Bảng 2.2: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn tại ngân hàng năm
2010 - 2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Đối tượng vay vốn
Năm
2010 2011 2012 2013
Cá nhân 241 388 366 321
Doanh nghiệp 52 55 47 36
Tổng cộng 293 443 413 357
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2010 đến năm 2013 của Kienlong Bank- Chi nhánh Khánh Hòa.)
Biểu đồ 2.1 Dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình từng nhóm nợ của các nhóm nợ chúng ta có thể xem xét kỷ số liệu ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3: Dư nợ phân theo nhóm qua các năm từ 2010 – 2013
(Đơn vị tính:%)
Chỉ tiêu Năm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhóm 1 96.59 % 97.52 % 93.22 % 71.43 % Nhóm 2 1.71 % 1.35 % 2.42 % 2.80 % Nhóm 3 1.02 % 0.45 % 1.69 % 3.08 % Nhóm 4 0.68 % 0.68 % 1.45 % 1.68 % Nhóm 5 0 % 0.00 % 1.21 % 21.01 % TỔNG 100 % 100 % 100 % 100 %
(Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.)
- Qua bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ nhóm 1 - nợ đủ tiêu tiêu chuẩn luôn luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ từ năm 2010 đến năm 2012. Đặc biệt, năm 2011 dư nợ nhóm 1 chiếm tới 97,52%. Thể hiện chất lượng tín
Cá nhân, 2010, 241 Cá nhân, 2011, 388 Cá nhân, 2012, 366 Cá nhân, 2013, 321 Doanh nghiệp, 2010, 52 Doanh nghiệp, 2011, 55 Doanh nghiệp, 2012, 47 Doanh nghiệp, 2013, 36
dụng của các khoản nợ tại NHTMCP Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa là tương đối tốt. Tuy nhiên năm 2013 tỷ lệ nhóm 1 lại có xu hướng giảm xuống còn 71,43% đây là điều không mong đợi của chi nhánh, nhưng trước sự khủng hoảng của nền kinh tế trong nước và thế giới thì tỷ lệ này được coi như một sự nỗ lực lớn.
- Trong các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì dư nợ nhóm 2 - nợ cần chú ý vẫn là chủ yếu, năm 2010 nhóm nợ này chiếm 1,7% tổng dư nợ, năm 2013 tăng lên 2,80%. Nguyên nhân là do chỉ cần 1 khách hàng có một khoản nợ bị chuyển nhóm 2 thì toàn bộ dư nợ của KH đó tại Kienlong Bank- Chi nhánh Khánh Hòa sẽ chuyển hết qua nhóm 2, đối với một khách hàng lớn thì điều này sẽ rất đáng lo ngại vì nó sẽ làm cho tỷ lệ dư nợ nhóm 2 tăng lên đáng kể. Tuy vậy, tổng dư nợ tăng lên thì nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi, thêm vào đó các khoản nợ nằm ở nhóm 2 đa số là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc một số khách quá hạn trên 10 ngày ngay tại thời điểm chốt số liệu trích lập dự phòng rủi ro hàng quý nhưng ngay sau đó các khách hàng này lại có tiền nộp vào ngay để thanh toán dứt khoản nợ quá hạn.
- Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 có xu hướng tăng lên từng năm so với tổng dư nợ, đây là khoản nợ thật sự bị quá hạn, khả năng trả nợ gặp khó khăn, phòng tín dụng đã tích cực đưa ra các giải pháp để thu hồi nợ như: tiến hành khởi kiện tòa và tiếp tục đeo bám thu nợ; dùng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp trong một vài trường hợp do tiến trình xử lý tài sản bị kéo dài (do nguyên nhân từ các cơ quan công quyền).
- Năm 2010 và năm 2011 không có nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Nhưng đến năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm 5 là 1,21% và 21,01% trên tổng dư nợ cho vay. Đa số đây là các khoản nợ đã quá hạn từ 360 ngày trở lên, việc thu hồi nợ đã trở nên khó khăn và phải mất nhiều thời gian mới có thể thu hồi lại được vốn vay đối với những khoản có tài sản đảm bảo đầy đủ, chưa kể đến các khoản vay không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản hình thành từ vốn vay (chưa có giấy tờ pháp lý đầy đủ để thế chấp cho ngân hàng).
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay trong hạn phân theo thời hạn vay vốn từ năm
2010 - 2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI HẠN VAY VỐN
Dư nợ cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Ngắn hạn 197 364 245 186
Trung dài hạn 96 79 168 171
Tổng 293 443 413 357
Nguồn: Báo cáo dư cho tiền vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
- Nhìn vào bảng (2.4) chúng ta thấy được cơ cấu nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 32,8% trong tổng dư nợ của chi nhánh, năm 2011 tỷ lệ này là 17,8%, năm 2012 là 40,7%, đến năm 2013 là 47,9%.
- Để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản, Kienlongbank- Chi nhánh Khánh Hòa luôn cố gắng duy trì tỷ lệ cho vay trung dài hạn sao cho phù hợp với nguồn vốn huy động trung dài hạn mà ngân hàng huy động được, tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn đối với ngân hàng thương mại.
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay trung hạn phân theo thời hạn vay vốn
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay theo thời hạn vay vốn qua các thời điểm
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản bảo đảm qua các thời điểm từ năm 2010 - 2013
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
CÓ TS ĐẢM BẢO 290 439 409 356
KHÔNG CÓ TS ĐẢM BẢO 3 4 4 2
TỔNG CỘNG 293 443 413 358
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm qua các thời điểm..
Ngắn hạn, 2010, 197 Ngắn hạn, 2011, 364 Ngắn hạn, 2012, 245 Ngắn hạn, 2013, 186 Trung dài hạn, 2010, 96 Trung dài hạn, 2011, 79 Trung dài hạn, 2012, 168 Trung dài hạn, 2013, 171 Ngắn hạn Trung dài hạn
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm qua các thời điểm từ năm 2010 - 2013
Nguồn: Báo cáo dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm qua các thời kỳ.
- Nhìn vào số liệu thống kê trên cho thấy với tổng dư nợ của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa đến cuối năm 2013 là 358 tỷ đồng thì dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm 99,4%, tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản, máy móc thiết bị, xe, hàng hóa, giấy tờ có giá. Dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm chiếm 0,6% tổng dư nợ của toàn chi nhánh.
- Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm qua các năm luôn chiếm trên 90% ở ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa là để đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: lãi suất cao, chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp, cá nhân trở nên hết sức khó khăn đòi hỏi ngân hàng ngoài sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cần phải có tài sản bảo đảm để thế chấp (đặc biệt là các tài sản thế chấp là bất động sản có đủ điều kiện thế chấp, với một tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản bảo đảm thông thường chỉ bằng 85%) vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng không thể lường hết được.
CÓ TS ĐẢM BẢO, 2010, 290 CÓ TS ĐẢM BẢO, 2011, 439 CÓ TS ĐẢM BẢO, 2012, 409 CÓ TS ĐẢM BẢO, 2013, 356 KHÔNG CÓ TS ĐẢM BẢO, 2010, 3 KHÔNG CÓ TS ĐẢM BẢO, 2011, 4 KHÔNG CÓ TS ĐẢM BẢO, 2012, 4 KHÔNG CÓ TS ĐẢM BẢO, 2013, 2
- Ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo theo một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo an toàn cho mình.
Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa
Có thể khẳng định rằng bất kỳ một ngân hàng nào dù cố gắng đến mấy thì cũng không tránh được những rủi ro trong tín dụng và ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 4
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Nhóm nợ 2010 2011 2012 2013
Nhóm 2 (trích 5%) 250 300 500 500
Nhóm 3 (trích 20%) 600 400 140 330
Nhóm 4 (trích 50%) 1,000 1,500 3,000 3,000
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 4 trích lập dự phòng
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.
- Số liệu trích lập dự phòng dư nợ nhóm 2 đến cuối năm 2013 tăng 250 triệu đồng, trương đương tăng 50% so với năm 2010, nguyên nhân là sự lạm phát về kinh tế một số khách hàng nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 2, do không thanh toán được nợ lãi hàng tháng. Dư nợ thuộc nhóm 3 cũng giảm 270 triệu so với năm 2010,
Nhóm 2 (trích 5%) Nhóm 3 (trích 20%) Nhóm 4 (trích 50%)
nguyên nhân là do một phần nợ của nhóm 3 đã được thu và phần còn lại được chuyển sang nhóm 4, đa số là đã quá hạn từ từ 91 ngày đến 180 ngày. Dư nợ nhóm 4 tăng 2 tỷ đồng so với năm 2010, đây là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nguyên nhân tăng là do một phần nợ quá hạn nhóm 3 chuyển qua. Như vậy, trong các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 4 thì dư nợ nhóm 4 luôn chiếm nhiều nhất trong tổng dư nợ.
Diễn biến dư nợ nhóm 2 từ năm 2010 đến năm 2013
Biểu đồ 2.5: Trích lập dự phòng dưư nợ nhóm 2 từ năm 2010 đến năm 2013
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng năm của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa.
- Dư nợ nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý – trích 5%) tăng dần qua các năm, đặc biệt đến 2012 dư nợ nhóm 2 tăng mạnh, tình hình kinh tế khó khăn đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nợ quá hạn ngày càng phát sinh theo chiều hướng tăng.
- Mặc dù con số này tăng khá nhiều nhưng cũng không đáng lo ngại vì tổng dư nợ của toàn hệ thống tăng lên thì dư nợ nhóm 2 tăng cũng là tất nhiên và nhóm 2 chỉ chiếm 14% trong tổng dư nợ năm 2012 của chi nhánh. Các khoản nợ bị xếp vào nhóm 2 đa số là những khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Series1, 2010, 250, 16% Series1, 2011, 300, 20% Series1, 2012, 500, 32% Series1, 2013, 500, 32% 2010 2011 2012 2013
Diễn biến dư nợ nhóm 3 - nhóm 4 từ năm 2010 đến 2013
Bảng 2.7: Dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 qua các thời điểm
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Nhóm 3 (trích 20%) 600 400 140 330
Nhóm 4 (trích 50%) 1,000 1,500 3,000 3,000
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng năm
Biểu đồ 2.6: Trích lập dự phòng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 4 qua các thời điểm
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng năm của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa.
- Dư nợ nhóm 3 và 4 từ 2010 đến 2013 có xu hướng tăng 1.730 triệu đồng, điển hình là năm 2012 tăng 1.240 triệu đồng so với năm 2011 trong đó tăng chủ yếu ở nợ nhóm 4.
- Như vậy, cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa cũng gặp phải những rủi ro nhất định như nợ quá hạn của nhóm 4 đây là các khoản nợ quá hạn (nhóm 4 được gọi là nhóm nợ nghi ngờ, với những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày). Đây là những khoản nợ xấu, rất đáng quan tâm vì chỉ cần trên 360 ngày là sẽ bị chuyển sang nhóm 5, nhóm nợ có khả năng
Nhóm 3 (trích 20%), 2010, 38 Nhóm 3 (trích 20%), 2011, 21 Nhóm 3 (trích 20%), 2012, 4 Nhóm 3 (trích 20%), 2013, 10 Nhóm 4 (trích 50%), 2010, 63 Nhóm 4 (trích 50%), 2011, 79 Nhóm 4 (trích 50%), 2012, 96 Nhóm 4 (trích 50%), 2013, 90 Nhóm 3 (trích 20%) Nhóm 4 (trích 50%)
mất vốn và lúc này bắt buộc ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa phải trích và sử dụng dự phòng cụ thể cho các khoản nợ thuộc nhóm này. Việc trích và sử dụng dự phòng rủi ro nhiều hay ít không chỉ phụ thuộc vào dư nợ mà còn phụ thuộc vào trị giá tài sản bảo đảm còn lại là bao nhiêu phần trăm. Vì theo thời gian nếu tài sản bảo đảm là động sản sẽ giảm khấu hao hàng năm, khi đó số tiền phải trích lập sẽ tăng lên kéo theo chi phí của ngân hàng tăng lên.
Diễn biến dư nợ nhóm 5 từ năm 2010 đến 2013 của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa.
Biểu đồ 2.7: Dư nợ nhóm 5 qua các thời điểm
Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro hàng năm
Qua số liệu cho thấy năm 2010 đến năm 2011 ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa không có dư nợ nhóm 5, do các khoản nợ khi vào nhóm 5 đã được trích và sử dụng dự phòng cụ thể. Khi đó các khoản nợ này sẽ được xuất ra khỏi nội bảng và theo dõi ngoại bảng. Trong tương lai, nếu có thu hồi được các khoản nợ này thì sẽ được hạch toán vào thu nhập bất thường của ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 dư nợ nhóm 5 là 5 tỷ đồng, năm 2013 là 75 tỷ đồng tăng 70 tỷ đồng chiếm 21% tổng dư nợ toàn chi nhánh.