Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 94)

Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/TT-NHNN ngày 23/1/2013 về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thực trạng tồn tại hiện nay không chỉ xảy ra ở Ngân hàng Kiên Long mà xảy ra ở một số ngân hàng là việc phân loại nợ không đúng với qui định của ngân hàng Nhà nước, cơ cấu thời hạn trả nợ không đúng tình hình thực tế của các khoản nợ, dẫn đến việc đánh giá công tác tín dụng của các ngân hàng không đúng với tình hình thực tế đang xảy ra trong hệ thống ngân hàng. Những khoản nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn tăng cao, dẫn đến các ngân hàng bị đánh giá là những ngân hàng yếu kém, trong tình trạng phải tự tái cơ cấu hoặc sáp nhập, gây ra những biến động lớn trong hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Những khoản nợ xấu được biến hóa, được các ngân hàng đưa về những nhóm nợ tốt, trong khả năng kiểm soát nhưng thực tế đó là những khoản nợ có khả năng mất vốn cao. Những khoản vay thuộc nhóm 4, nhóm 5 được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thậm chí tất toán hồ sơ vay và lập lại hồ sơ vay vốn mới để những khoản nợ này trở về là những khoản nợ mới, thuộc nhóm 1, nhóm 2, điều này dẫn đến việc đánh giá công tác tín dụng trong thời gian qua không đúng tình hình thực tế, và gây ra

những hệ lụy, hậu quả xấu cho hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng niềm tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính. Vì vậy, Thông tư 09/2014/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực kể từ 20/04/2014. Giúp hạn chế việc đảo nợ, đánh giá các khoản nợ không đúng của ngân hàng, giúp lành mạnh hóa và đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định.

3.2.6.1 Phân loại nợ:

Phân loại nợ là việc sắp xếp các khoản nợ gốc vào nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trên cơ sở đó, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro.

a. Theo phương pháp định lượng, ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

 Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

b. Theo phương pháp định tính, nợ được phân thành các nhóm tương ứng sau:

- Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Phương pháp định tính cũng phân nợ thành năm nhóm như đối với phương pháp định lượng nhưng việc phân nhóm này không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà căn cứ trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước chấp thuận. Phân loại nợ theo phương pháp định tính có thể khiến tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng gấp 2-3 lần so với cách phân loại theo phương pháp định lượng chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay, đặc biệt khi có những biến động bất lợi của nền kinh tế trong thời gian qua. Mục đích của việc phân loại nợ là để xác định chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Để việc phân loại nợ chính xác thì phải có công nghệ tốt, nhân lực trình độ cao, phân loại nợ thực hiện 1 tháng 1 lần để sớm phát hiện các khoản nợ xấu phát sinh, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý kịp thời, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của KLB Khánh Hòa.

Dự báo tình hình khách hàng, nắm bắt kịp thời các dấu hiệu có liên quan để nhận định tình trạng khách hàng, hỗ trợ cho công tác phân loại nợ đạt kết quả chính xác.

3.2.6.2 Trích lập dự phòng rủi ro: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tỷ lệ thuận với các nhóm nợ, cụ thể như sau: - Nhóm 1: 0%

- Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%

Số tiền dự phòng cụ thể các ngân hàng phải trích lập được tính theo công thức: R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Như vậy, với quy định nêu trên, việc xác định số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào số nợ gốc của khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị

của tài sản bảo đảm sẽ được sử dụng để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể, mà chỉ những tài sản đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Ngân hàng có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

- Thời gian tiến hành phát mại tài sản bảo đảm theo dự kiến của tổ chức tín dụng là không quá một (01) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá hai (02) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi bắt đầu tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm.

- Bên cạnh việc trích lập tỷ lệ dự phòng cụ thể, các tổ chức tín dụng còn phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Trích lập dự phòng rủi ro phải dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên cơ sở nợ quá hạn. Việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập, tiền lương của cán bộ nhân viên nên các chi nhánh, đơn vị thường mang tâm lý đối phó. Do đó bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần kiểm tra nghiêm túc để đảm bảo việc trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của chi nhánh và đơn vị.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 94)