Tổ chức phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 98)

3.2.7.1 Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân

- Định kỳ hàng tháng, chi nhánh tập hợp thông tin về hồ sơ tín dụng, thông tin khách hàng vay vốn, những rủi ro trong việc thiết lập hồ sơ, báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác, rõ ràng, chi tiết cho phòng Quản lý rủi ro trực thuộc Hội sở, tạo điều kiện thuận lợi để phòng quản lý rủi ro thu thập các thông tin đầu vào phục vụ cho việc tham mưu, hoạch định chiến lược, kế hoạch quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng một cách phù hợp và hiệu quả.

- Các báo cáo của chi nhánh phải có tính tổng hợp, khái quát được các thông tin cần thiết; ghi rõ biện pháp khắc phục đã thực hiện và đưa ra các đề xuất, kiến nghị để phòng Quản lý rủi ro nắm rõ và có những hỗ trợ, liên hệ kịp thời giúp chi nhánh khắc phục nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.

- Hàng tháng, quý, năm phòng Quản lý rủi ro lập báo cáo tổng hợp toàn hàng trình Tổng Giám đốc, phân tích những dấu hiệu rủi ro tín dụng, và sự cố xảy ra trong kỳ, các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện cùng những đề xuất về quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Sau khi được Tổng Giám đốc thông qua sẽ được gửi đến lãnh đạo các phòng ban, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc để cảnh báo và rút kinh nghiệm, hạn chế thấp nhất sai sót có thể xảy ra.

3.2.7.2 Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân

- Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân là chương trình được ngân hàng xây dựng, thiết lập với những tiêu chí chấm điểm được xác định trước để phục vụ việc chấm điểm, xếp hạng đối với khách hàng cá nhân.

- Trên cơ sở áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng có thể tính toán được xác suất có thể xảy ra rủi ro, các trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi được các khoản nợ vay, dự kiến mức độ tổn thất từ đó xác định mức cho vay đối với từng khách hàng.

- Trong hệ thống tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà KLB đưa ra, nguồn thông tin thu thập chủ yếu vẫn từ lời khai khách hàng cung cấp, tuy nhiên để phát huy tốt hiệu quả của phương pháp tính điểm tín dung, nên bổ sung thêm nguồn thông tin thu thập từ cơ quan quản lý lao động của khách hàng, từ các tổ chức đoàn thể, địa phương, có như vậy thông tin mới đầy đủ và chính xác hơn.

- Khi áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng, nếu xét về khả năng trả nợ của khách hàng thì có thể sẽ vay được nhưng nếu áp dụng theo phương pháp tính điểm thì có thể sẽ bị từ chối do để đạt số điểm cho vay thì rất khó. Để khách hàng có khả năng có thể vay được vốn, việc đánh giá xếp hạng tín dụng nên căn cứ theo số điểm trung bình với mức rủi rot rung bình, và nên được điều chỉnh theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

3.2.7.3 Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng:

- Sổ tay tín dung được coi như là cuốn cẩm nang tín dụng mà các nhân viên kinh doanh phải tuân thủ theo những quy định được cập nhật trong đó. Khi có những thay đổi về cơ chế, chính sách, quy định, quy trình liên quan đến công

tác tín dụng đều phải được cập nhật đầy đủ trong sổ tay tín dụng để nhân viên nắm bắt kịp thời và thực hiện đúng theo yêu cầu.

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn khi có các văn bản, chính sách mới ban hành để cán bộ, nhân viên kinh doanh của chi nhánh có thể hiểu và vận dụng chính xác các văn bản quy phạm đó.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 98)