Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 89)

Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tín dụng cần được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, đây là một trong những biện pháp tích cực trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát tín dụng là giúp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy định của ngân hàng. Tài sản đảm bảo nợ vay phải đầy đủ tính pháp lý, phù hợp với quy định của Ngân hàng Kiên Long và Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường giám sát và sử dụng vốn vay:

Sau khi giải ngân, Cán bộ kinh doanh phải kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích, đúng phương án đã đưa ra ban đầu hay không. Việc tăng cường giám sát sử dụng vốn vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, không hiệu quả đỡ phức tạp hơn.

Cán bộ kinh doanh luôn theo dõi, giám sát khoản vay để kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro, cần theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng, dự đoán khả năng biến động tình hình kinh tế, theo dõi việc đóng tiền lãi vay, vốn gốc, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ vay. Nếu phát hiện khách hàng chậm trả lãi hoặc nợ quá hạn, hoặc việc sử dụng vốn sai mục đích, cán bộ kinh doanh có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo giúp chi nhánh hạn chế được những rủi ro, chủ động xử lý và tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

Thông qua các chỉ tiêu định lượng như nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu để đánh giá chất lượng tín dụng. Cùng với việc kiểm tra, giám sát vốn vay, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được thực hiện thường xuyên. Thực tế nhiều khoản tín dụng không có khả năng thu hổi hoặc khó thu hồi đủ giá trị do cán bộ kinh doanh không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay, bỏ qua một số nguyên tắc tín dụng, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nhưng cán bộ kinh doanh không kiểm soát, cố tình làm ngơ và bỏ qua. Có những khoản vay tuy nằm trong nhóm nợ trong hạn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn, khó thu hồi nợ. Để phát hiện kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh, Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng. Hiện nay bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc Hội sở, nên việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện theo định kỳ và theo kế hoạch được Hội sở phân công, tuy nhiên chi nhánh có thể kiến nghị và đề xuất kiểm tra đột xuất khi phát hiện có những dấu hiệu khả nghi, rủi ro có thể xảy ra.

Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ có trách nhiệm:

- Kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng của hệ thống KLB

- Giám sát định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống KLB. Hiện nay, một số hồ sơ lưu trữ của công tác tín dụng còn nhiều thiếu sót, nguyên nhân do khi tiếp nhận hồ sơ giải ngân, cán bộ kinh doanh chỉ dựa vào việc đánh giá và thẩm định khoản vay, thiếu khâu kiểm tra, kiểm soát hồ sơ sau giải ngân đã đầy đủ và có giá trị pháp ký hay không? Vì vậy định kỳ hàng quý, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở bộ phận kinh doanh bổ sung, bổ túc các hồ sơ còn thiếu sót, đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Ngân hàng.

- Yêu cầu, tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra và giám sát tín dụng do các chi nhánh gửi lên. Theo dõi các sai phạm, sai sót của những lần kiểm tra trước, kiểm tra, đối chiếu và báo cáo kịp thời đối với ban lãnh đạo về những trường hợp chưa khắc phục, nguyên nhân và những lý do chưa khắc phục để ban lãnh đạo nắm bắt và hiểu rõ, từ đó có những chế tài, qui định để việc khắc phục sai sót thực hiện trong thời gian nhanh nhất.

- Xây dựng quy chế, quy trình cho toàn hệ thống KLB và giải đáp những thắc mắc, kiến nghị về kiểm tra và giám sát tín dụng của các chi nhánh.

- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hoạt động kiểm tra và giám sát tín dụng cho Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị theo quy định khi được yêu cầu.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là bộ phận vô cùng quan trọng để phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Thông qua hoạt động kiểm soát giúp phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ kinh doanh gây ra. Để hạn chế rủi ro, công tác kiểm soát cần thực hiện các công việc:

- Kiểm tra quy trình giải ngân, đối chiếu ngày tháng để xác định thủ tục về hồ sơ vay vốn, bảo đảm tiền vay và phê duyệt có được hoàn tất trước thời điểm giải ngân hay không.

- Cán bộ kinh doanh có theo dõi bổ sung những loại giấy tờ còn thiếu trong hồ sơ vay vốn của khách hàng hay không.

- Tất cả các khoản vay đã thực hiện có được phê duyệt đúng thẩm quyền không.

- Cán bộ kinh doanh có theo dõi và lập danh sách các khoản vay quá hạn hàng tuần, hàng tháng và trình báo cáo cho ban lãnh đạp hay không.

- Quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra chéo (thành phần kiểm tra chéo là các phòng giao dịch và phòng kinh doanh của chi nhánh)

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, cán bộ kiểm tra cần quan tâm đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh như đánh giá và phân loại nợ của cán bộ kinh doanh có chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng hay không? Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra

tùy thuộc vào tình hình, hoàn cảnh, tính chất công việc kiểm tra, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng kiểm tra.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)