Giọng chiêm nghiệm triết lý

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 130)

6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN

3.4.3 Giọng chiêm nghiệm triết lý

Khi con ngƣời ta từng trải, lại đa sầu, đa cảm, sống nặng với những ký ức - họ sẽ sớm có những nghiền ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời. Với tuổi thơ không phải

lúc nào cũng bình yên, với một cuộc sống gia đình cũng nhiều sóng gió, cộng với những năm tháng lăn lộn ngoài đời bằng đủ nghề để mƣu sinh, Y Ban đã tích lũy cho mình những vốn sống phong phú, những kinh nghiệm, trải nghiệm để dễ dàng hoàn thiện chính mình. Những vốn sống, những kinh nghiệm ấy, không chỉ là chất liệu quý giá cho những trang viết của chị, nó còn là điều kiện để chị có thể “tổng kết nhân tâm thời đại”, để mang đến cho tác phẩm của mình tính triết luận sâu sắc.

Với đặc thù của giới nữ, lại tiếp cận hiện thực từ những vấn đề của cuộc sống đời thƣờng nên trong khi triết lý, Y Ban thƣờng bộc lộ xu hƣớng chiêm nghiệm về nhân sinh thế sự.

Một nhà văn nữ từng nói: “Đời phần lớn là buồn. Ngày nọ rồi tới ngày kia. Mỗi ngày đƣợc thêu dệt bởi những nỗi buồn con con nhiều khi vô cớ” (Thiếu phụ chưa chồng - Nguyễn Thị Thu Huệ). Có lẽ chính vì thế khi đi vào tác phẩm văn học, con ngƣời vẫn là con ngƣời với nhiều nỗi buồn, nhiều khổ đau hơn là niềm vui hạnh phúc. Trong sáng tác của Y Ban, hầu hết các nhân vật dù là đƣợc miêu tả trọn vẹn một cuộc đời, một số phận hay đƣợc cắt ra để chọn miêu tả một khoảnh khắc, một thời điểm thì chúng vẫn là những cuộc đời, những thời điểm của nỗi đau, nỗi bất hạnh. Điều đó lý giải vì sao Y Ban thƣờng hay để cho nhân vật chiêm nghiệm về hạnh phúc trong tƣơng quan với những cay đắng mà họ phải nếm trải: “Sự đời suy thịnh, thịnh suy, hạnh phúc rồi bất hạnh, nó chỉ cách nhau gang tấc mà thôi. Khi hạnh phúc ngƣời ta hƣớng về miền đất hứa, khi bất hạnh ngƣời ta nhớ về bến đò xƣa” (Cái Tý). Cũng tƣơng tự nhƣ vậy ở Sau chớp là dông bão nhân vật chính cũng nhận ra cái chân của cuộc sống rằng: “Ở đời chẳng có phân giới nào rõ ràng cho hạnh phúc hay bất hạnh, sung sƣớng và khổ đau. Những cảm giác đó có một vòng giao thoa rất rộng. Hạnh phúc ƣ? Rồi thì bất hạnh đấy. Sung sƣớng ƣ? Thì sẽ khổ đau ngay”. Cũng với ý nghĩa ấy, trong một tác phẩm khác Y Ban triết lý: “Cũng nhƣ sự sung sƣớng, hạnh phúc, luôn đi kèm theo đó là sự bất hạnh” (Xuân Từ Chiều).

Viết về nỗi đau là một trong những thế mạnh của Y Ban, điều ấy có thể giải thích bởi cảm quan nhạy cảm tinh tế của nhà văn nhƣng có lẽ cũng bởi chị nhận thấy

sự nhiều vẻ của bi kịch cuộc đời: “Vinh quang nào tôi nghĩ cũng nhƣ nhau. Còn cay đắng thì khốn khổ lắm. Nó trăm vẻ” (Con quỷ nhỏ trong tôi). Cái cay đắng trăm vẻ ấy trong tác phẩm của Y Ban lại chính là trăm vẻ cay đắng của ngƣời phụ nữ. Nhìn bằng cái nhìn của một nhà văn, cảm dƣới cái cảm của một ngƣời phụ nữ, nên nhiều triết lý đƣợc viết cũng là triết lý về giới nữ hoặc triết lý dƣới cái nhìn của giới nữ. Họ thƣờng nghiệm ra nhiều điều từ những gì làm cho họ đau khổ. Ngƣời đàn bà làm nghề bán hoa sẽ có triết lý trong khuôn khổ cái nghề của ả: “thƣợng đế chẳng qua chỉ là một gã đàn ông xỏ lá nhất chứ chẳng chơi. Món quà tặng của gã chẳng qua chỉ là những đồng tiền xu có lỗ” (Đàn bà sinh ra từ bóng đêm). Ngƣời đàn bà thành đạt lại có lý của họ khi họ muốn bảo vệ cho những suy nghĩ, những khát vọng của mình: “Khi ngƣời ta thành đạt, ngƣời ta tự cho mình một số đòi hỏi và điều kiện nào đấy” (Gà ấp bóng). Còn ngƣời đàn bà xấu xí, họ lại đem cái xấu xí của mình ra để chiêm nghiệm những ƣớc mơ cuộc đời họ: “nàng muốn mình tuyệt đẹp để có một tình yêu đẹp. Bởi chƣa có sách nào viết rằng ngƣời đàn bà xấu xí có một tình yêu đẹp bao giờ. Nàng Nấm ƣớc mơ mình thật giầu có. Ngƣời nghèo cũng khó có một tình yêu đẹp” (Đàn bà xấu thì không có quà ). Đôi khi trải qua những đớn đau, những kiếp nạn của ngƣời đàn bà, họ thƣờng triết lý về chính những thiệt thòi mà chỉ là đàn bà mới có thể thấu hiểu và sẻ chia cho nhau: “Ừ thì số mệnh con ngƣời phải thế. Đàn bà không khổ cửa phụ mẫu, thì cũng khổ cửa chồng con, có mấy ai vẹn toàn…” (Tự), hoặc “phụ nữ chúng tôi có những giai đoạn chẳng khác nào con gà ấp bóng kia. Còn lại là một tình yêu đích thực” (Gà ấp bóng).

Từ những trang triết lý về con ngƣời nếm trải, Y Ban đã bày tỏ quan điểm về cuộc sống: Cuộc sống của mỗi ngƣời phải là do chính họ tạo dựng và duy trì, đâu cứ phải sống dựa vào một điều gì đó để mình không còn là mình nữa: “Ở dƣơng gian có sáng có tối. Sáng chƣa chắc đã nhìn rõ mọi sự, mà tối đâu phải là không nhìn thấy gì. Ngƣời dƣơng gian ắt sẽ tìm thấy sự tồn tại ở trên đời” (Mắt ma). Cuộc sống là sự tổng hợp phong phú của cả cái xấu và cái đẹp. Bản thân cái xấu, cái đẹp cũng có muôn màu, muôn vẻ nhƣ những suối nguồn đổ ra biển cũng có dòng to, dòng nhỏ, có dòng nổi, dòng ngầm mà không phải lúc nào con ngƣời ta cũng nắm bắt hết đƣợc. Nhƣng trong quan hệ giữa các mặt đối lập, chúng luôn tồn tại song

song. Cái đẹp chƣa bao giờ lấn hết đƣợc cái xấu và cái xấu cũng chƣa bao giờ triệt tiêu đƣợc cái đẹp. Trong một tác phẩm, nhân vật của Y Ban cũng đã có lúc nghiệm thấy điều này: “Từ bỗng ngộ ra rằng, nếu học Y thì cô chỉ có thể cứu chữa cho một số ngƣời thôi. Còn cả một xã hội thì chẳng có bác sĩ nào cứu đƣợc cả. Bởi cái xã hội mà cô đang sống đây, nó không chỉ có một dòng chảy nhƣ con sông kia mà có rất nhiều dòng chảy ngầm” (Xuân Từ Chiều).

Từ trƣớc đến nay Y Ban vẫn là một nhà văn viết bằng sự nhạy cảm và trái tim thƣơng yêu con ngƣời. Dƣờng nhƣ chị luôn luôn “dị ứng” với những đối xử bất công với con ngƣời, thậm chí là sự đối xử bất công với chính bản thân họ. Quan tâm và tôn trọng con ngƣời tự nhiên bản năng, Y Ban đã để nhân vật của mình bảo vệ những nhu cầu chính đáng của con ngƣời một cách quyết liệt bằng giọng triết luận có tính tổng kết với những lý lẽ thuyết phục: “Mọi cảm xúc của con ngƣời đều đang đƣợc nhân loại hoàn thiện cơ mà. Tại sao cảm xúc này lại luôn bị che giấu. Một ngƣời có thể nói to trƣớc đám đông, tôi căm thù tội ác dã man, tôi yêu thƣơng con trẻ, tôi đau xót đồng bào tôi bị thiên tai. Chẳng có ngƣời nào dám nói trƣớc đám đông rằng, tôi ngủ với chồng tôi rất khoái. Tất nhiên đó là cảm xúc riêng tƣ, không cần phải nói trƣớc đám đông. Nhƣng cũng không thể nói đó là cảm xúc xấu xa tội lỗi đƣợc” (Xuân Từ Chiều).

Với giọng điệu chiêm nghiệm triết lý, con ngƣời trong sáng tác của Y Ban đƣợc soi rọi từ nhiều bình diện và tầng bậc, từ con ngƣời của tình cảm đến con ngƣời của lý trí, từ con ngƣời xã hội đến con ngƣời của bản năng tự nhiên. Họ đều là những con ngƣời bình thƣờng, không đƣợc lý tƣởng hóa. Họ khác nhau ở nhiều điểm, nhƣng lại đều là những con ngƣời đã qua những trải nghiệm nỗi đau. Những triết lý của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với số đông, có thể chƣa là chân lý nhƣng đó là một phần có thực trong cuộc đời mà chúng ta không dễ gì phủ nhận. Bởi lẽ trƣớc mỗi triết lý là cả một sự nếm trải những điều không suôn sẻ. Sau mỗi triết lý lại là những suy nghĩ trăn trở nghiêm túc về những vấn đề của cuộc sống. Rõ ràng bằng giọng điệu này, nhà văn đã bộc lộ đƣợc nhân sinh quan và thế giới quan, bộc lộ đƣợc thái độ của ngƣời cầm bút trƣớc hiện thực. Nó không chỉ làm tăng sức khái quát cho hình tƣợng nghệ thuật, nó còn tạo ra chiều sâu cần thiết cho tác phẩm.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đã nhập tịch làng văn bằng một bằng một giọng tâm tình, thành thực đến da diết, khiến ngƣời đọc không thể thờ ơ cũng nhƣ không thể không đặt niềm tin vào một cây bút có nhiều triển vọng mang cái tên Y Ban. Và quả thật, Y Ban đã không phụ lòng mong mỏi của bạn đọc. Khi nền văn học nƣớc nhà đang có nhiều chuyển đổi, khi truyện ngắn khởi sắc bởi một lực lƣợng “Ganepho giàu nội lực”, thì trên văn đàn, trƣớc khi nhắc tới một Thu Huệ từng trải, già dặn so với tuổi đời, một Phan Thị Vàng Anh dí dỏm và thâm trầm khi thể hiện tâm lý của lứa tuổi mới lớn, một Lý Lan tự nhiên mà không kém phần sắc sảo, giới nghiên cứu và bạn đọc không thể không nhắc tới một Y Ban dịu dàng mà riết róng, trào lộng mà suy tƣ khi thể hiện con ngƣời và cuộc đời trong những trang viết của mình.

2. Khảo sát và phân tích tác phẩm của Y Ban dễ nhận thấy: ngòi bút chị tỏ ra linh hoạt và sắc nét khi viết về cuộc sống, về con ngƣời của đời thƣờng, của nhân sinh thế sự. Đây cũng là khía cạnh mà các nhà văn cùng thời với chị lựa chọn để đƣa văn học thăng bằng trở lại sau nhiều năm quá thiên về cái chung, cái vĩ đại. “Sau bao nhiêu năm cách mạng và chiến tranh, tập cho con ngƣời quen với cuộc sống bình thƣờng cũng có bổ ích nhƣ giúp họ nhận ra vẻ đẹp của những cái giản đơn xung quanh - một công việc mà chỉ riêng nghệ thuật là đƣợc giao phó cho chức phận để thể hiện” [35]. Với cách tiếp cận hiện thực không đơn giản phiến diện mà đa diện, nhiều chiều, Y Ban đã đƣa vào tác phẩm của mình những phức tạp đa đoan của đời sống thƣờng ngày. Trong đó không chỉ có những mảng sáng mà còn có những mảng khuất tối. Không chỉ có cái đẹp đẽ mà còn có cái xấu xa, không chỉ có cái ngọt ngào mà còn nhiều cay đắng… Những sắc màu, những cung bậc tƣơng phản ấy cùng với lối viết của riêng mình, Y Ban đã góp một tiếng nói làm phong phú hơn bức tranh văn xuôi nữ đƣơng đại, khơi gợi ở ngƣời đọc khả năng đối thoại và suy ngẫm.

3. Trong văn xuôi của Y Ban, tƣ duy hƣớng nội là một đặc điểm định tính đã phần nào chi phối đến phƣơng thức biểu đạt. Việc tổ chức cốt truyện hay xây dựng

nhân vật trong sáng tác của chị đều thiên về biểu hiện tâm trạng dƣới nhiều dạng vẻ xen lẫn thực và ảo, thời sự và tâm linh. Với cách diễn đạt ngôn ngữ linh hoạt, nhiều cấp độ, với sắc thái giọng điệu đan xen trữ tình, giễu nhại đầy trăn trở và tự nghiệm đã cho thấy cách nhìn con ngƣời và thế giới đa chiều, bộc lộ rõ tính dân chủ và nhân bản trong sáng tác của Y Ban.

4. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong văn xuôi Y Ban, chúng tôi nhận thấy Y Ban thực sự là một nhà văn có trách nhiệm với nghề cầm bút, luôn có ý thức tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới cảm hứng sáng tạo cũng nhƣ bút pháp thể hiện. Thời kỳ đầu, những trang viết của Y Ban thƣờng chứa chan tình cảm, đi sâu vào số phận con ngƣời đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Nhƣng trong những sáng tác gần đây, đặc biệt khi chuyển sang làm báo, thì trang viết của Y Ban ngày càng nghiêm nhặt, khách quan hơn. Không chỉ khai thác thân phận con ngƣời, ngòi bút của chị còn hƣớng ra xã hội, lật xới lên những vấn đề bức xúc của hiện thực, động chạm đến những tầng cõi trong các mối quan hệ xã hội phức tạp. Có thể nói các trang viết của Y Ban ở truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết đã chứng tỏ sức bền, sức dẻo dai và liên tục trong lao động sáng tạo của chị, hơn nữa nó làm thành một “văn hiệu”, một phong cách Y Ban dịu dàng mà quyết liệt.

Với những thành tựu đã đạt đƣợc, Y Ban đã tạo lập cho mình một chỗ đứng trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại nói chung và trong dòng văn học nữ nói riêng. Chị thật sự là một gƣơng mặt gây ấn tƣợng trên văn đàn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Có thể nói con đƣờng sáng tác của Y Ban vẫn đang ở phía trƣớc. Nhƣ chúng tôi đƣợc biết, tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của chị đã lọt vào vòng chung khảo cuộc thi tiểu thuyết 2005 - 2009 do Hội nhà văn tổ chức. Một lần nữa ngƣời đọc lại kỳ vọng vào một ngòi bút luôn thấm đẫm ý thức dân chủ hóa trong cảm hứng sáng tạo, trong tƣ tƣởng nghệ thuật cũng nhƣ trong bút pháp thể hiện của nhà văn.

DANH MỤC TÁC PHẨM CỦA Y BAN

1. Người đàn bà có ma lực (NXB Hà Nội - 1993)

2. Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm (NXB Hội nhà văn - 1995) 3. Vùng sáng ký ức (NXB Hội nhà văn - 1996)

4. Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ (Truyện viết cho thiếu nhi - NXB Kim Đồng - 2000)

5. Miếu hoang (NXB Thanh Niên - 2000) 6. Cẩm Cù (NXB Hà Nội - 2001)

7. Cưới chợ (NXB Thanh Niên - 2004) 8. I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006)

9.Thần cây đa và tôi (NXB Hội nhà văn - 2005)

10. Đàn bà xấu thì không có quà (NXB Hội nhà văn - 2004) 11. Xuân Từ Chiều (NXB Phụ nữ - 2008)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC IN THÀNH SÁCH HOẶC CÔNG BỐ TRÊN CÁC TẠP CHÍ, BÁO VIẾT:

1. Vũ Tuấn Anh. Đổi mới văn học về sự phát triển. Tạp chí Văn học số 4/1995 2. Y Ban. Những trang viết đầu tiên. Tạp chí Tác phẩm mới số 1/ 1998.

3. Lê Huy Bắc. Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo. Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8/ 2008.

4. Lê Huy Bắc. Cốt truyện trong tự sự. Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7/2008.

5. Xuân Cang. Y Ban và những thân phận đàn bà. Báo Văn nghệ số 25/ 2003. 6. Đặng Anh Đào. Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8/2006.

7. Nhiều tác giả. Gặp gỡ các nhà văn trẻ. Tạp chí Tác phẩm mới số 3/ 1996. 8. Nhiều tác giả. Phụ nữ và sáng tác văn chương. Tạp chí văn học số 6/ 1996. 9. Nhiều tác giả. Truyện ngắn hay 1998 (các ý kiến trong hội thảo). Báo Văn nghệ trẻ số 13/ 1999.

10. Nhiều tác giả. Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Đại học Quốc Gia - Hà Nội 1997.

11. Hoàng Ngọc Hà. Những nung nấu nghệ thuật về Hà Nội hào hoa (trích báo cáo kết quả cuộc thi viết tiểu thuyết và truyện ngắn về đề tài Hà Nội). Báo Văn nghệ số 44/ 1993.

12. Nguyễn Hà. Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80. Tạp chí Văn học số 3/ 2000.

13. Võ Thị Hảo. Truyện ngắn chọn lọc. NXB Hội nhà văn 1995.

14. Lê Thị Hƣờng. Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay. Tạp chí Văn học số 4/ 1995.

15. Lê Thị Hƣờng. Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay. Tạp chí Văn học số 2/ 1994.

16. Diên Khánh. Nhà văn Y Ban: Tôi là “ trâu đen”. Thời báo doanh nhân - Xuân Kỷ sửu 2009.

17. Phƣơng Lựu. Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ. Tạp chí Tác phẩm mới số 3/1998.

18. Phƣơng Lựu (chủ biên),Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam… Lý luận văn học. NXB Giáo Dục 2003.

19. Phạm Xuân Nguyên. Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay. Tạp chí Văn học số 2/1994.

20. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng 1997.

21. Kỳ Phong. Các cây bút trẻ đối thoại cùng trang viết - những cuộc đời không yên ả. Văn nghệ trẻ số 10/ 2001.

22. Huỳnh Nhƣ Phƣơng. Văn chương nữ giới - một cách thể hiện ở đời

Một phần của tài liệu đặc điểm văn xuôi y ban (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)