Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 71)

Việc xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định và quản lý rủi ro tín dụng. Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa rất chú trọng đến việc xây dựng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nhằm giám sát hệ thống QLRRTD đảm bảo hệ thống này được triển khai phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô và các loại hình rủi ro của chi nhánh.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của phòng quản lý rủi ro

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro

Công tác quản lý rủi ro tín dụng:

- Quản lý rủi ro tín dụng cho toàn hàng.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về đo lường rủi ro tín dụng

- Xây dựng quy định về hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng, làm cơ sở phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng.

- Đề xuất ban hành cơ cấu danh mục ngành nghề để cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Kiểm soát, đánh giá thực hiện, dự báo rủi ro và đưa ra phương án điều chỉnh danh mục ngành nghề cấp tín dụng.

- Đề xuất mở rộng hay thu hep ngành, đối tượng được cấp tín dụng trong từng thời kỳ.

- Đưa ra ý kiến độc lập về mặt cảnh báo rủi ro đối với các hồ sơ tín dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro.

- Có ý kiến độc lập trên phương diện quản lý, cảnh báo và đánh giá toàn diện các rủi ro đối với hồ sơ ủy thác cho vay, cho vay đồng tài trợ do Kienlongbank chủ trì.

- Có ý kiến độc lập trên phương diện quản lý, cảnh báo và đánh giá toàn diện các rủi ro đối với các hồ sơ cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị theo các quy định, quy trình của ngân hàng về giải quyết cơ cấu nợ.

- Đánh giá rủi ro các hồ sơ cho vay, tiền gửi ngân hàng.

- Theo dỏi thực hiện phân nhóm nợ và các cam kết ngoại bảng.

Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý rủi ro thị trường Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng Bộ phận Quản lý rủi ro vận hành

- Soát xét các báo cáo phân nhóm nợ trên hệ thống. theo dõi tình hình biến động của phân nhóm nợ, biến động của các cam kết ngoại bảng để cảnh báo cho các dơn vị thực hiện.

- Tính toán số liệu và trích lập dự phòng rủi ro.

- Tổng hợp phân nhóm nợ và tính toán số liệu về trích lập dự phòng rủi ro cho toàn hệ thống vào hảng tháng, quý. Chuyển số liệu về từng đơn vị.

- Quản lý kênh thông tin CIC.

- Kiểm soát chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng cập nhập trên TCBS, làm cơ sở để cung cấp thông tin trên CIC.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn các thông tin cần khai thác để yêu cầu đối tác CIC thực hiện. Cung cấp thông tin cho CIC theo quy định.

- Tổ chức tín dụng ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa luôn hoạt động nhất quan theo chiến lược mà BGĐ đã đề ra. Các thanh tra viên luôn chú ý đến việc kiểm tra, mức độ đánh giá RRTD do TCTC áp dụng, rà soát việc thực hiện: triển khai chính sách, triển khai các quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức, triển khai một hệ thống đánh giá và cải tiến các hoạt động có hiệu quả. Giám đốc của chi nhánh đã thấy được tầm quan trọng của QLRRTD và cho rằng việc thực hiện thiếu một phương hướng sẽ cản trở nghiêm trọng việc đạt đươc các mục tiêu chiến lược.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 71)