Ban lời ngợi ca không chỉ dành cho những con ngƣời nhân hậu, vị tha với những khát vọng bình dị; cho những tấm gƣơng về nghị lực đáng nể phục mà còn dành cho những phụ nữ yếu đuối, nhƣng trong họ là cả một khối mạnh mẽ quyết liệt những đòi hỏi quyền đƣợc sống, đƣợc yêu, đƣợc nắm bắt cơ hội hạnh phúc. Đó là biểu hiện trƣớc nhất và cũng là sâu sắc nhất của việc ý thức đƣợc cái tôi cá nhân của con ngƣời.

Y Ban không có nhiều tác phẩm viết về phƣơng diện này, nhƣng đã viết thì cực kỳ mạnh mẽ và sâu sắc. Ngƣời con gái trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ là một

công dân bình thƣờng, khát khao đƣợc yêu, đƣợc làm mẹ nhƣng cô đã trở nên thảm hại chỉ vì điều mơ ƣớc ấy bị bao bọc bởi những quan niệm luân lý của thế hệ cũ, có lẽ đã không còn phù hợp. Sau cái đêm đầy nhục nhã đớn đau ở bệnh viện dƣờng nhƣ cô đã ý thức rõ hơn về cái quyền của cá nhân cô: “Con mong muốn tình yêu. Con đã có đầy đủ một tình yêu ấy rồi. Hoặc là bằng, hoặc là hơn. Mẹ và lý trí không cho con buông thả. Giá nhƣ ngày ấy mặc dù tội lỗi mẹ cứ cho chúng con lấy nhau thì con đã trở thành một ngƣời phụ nữ bình thƣờng chứ không phải mang cảnh góa bụa trong cô thiếu nữ kén chồng thế này”. Mất đi đứa con và mất luôn cả tình yêu, dƣờng nhƣ đó là một cú sốc quá lớn đối với một cô gái tuổi đời còn trẻ, nhƣng cô là ngƣời của thế hệ khác với cái thế hệ “đặt đâu ngồi đấy”- thế hệ chỉ bƣớc theo những gì định sẵn. Ở thế hệ của cô - họ sống bằng sự lựa chọn của cá nhân (cho dù sự lựa chọn ấy không phải bao giờ cũng đúng) nên họ mạnh dạn đối thoại, chất vấn với thế hệ trƣớc: “cái giống lạc loài- con và hài nhi của con là cái giống lạc loài… Con là đứa lạc loài? Các em con không lạc loài. Con sẽ không lạc loài nếu nhƣ không bao giờ xảy ra chuyện này. Hài nhi của con sẽ không lạc loài nếu con và anh ấy cƣới nhau. Phải thế không mẹ? Có khác nhau nhiều không mẹ? Cái gì làm thƣớc? Tình yêu hay hôn nhân? Về mặt vật chất cái đêm sinh ra giống lạc loài có giống cái đêm sinh ra giống không lạc loài không hả mẹ? Con yêu mẹ, con tin mẹ nhƣng con cũng yêu sách vở và tin sách vở. Vậy mà con không hiểu đƣợc rằng tình yêu thì đƣợc hết lời ca ngợi nhƣ thế mà tình yêu lại hay sinh ra những giống lạc loài!”. Lời chất vấn không phải là lời trách móc, là sự phủ nhận những khuôn phép cũ. Đó chỉ là mong muốn thế hệ trƣớc hãy nới lỏng những quan niệm nhân văn trong cách nhìn nhận mối quan hệ của con ngƣời, loại bỏ những khuôn thƣớc cứng nhắc để cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vì thế hệ này chỉ có thể sống với sự lựa chọn của mình chứ không thể bắt họ phải sống bằng môi trƣờng, bằng những tƣ tƣởng, những suy nghĩ của thế hệ trƣớc. Dù suy nghĩ trong tình yêu của thế hệ này hay của cá nhân nào đó không phải lúc nào cũng đúng nhƣng dám bộc lộ nó là thái độ dũng cảm của ngƣời phụ nữ hiện đại. Nó chính là “tiếng nói cá nhân, tiếng nói thế hệ”.

Dám thẳng thắn để bộc lộ những ý muốn, quan điểm, đòi hỏi của chính mình là một biểu hiện của ý thức cá nhân, ý thức đó còn đƣợc Y Ban triển khai trên một khía cạnh nữa đó là việc tự nhận ra những giá trị, ý nghĩa của bản thân đối với những ngƣời khác và với cuộc đời. Ngƣời phụ nữ trong Biển và người đàn bà xấu là nhƣ vậy. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận khổ cực, ngƣời phụ nữ xấu còn chấp nhận tất cả những hệ lụy về mình để cứu vớt một ngƣời đàn ông yếu đuối. Ngƣời đàn ông đã dần trƣởng thành, cứng cáp trong bàn tay chăm sóc vỗ về của ngƣời đàn bà ấy. Nhƣng bản chất đàn ông muôn đời vẫn thế, anh vẫn muốn đến với những ngƣời đàn bà xinh đẹp. Nàng có thể bán nhà, bán cửa để mua cho anh một phòng thí nghiệm bên bờ biển. Nàng cũng có thể ép xác mình để chờ đợi ngày anh thành đạt… Nhƣng nàng không đủ sức biến mình thành ngƣời khác. Nàng vẫn là một ngƣời đàn bà xấu xí. Vì thế khi anh trở thành một ông chủ giàu có với đầy đủ uy lực và sức mạnh thì cũng là lúc nàng ra đi. Nàng ra đi vì nhận thức đƣợc rằng “một ngƣời đàn bà xấu xí không thể nào giữ đƣợc một ngƣời đàn ông cho trọn vẹn. Cho dù có phải là một ngƣời đàn ông do mình tạo ra đi nữa, cũng thế thôi”. Nhƣng nàng ra đi không phải trong thất bại, nàng vẫn chiến thắng ít nhất là đối với bản thân nàng, bởi lẽ nàng đã làm tất cả những gì có thể và còn hơn thế nữa. Không hoàn toàn giống nhƣ ngƣời phụ nữ trong Biển cứu rỗi (Võ Thị Hảo) ra đi vì “một chút lòng tự tôn của giống ngƣời”, nàng ra đi nhƣ một ngƣời đàn bà cao thƣợng và kiêu hãnh. Kiêu hãnh vì những gì mình đã làm, kiêu hãnh vì sự thông minh và lòng bao dung của mình: “Nàng là một ngƣời đàn bà nhân hậu. Nàng rất thông minh. Nàng biết việc mình làm. Nàng sẽ giết chết ngƣời đàn ông đó nếu nàng muốn. Nhƣng nàng chẳng làm thế đâu”. Biển cũng hát những lời ngợi ca nàng “chính nàng, nàng là vàng hòa lẫn trong nƣớc biển này”. Biển đem tới cho ngƣời đàn bà bất hạnh sự thanh thản, trả lại cho nàng sự thánh thiện và cao thƣợng.

Viết về những mảng sáng trong cuộc sống đời thƣờng, Y Ban luôn có ý thức tôn trọng cuộc sống riêng tƣ của con ngƣời cùng những rung động cảm tính, bản năng của họ. Đó là cách tiếp cận hiện thực thể hiện sự dân chủ hóa trong văn học, là cách nhìn nhân bản trong việc khám phá con ngƣời và tạo nên sắc thái riêng trong tác phẩm Y Ban.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)