Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 66)

2.2.2.1 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở Chi nhánh

Từ việc nghiên cứu thực trạng rủi ro ở trên chúng tôi khái quát các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa như sau;

Thứ nhất xuất phát từ nhân tố môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng của cả nước và trên trên thế giới nói chung không ổn định. Trong giai đoạn 2010- 2013 loài người đã chứng kiến một nền kinh tế vô cùng ảm đạm. Sự đông cứng về thị trường tài chính diễn ra trên toàn thế giới làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, một số ngân hàng lớn có thương hiệu hàng trăm năm sụp đổ, v.v. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tham gia vào trục vận hành chung của thế giới thì điều hiển nhiên cũng không tránh được những tác động của thị trường trong khu vực và thế giới mang lại. Nó được thể hiện rõ nét đến sự thu nhập của người dân tại Việt Nam, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước làm ăn thua lỗ, phá sản, v.v. đằng sau đó là người lao động bị giảm tiền lương, tình trạng thất nghiệp gia tăng, v.v. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng.

Sự đóng băng về thị trường tài chính đã làm không ít những khoản vay cá nhân kinh doanh bị đóng cửa, hàng hóa tiêu thụ chậm thậm chí không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho nhiều, một số bạn hàng chiếm dụng luôn vốn, v.v dẫn đến các

cá nhân thu hẹp quy mô kinh doanh, làm ăn thua lỗ và phá sản đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay tại ngân hàng.

Thứ hai xuất phát từ nhân tố bản thân ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa. Có thể nói rằng ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa hoạt động theo chính sách tín dụng chung của hệ thống ngân hàng Kiên Long. Tuy nhiên ở mỗi chi nhánh có môi trường kinh doanh khác nhau do vậy ở chi nhánh Khánh Hòa đã xuất hiện một số chính sách tín dụng còn chưa phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt vốn của chi nhánh. Chẳng hạn như việc định giá do một nhân viên tín dụng định giá độc lập vẫn được Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa chấp nhận đã có trường hợp khách hàng và cá nhân nhân viên cấu kết với nhau nâng giá trị tài sản đảm bảo khoản vay gây thất thoát về vốn cho chi nhánh. Khoản vay này hiện vẫn chưa xử lý dứt điểm và đang nằm trong danh sách nợ xấu của chi nhánh.

Có một số giai đoạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà Hội sở Kiên Long giao xuống cho chi nhánh Khánh Hòa quá cao mà không quan tâm đến sự đóng băng của thị trường kinh tế ở chi nhánh và trên thế giới. Để thực hiện nhiêm vụ của hội sở giao có những lúc chi nhánh đã không chú ý đến chất lượng khách hàng cũng như không lường trước được thị trường tài chính. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ của chi nhánh còn chưa thực hiện đầy đủ, đúng nội quy, quy định về khách hàng trước khi cho vay, một số trường hợp cho vay không đánh giá đầy đủ khả năng tài chính khách hàng trước khi cho vay dẫn đến tình trạng khách hàng không có khả năng thanh toán.

Trong những năm qua mặc dù hội sở đang quan tâm đến chính sách thu hút nhân tài cho chi nhánh bằng cách tuyển mới, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều nhân viên kinh doanh đang hoạt động không đúng chuyên ngành của mình, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn non yếu dẫn đến việc đánh giá các dự án, phương án vay, hồ sơ xin vay chưa tốt, chưa kiểm duyệt, thẩm định sát sao, v.v kết quả là xuất hiện một số dự án thiếu tính khả thi nhưng vẫn cho vay. Bên cạnh đó có sự buông lỏng việc giám sát và quản lý vốn trước, trong và sau khi cho vay, một phần xuất phát từ việc một số nhân viên kinh doanh có tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng tại Chi nhánh

cũng dẫn đến rủi ro tín dụng. Một số cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp như nhận phần trăm từ khoản vay của khách hàng, cấu kết với khách hàng giả mạo giấy tờ để vay vốn ngân hàng.

Với mong muốn đạt được chỉ tiêu của hội sở đề ra, trong năm 2011- 2013 chi nhánh quá chú trọng vấn đề tăng trưởng dư nợ mà không lường trước những bất ổn của nền kinh tế. Điều này làm cho nợ quá hạn tăng cao trong năm 2013. Bên cạnh đó còn xuất phát từ việc cạnh tranh với các ngân hàng khác tại Khánh Hòa.

Thứ ba nhân tố từ phía khách hàng. Một số khách hàng của Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa khi vay vốn không lường được trước khả năng trả nợ. Một số khách cá nhân vay vốn để kinh doanh nhưng lại không nhạy bén về thị trường, quản lý kém, kinh doanh thua lỗ, v.v tạo ra những khoản nợ quá hạn cho chi nhánh. Một số khách hàng khác thì lại sử dụng vốn sai mục đích so với hợp đồng tín dụng ví dụ như từ năm 2010 một số khách hàng vay vốn lúc đầu nhằm mục đích kinh doanh nhưng lại dùng vốn để đầu tư bất động sản, khi thị trưởng bất động sản đóng băng khiến các khách hàng này không có tiền trả nợ cho chi nhánh tạo nên nhân tố gây nên rủi ro tín dụng.

Bên cạnh niều khách hàng luôn dặt chữ tín lên hàng đầu thì vẫn còn đó một số ít khách hàng cố ý lừa đảo chiếm dụng nguồn vốn của chi nhánh. Để lừa tiền của ngân hàng họ lập các phương án kinh doanh sản xuất giả, giấy tờ thế chấp, cầm cố giả mạo, v.v để đi vay vốn. Một số khác có tài chính yếu kém, thiếu minh bạch, cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ tư nhân tố không khách quan, bất khả kháng của cả ngân hàng lẫn khách hàng. Đây là nhân tố do sự rủi ro tác động từ ngoại cảnh, nó không dự đoán được trước. Các nhân tố này xuất phát từ môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn dưới dạng không thể lường trước được, nó diễn ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó còn có nhân tố do môi trường sống của con người mang đến như tai nạn, bệnh tật, v.v đây là nhân tố cả khách hàng và ngân hàng đều không mong đợi nhưng nó vẫn diễn ra tạo thành một trong bốn nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến tín dụng của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa.

2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ và nợ quá hạn

Dựa trên tổng dư nợ của ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát nền kinh tế trong nước và thế giới. Tổng dư nợ năm 2010 là 293 tỷ đồng, trong đó dư nợ khách hàng cá nhân đặt 127 tỷ đồng chiếm 43%. Ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa là một chi nhánh mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn như; người dân chưa biết đến ngân hàng, đội ngũ nhân viên còn non trẻ, chưa xây dựng được thương hiệu, v.v. Tuy nhiên, chi nhánh đã không ngừng nổ lực để phát huy lợi thế của mình như chú trọng đến việc tìm kiếm khách hàng cá nhân, xem khách hàng cá nhân là mảng kinh doanh mũi nhọn để phát triển các mảng khác. Chính vì việc xây dựng thuong hiệu cho chi nhánh bắt đầu từ việc cho vay trả góp ngày nên ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa ngày càng bám chặt và sau hơn trên địa bàn Khánh Hòa. Mục đích của chi nhánh là mở rộng mạng lưới phòng giao dịch để phục vụ khách hàng từ nông tôn đến thành thị. Năm 2011 tổng dư nợ khác hàng cá nhân đã không ngừng tăng lên với số tiền tương ứng là 387 tỷ đồng, chiếm 87%. Tổng dư nợ các năm 2012, 2013 có xu hướng giảm xuống nhưng tổng dư nợ khách hàng cá nhân vẫn không ngừng tăng lên tương ứng là 89%, 90%.

Để không ngừng tăng trưởng và bảo toàn nguồn vốn, nhất là trong bối cảnh Chính phủ yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát tiền tệ, ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa chú trọng phân loại nợ thành các nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5). Tín hiệu vui là nợ nhóm 1 của Chi nhánh các năm 2010, 2011, 2012 chiếm 94,5%, 97,5%, 93,4% trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân. Điều này chứng minh, ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa trong các giai đoạn trên đã khẳng được vị thế của mình. Năm 2013, hoạt động ngân hàng gặp những khó khăn nhất định tổng dư nợ khách hàng cá nhân nhóm 1 đã giảm xuống còn 71,3%, sự giảm sút này xuất phát từ sự khó khăn chung của thị trưởng tài chính trong nước và trên thế giới. Nợ nhóm 2 qua các thời kỳ không tăng nhưng lại là nhóm nợ đáng chú ý qua các thời kỳ bởi ranh giới giữa nhóm 2 lên nhóm 3 là rất mong manh. Tuy nhiên có thể thấy rằng năm 2013 là năm nợ nhóm 3, nhóm 4 tăng cao, đáng chú ý là nợ nhóm 5 của năm 2013 chiếm 20,9% tăng 19,8% so với năm 2012.

Bảng 2.9: Dư nợ theo nhóm của khách hàng cá nhân từ năm 2010 - 2013

(Đơn vị tính: %)

DƯ NỢ KH CÁ NHÂN THEO NHÓM QUA CÁC NĂM TÍNH %

Nhóm 2010 2011 2012 2013 Nhóm 1 94.5 97.7 93.4 71.3 Nhóm 2 3.1 1.3 2.5 2.8 Nhóm 3 1.6 0.5 1.6 3.1 Nhóm 4 0.8 0.5 1.4 1.9 Nhóm 5 0.0 0.0 1.1 20.9 TỔNG 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Sao kê dư nợ chi nhánh Khánh Hòa qua các năm

- Để khắc phục tình trạng đó trong năm 2013 ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội để định hướng chương trình hành động cho mình. Chi nhánh đề cao việc tăng trưởng vốn ổn định, khắc phục sự mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế. Chi nhánh kiên quyết cơ cấu lại dư nợ theo hướng giảm dần ở một số dự án kinh doanh không khả thi đang có dư nợ lớn, nhằm phân tán rủi ro, đồng thời nâng tỷ trọng cho vay hộ gia đình, cá nhân. Nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng những dự án mới, cho vay có chọn lọc để an toàn vốn, v.v.

- Để cơ cấu lại dư nợ và nợ quá hạn ngân hàng Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cho vay:

- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và Ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì ngân hàng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi vốn vay.

- Khách hàng không có khả năng trả nợ hết gốc và/ hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay

thì Ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ với thời gian phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

- Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối với thẩm quyền quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hệ thống Ngân hàng phải do Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh; Trưởng phòng giao dịch quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của mình với điều kiện thời gian gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng và đối với cho vay trung hạn, dài hạn tối đa là ½ thời hạn cho vay quy định trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với các hồ sơ đề nghị gia hạn vượt quá quy định trên thì do Tổng Giám đốc xem xét quyết định.

- Đối với các khoản nợ vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng thực hiện báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng.

2.2.2.3 Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng

Việc xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sự ổn định và quản lý rủi ro tín dụng. Cũng như các ngân hàng khác, ngân hàng Kiên Long- Chi nhánh Khánh Hòa rất chú trọng đến việc xây dựng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nhằm giám sát hệ thống QLRRTD đảm bảo hệ thống này được triển khai phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô và các loại hình rủi ro của chi nhánh.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của phòng quản lý rủi ro

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro

Công tác quản lý rủi ro tín dụng:

- Quản lý rủi ro tín dụng cho toàn hàng.

- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về đo lường rủi ro tín dụng

- Xây dựng quy định về hệ thống báo cáo rủi ro tín dụng, làm cơ sở phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng.

- Đề xuất ban hành cơ cấu danh mục ngành nghề để cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Kiểm soát, đánh giá thực hiện, dự báo rủi ro và đưa ra phương án điều chỉnh danh mục ngành nghề cấp tín dụng.

- Đề xuất mở rộng hay thu hep ngành, đối tượng được cấp tín dụng trong từng thời kỳ.

- Đưa ra ý kiến độc lập về mặt cảnh báo rủi ro đối với các hồ sơ tín dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro.

- Có ý kiến độc lập trên phương diện quản lý, cảnh báo và đánh giá toàn diện các rủi ro đối với hồ sơ ủy thác cho vay, cho vay đồng tài trợ do Kienlongbank chủ trì.

- Có ý kiến độc lập trên phương diện quản lý, cảnh báo và đánh giá toàn diện các rủi ro đối với các hồ sơ cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị theo các quy định, quy trình của ngân hàng về giải quyết cơ cấu nợ.

- Đánh giá rủi ro các hồ sơ cho vay, tiền gửi ngân hàng.

- Theo dỏi thực hiện phân nhóm nợ và các cam kết ngoại bảng.

Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý rủi ro thị trường Bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng Bộ phận Quản lý rủi ro vận hành

- Soát xét các báo cáo phân nhóm nợ trên hệ thống. theo dõi tình hình biến động của phân nhóm nợ, biến động của các cam kết ngoại bảng để cảnh báo cho các dơn vị thực hiện.

- Tính toán số liệu và trích lập dự phòng rủi ro.

- Tổng hợp phân nhóm nợ và tính toán số liệu về trích lập dự phòng rủi ro cho toàn hệ thống vào hảng tháng, quý. Chuyển số liệu về từng đơn vị.

- Quản lý kênh thông tin CIC.

- Kiểm soát chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng cập nhập trên TCBS, làm cơ sở để cung cấp thông tin trên CIC.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)