Nhân vật cô đơn

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 111)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2 Nhân vật cô đơn

Trƣớc 1975, con ngƣời trong văn học là con ngƣời tập thể; con ngƣời cá nhân với nỗi cô đơn vẫn đƣợc xem là một chủ đề kiêng kỵ trong văn học. Nhƣng sau 1975, với sự đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật về con ngƣời của nhà văn, với nhu cầu tự ý thức trƣớc sự đổi thay của đời sống xã hội, con ngƣời cô đơn đã trở thành một kiểu nhân vật, một chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều cây bút văn xuôi hôm nay.

“Cô đơn là vấn đề của bản thể cá nhân, nhƣng nó không hẳn là vấn đề riêng tƣ nhỏ bé” [29] Vì vậy đã có không ít nhà văn đi vào khám phá những sắc diện khác nhau của trạng thái này trong con ngƣời: Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu,

Con gái thủy thần, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Quang Thiều với Hai người đàn bà xóm trại, Nguyễn Thị Thu Huệ với Nước mắt đàn ông, Phạm Thị Hoài với Chín bỏ làm mười…Y Ban bằng khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi của đời sống con ngƣời, chị đã khai thác trạng thái cô đơn của con ngƣời một cách tinh tế và sâu sắc. Nhiều nhân vật của chị, cô đơn nhƣ một nỗi ám ảnh thƣờng xuyên truy đuổi, dồn nén cuộc sống của họ.

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố có sức nặng nhất, để khắc họa sự cô đơn của nhân vật đó là việc đào sâu vào tâm trạng, cảm giác, suy nghĩ của nhân vật.

“Motif con ngƣời cô đơn, bất hạnh sau chiến tranh có cả một vệt quang phổ rộng của cách biểu hiện khác nhau” [29]. Đi vào khía cạnh này, Y Ban không sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm, độc thoại với ngƣời vắng mặt hay độc thoại dƣới dạng viết nhật ký, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức nhƣ trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Biển cứu rỗi (Võ Thị Hảo)…mà Y Ban biểu hiện bằng sự im lặng. Nỗi đau bị dồn nén bởi thất vọng vì những đứa con, bởi lạc lõng vì không tìm đƣợc sự chia sẻ của những ngƣời sống chung quanh- ngƣời đàn ông bƣớc ra từ cuộc chiến trong Bản lý lịch tự thuật luôn luôn bị bủa vây bởi sự cô đơn. Triền miên trong sự nín lặng, ông Thông trút những bi kịch của cuộc đời mình vào những tiếng thở dài, vào những ngày tháng “úp mặt vào tƣờng và mở mắt thật to”. Nỗi cô đơn của con ngƣời sau chiến tranh còn là khoảng trống vắng trong tâm hồn của một thiếu phụ khắc khoải chờ chồng đi chiến đấu đƣợc

cảm nhận qua những suy nghĩ của ngƣời con: “mẹ còn trẻ qua, nỗi cô quạnh trùm lên mẹ trong quãng đời còn lại” (Bây giờ con mới hiểu).

Nói về sự cô đơn thâm nhập vào những trang viết của mình, nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang tâm sự cùng báo Văn nghệ Trẻ: “Thực ra cuộc sống của tôi diễn ra rất suôn sẻ, tốt đẹp. Những ngƣời phụ nữ sống quanh tôi cũng không hề gặp bất trắc trong cuộc sống, song không hiểu sao tôi luôn cảm thấy họ cô đơn. Ngƣời phụ nữ cô đơn ngay trong chính gia đình mình, trong cuộc sống hàng ngày mà họ phải đƣơng đầu và họ không có cách gì giải tỏa đƣợc. Điều này luôn ám ảnh tôi” [21]. Sự cô đơn ám ảnh những nhân vật nữ của Nguyễn Thị Châu Giang cũng có phần giống với sự cô đơn đeo đuổi những nhân vật nữ trong sáng tác của Y Ban. Họ cô đơn không phải chỉ khi họ tồn tại đơn thân, một mình, một bóng, họ cô đơn ngay trong chính ngôi nhà mình, cô đơn ngay giữa chốn đông ngƣời: “Ngày ngày con vẫn nhập cuộc, con đi xem, đi vũ hội, đi du lịch những sau tất cả những cuộc vui, con càng cô đơn hơn”. Đó là nỗi cô đơn nặng nề, sâu thẳm của cô thiếu nữ, của ngƣời mẹ mất con trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Nỗi cô đơn ấy vừa là hệ quả của sự mất mát đổ vỡ tình yêu hạnh phúc, vừa do sự khác biệt thế hệ tạo thành, do cả sự thờ ơ lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn của con ngƣời. Trạng thái cô đơn còn là cảm giác hụt hẫng, hoang vắng đến tột cùng của cô gái trong Đàn bà xấu thì không có quà khi mỗi tối không còn đƣợc lắng đợi tiếng chuông điện thoại, đƣợc thủ thỉ bên tai những lời âu yếm ngọt ngào, và trên hết sẽ không còn ai để cô chia sẻ tâm sự, những buồn vui cuộc sống. Sau công việc cô sẽ lại chìm vào nỗi cô đơn. Không yêu thƣơng nhung nhớ, không cả những mong chờ. Đó còn là sự tiếc nuối, và những cảm nhận về hiện tại trống trải cô đơn của ngƣời phụ nữ khi đã sang cái dốc bên kia của tuổi thanh xuân, khi không còn cơ hội để lựa chọn (Người đàn bà có ma lực, Đôi gang tay da màu nâu).

Để khắc họa nỗi cô đơn, ngoài việc chú ý đến đời sống nội tâm của nhân vật, Y Ban còn chú ý đến không gian và thời gian nhân vật hiện diện. Ở phƣơng diện thời gian, Y Ban thƣờng đặt nhân vật vào sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Đa số các truyện ngắn đều xây dựng trên cơ sở hồi tƣởng. Nỗi đau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại là điều giằng xé các nhân vật cô đơn. Thời gian về chiều khi hàng

xóm lách cách tiếng dao thớt để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình là thời gian hay khiến ngƣời đàn bà cô độc trong Người đàn bà có ma lực phải hoài niệm về quá khứ. Cái “quá khứ của một thời trẻ, sống động dàn trải nhƣ một cuốn phim màu với những lời ca êm dịu ngọt ngào” luôn làm ngƣời đàn bà ý thức về hiện tại một mình một bóng trong căn nhà không có hơi ấm đàn ông và tiếng khóc cƣời trẻ nhỏ. Cái khoảnh khắc mỗi mùa xuân về, cũng là thời điểm luôn làm ngƣời đàn bà trong

Đôi gang tay da màu nâu hồi tƣởng về sự khờ dại của tuổi hai mƣơi ba - nguyên nhân của cái hiện tại đơn độc đầy nuối tiếc.

Thời gian để khắc họa nỗi cô đơn còn là những chuỗi ngày phải sống bằng hai con ngƣời với hai khoảng thời gian đêm - ngày khác nhau của thiếu nữ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ: Ngày là con ngƣời của những cuộc chơi, cuộc vui cùng bạn bè. Còn đêm là con ngƣời của đau đớn và nƣớc mắt. Ngày là cuộc sống giả tạo, là niềm vui giả tạo, đêm về mới là nỗi cô đơn nặng nề thấm thía không thể cùng ai chia sẻ. Bằng sự đối lập giữa hai mảng thời gian ấy, sự cô đơn đƣợc phát triển theo thời gian của tâm trạng và thƣờng bị đẩy đến tận cùng cảm xúc trống vắng.

Không gian để biểu hiện sự cô đơn của nhân vật không phải là không gian bao la vô tận để ở đó con ngƣời cảm nhận thấy sự nhỏ bé cô độc mà Y Ban thƣờng đặt nhân vật vào khoảng không gian nhỏ hẹp, không gian gia đình và cô lập nó theo nhiều cách: Đó là không gian tù túng, bức bách của ngôi biệt thự “trong hai lần cổng khóa, bà chủ không có ai để trút bầu tâm sự”(Jô). Là không gian căn phòng nhỏ khép kín của ngƣời đàn bà lỡ thì cô độc luôn đặt đối lập với không gian nhộn nhịp, ồn ào ở các gia đình trong khu tập thể (Người đàn bà có ma lực). Đó còn là “không gian khập khiễng”(chữ dùng của Lê Thị Hƣờng) - không gian mà ở đó “nhân vật tự bộc lộ mình qua lời nói, hành động nhƣng mỗi lời nói, mỗi hành động của nhân vật đều sai nhịp với cuộc sống” [15], nó đẩy nhân vật vào trạng thái bị lạc lõng, không thể hòa hợp đƣợc với những ngƣời xung quanh và vì thế mà cô đơn (Bản lý lịch tự thuật).

Trạng thái cô đơn dù là trong khoảnh khắc hay là sự cô đơn triền miên cũng đều ẩn chứa những hoài vọng và ƣớc mơ, hạnh phúc và khổ đau của những mảnh

đời, những số phận con ngƣời trong cuộc sống. Với khả năng nhận biết và khám phá chiều sâu trong thế giới tâm hồn nhiều bí ẩn, Y Ban đã cho thấy thực trạng tinh thần của con ngƣời trong đời sống hiện đại. Mặt khác bằng những nhân vật cô đơn của mình, nhà văn còn bày tỏ sự đồng cảm đối với những khát khao ƣớc vọng đƣợc hòa đồng, đƣợc hạnh phúc của con ngƣời. Xây dựng các nhân vật cô đơn, vì thế mà mang thêm ý nghĩa nhân văn.

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)