Quy trình và các sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 57)

NHKL hiện nay có các sản phẩm tín dụng sau;

(1) Cho vay phục vụ đời sống. Là sản phẩm nhằm đáp ứng các mục đích phục vụ đời sống như: Giao dịch bất động sản; mua sắm các sản phẩm như xe ô tô các loại, các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc hành nghề độc lập; học tập trong nước hoặc nước ngoài; đi làm việc hoặc du lịch ở nước ngoài; các dịch vụ y tế và các nhu cầu khác phục vụ đời sống.

(2) Cho vay sản xuất kinh doanh. Là việc tài trợ vốn đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật.

(3). Cho vay trả góp đối với cán bộ, công nhân viên là việc tài trợ vốn cho các cá nhân là CB-CNV nhằm cải thiện đời sống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà không cần tài sản đảm bảo.

(4). Cho vay mua xe ô tô. Là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn cho khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua xe ôtô phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.

(5) Cho vay du học. Là việc tài trợ vốn cho các cá nhân có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học nước ngoài.

(6) Cho vay trả góp. Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng trong việc chi tiêu mua sắm hoặc làm vốn kinh doanh nhỏ, lẻ với nhu cầu chi tiêu không lớn, trả nợ vốn và lãi hàng ngày.

(7) Cho vay giao dịch bất động sản. Là sản phẩm nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu vay vốn để giao dịch BĐS như hoạt động sửa chữa hoặc xây nhà ở, hợp thức hóa hoặc nhận chuyển nhượng (mua) bất động sản, v.v.

(8) Cho vay sản xuất nông nghiệp. Là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, v.v), phát triển cây công nghiệp, v.v. Các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp thuộc khu vực nông thôn.

(9) Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, ngoại tệ. Là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu cầm cố sổ (thẻ) tiết kiệm, giấy tờ có giá, ngoại tệ để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay phục vụ đời sống/tiêu dùng. (10) Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Là sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh chứng khoán (CK) của khách hàng đang sở hữu CK niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết.

(11) Cho vay sinh viên. Là việc hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại, v.v.

Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi ngân hàng tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng đã tất toán nợ vay, thanh toán hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo. Quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện qua năm giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn. Giai đoạn 2: Phân tích và thẩm định tín dụng.

Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng. Giai đoạn 4: Giải ngân

Giai đoạn 5: Kiểm tra, giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng tín dụng. * Tìm kiếm khách hàng và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn.

- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn

Phòng tiếp thị, nhân viên tiếp thị, nhân viên tính dụng chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị quảng bá sản phẩm, xác định nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và thu thập thông tin, tổng hợp thông tin. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhân viên kinh doanh ghi nhận và trao đổi với khách hàng để thu thập sơ bộ các thông tin cá nhân, thông tin về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh và các vấn đề liên quan khác.

- Thông báo hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và các thủ tục vay vốn + Đối với các khách hàng có khả năng được cấp tín dụng, nhân viên kinh doanh thông báo cho khách hàng biết các điều kiện, thủ tục vay vốn đề nghị khách hàng cung cấp các giấy tờ:

+ Hồ sơ pháp lý bao gồm

Đối với khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam phải có chứng minh nhân dân; Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3);

Đối với người có quốc tịch nước ngoài: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy Thông hành hoặc Giấy chứng nhận tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú (do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cung cấp);

+ Đối với doanh nghiệp:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động;

Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

Điều lệ tổ chức và hoạt động. Quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt; điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tập đoàn;

Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn; Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng;

Danh sách thành viên hội đồng quản trị, Ban điều hành, kế toán trưởng; + Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm;

Phương tiện vận tải phải có giấy tờ đăng kiểm, giấy phép lưu hành (bản chính) Đất, tài sản gắn liền với nhà ở. Bản chính các giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; trích phục lục bản đồ thửa đất; quyết định giao đất, thuê đất, v.v.

Tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu (bản chính)

Hàng hóa (hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, tờ khai hải quan, v.v) Các Giấy tờ có giá và các chứng từ có giá; Bản chính các giấy tờ và chứng từ Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản đối với các tài sản phải đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và bản chính giấy ủy quyền hưởng thụ bảo hiểm cho NHKL đã được xác nhận của cơ quan bảo hiểm;

+ Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tuong lai. Bản chính các giấy tờ chứng minh việc hình thành tài sản. Giấy cam kết cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, trong đó phải nêu rõ quá trình hình thành tài sản và đặc điểm tài sản.

+ Báo cáo tài chính.

+ Các chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Chứng minh mục đích sử dụng vốn

+ Các loại hồ sơ khác tùy trường hợp cụ thể.

- Đối với khách hàng chưa hoặc không đủ điều kiện cấp tín dụng: nhân viên kinh doanh báo cáo lãnh đạo xem xét, quyết định trước khi từ chối cho vay hoặc đề nghị khách hàng cung cấp đủ hồ sơ và thông tin cần thiết.

- Kiểm tra, xác minh thông tin. Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.

Các bạn hàng/đối tác, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan thuế, v.v..) Các Ngân hàng mà khách hàng hiện đang vay vốn/ trước đó vay vốn. Giai đoạn 2: Phân tích và thẩm định tín dụng

Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm phân tích và đánh giá khách hàng vay vốn:

- Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn (tùy đối tượng vay vốn) + Năng lực pháp luật và năng lực hành vi

+ Tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng

+ Quan hệ tín dụng đối với Ngân hàng Kiên Long và các tổ chức khác.

+ Quan hệ tiền gưởi đối với Ngân hàng Kiên Long (hiện tại, tiềm năng) và các tổ chức tín dụng khác (nếu có)

- Phân tích, thẩm định phương án, dự án

+ Mục đích là để kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án; khả năng trả nợ và những rủi ro tiềm ẩn để góp phần vào việc ra quyết định tín dụng.

Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng. Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay. + Phân tích, thẩm định phương án, dự án của khách hàng.

+ Phân tích, thẩm định khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. - Dự kiến lợi ích khi thiết lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng - Xác định phương thức và số tiền cho vay

- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

- Thẩm định, kiểm định tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có) Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng

- Lập tờ trình thẩm định cho vay - Quyết định tín dụng

+ Phê duyệt khoản vay

Nội dung duyệt cho vay phải xác định rõ: số tiền, lãi suất, thời hạn, phương thức cho vay và các điều kiện khác có liên quan đến khoản vay. Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

Bước 1: Nhân viên kinh doanh: trình Tờ trình thẩm định cho vay kèm theo hồ sơ vay vốn cho Tổ trưởng Tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng.

Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình thẩm định cho vay của NVKD kèm hồ sơ vay vốn, Tổ trưởng Tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra xem xét và thẩm định lại khách hàng vay vốn và nhận xét đề xuất của NVKD.

Trường hợp cho vay, tổ trưởng Tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng ghi rõ ý kiến đề xuất lãnh đạo đơn vị quyết định.

Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đày đủ thì Tổ trưởng Tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng yêu cầu NVKD thực hiện các thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.

- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình cho vay nếu tờ trình thẩm định không đạt yêu cầu.

- Đề nghị không cho vay nếu khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Bước 3: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của NVKD và Tổ trưởng Tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng, căn cứ vào quy định hạn mức phán quyết cho vay và cấp bảo lãnh tại các đơn vị trực thuộc NHKL, Lãnh đạo đơn vị hoặc Ban tín dụng tại chi nhánh chịu trách nhiệm xem xét, quyết định tín dụng.

Bước 4: Phòng tín dụng tại chi nhánh, Phòng kinh doanh tại Hội sở: chịu trách nhiệm thẩm định lại Tờ trình thẩm định và hồ sơ của đơn vị cho vay (có thể thẩm định trực tiếp khách hàng nếu xét thấy cẩn thiết), tính khả thi của phương án dự án, tình hình tài chính của khách hàng, tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.

Bước 5: Giám đốc chi nhánh, Ban tín dụng, ban Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng: Chịu trách nhiệm xem xét quyết định tín dụng: duyệt cho vay; duyệt cho vay có điều kiện; yêu cầu bổ sung hồ sơ; không cho vay.

- Thời gian thẩm định, tái thẩm định và quyết định cho vay

Trường hợp trong quy định mức ủy quyền phán quyết của đơn vị cho vay không quá 7 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với trung, dài hạn phải thông báo đến khách hàng bằng văn bản.

Các trường hợp vượt định mức ủy quyền phán quyết của đơn vị cho vay trong thời gian không quá 7 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với trung, dài hạn đơn vị cho vay phải trình lên cấp có thẩm quyền xem xét.

- Soạn thảo, ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục liên quan như; soạn thảo hợp đồng. Kiểm tra nội dung và ký kết hợp đồng. Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao nhận tài sản bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan.

Giai đoạn 4: giải ngân

Việc giải ngân của NHKL nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích nên NH ưu tiên cho việc giải ngân trực tiếp cho người hưởng thụ, ưu tiên việc giải ngân bằng chuyển khoản thay vì bằng tiền mặt.

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, NVKD lập thủ tục giải ngân theo đề nghị của khách hàng.

Thực hiện hiện giải ngân theo Quy trình thu chi của NHKL đối với khách hàng được quy định trong từng thời điểm cụ thể.

Giai đoạn 5: kiểm tra giám sát; thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. - NVKD và các bộ phận có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

- Thu nợ gốc, lãi tiền vay và xử lý những phát sinh của NHKL theo từng thời điểm cụ thể.

- Quản lý nợ có vấn đề.

- Thanh lý hợp đồng, tất toán khoản vay.

Thanh lý hợp đồng tín dụng, sau khi khách hàng vay đã hoàn trả đầy đủ nợ gốc, lãi tiền vay và các chi phí hợp lý phát sinh (nếu có)

Giải chấp tài sản đảm bảo, hoàn trả lại giấy tờ bản chính quyền sở hữu và quyền sử dụng cho khách hàng theo pháp luật hiện hành.

- Lưu trữ hồ sơ, thực hiện theo quy định của NHKL và quy định của pháp luật.

Từ quy trình cho vay ở trên cho thấy NHKL đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng khá chặt chẽ nhằm đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu rủi ro nhất

cao nhất. Trong quá trình xây dựng quy trình tín dụng NHKL cũng có sự tham khảo quy trình tín dụng của các ngân hàng bạn và tuân thủ đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.1.3. Thực trạng về hoạt động tín dụng dối với Khách hàng cá nhân tại KLB – Chi nhánh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2010 – 2013

Có thể khẳng định rằng, hoạt động cho vay là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh, vì thế ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa đã chủ trương “đẩy mạnh doanh số cho vay trên cơ sở đảm bảo uy tín, chất lượng tín dụng”, quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh, vững chắc, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó khăn khi mà nền kinh tế trong nước và trên thế giới đang khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. Và thực tế hoạt động trong những năm gần đây của chi nhánh đã cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.8 : Dư nợ của Khách hàng cá nhân giai đoạn 2010- 2013

(Đơn vị tính: tỷ đồng) DƯ NỢ NĂM 2010 2011 2012 2013 Tổng dư nợ 241 388 366 320 Ngắn hạn 161 318 206 157 Số lượng KH 1,920 2,015 1,029 698 Trung dài hạn 80 70 160 163

Số lượng KH trung dài hạn 951 1,074 1,751 1,719

Tổng số lượng KH 2,871 3089 2780 2417

Nguồn: Sao kê dư nợ chi nhánh Khánh Hòa các năm từ 2010 – 2013

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của KL– Chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2010 – 2011 có sự tăng trưởng cao. Năm 2010, dư nợ của chi nhánh đạt chỉ đạt mức 241 tỷ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 388 tỷ đồng, tăng lên 147 tỷ đồng tương đương tăng 61% so với năm 2010. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2012 đến năm 2013 tổng dư nợ khách hàng cá nhân của chi nhánh có xu hướng giảm xuống. Cụ thể là năm 2012 giảm 5,7% so với năm 2011, năm 2013 giảm 12,6% so với năm 2012.

Qua số liệu cho thấy năm 2012 được xem là điểm đánh dấu sự xuống dốc của KLB- Chi nhánh Khánh Hòa nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Đây cũng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 57)