Nâng cao hiệu quả của bộ phận xử lý nợ

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 100)

- Đến thời điểm 31/12/2013 nợ quá hạn của chi nhánh Khánh Hòa khá cao so với toàn hệ thống KLB, vấn đề xử lý nợ xấu, nợ quá hạn đang là vấn đề cấp thiết và được quan tâm hàng đầu đối với chi nhánh. Hội đồng quản trị đã thành lập ban xử lý nợ và mỗi chi nhánh đều có bộ phận xử lý nợ để khắc phục và thu hồi những khoản nợ xấu đang tồn tại ở các đơn vị.

- Cán bộ, nhân viên xử lý nợ là các nhân viên kinh doanh được điều chuyển qua, các nghiệp vụ tín dụng họ có thể nắm nhưng để giải quyết và xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu thì vẫn còn lúng túng và thường chờ chỉ đạo của cấp trên. Bộ phận xử lý nợ phải chủ động xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, trực tiếp khai thác các phương án xử lý nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm thu hồi các khoản nợ trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật, quy định của ngân hàng.

- Theo dõi và phối hợp với các cán bộ, chuyên viên thuộc các phòng Khách hàng cá nhân, phòng Pháp chế và xử lý nợ thực hiện các công việc khi đề xuất chuyển khoản nợ để thực hiện biện pháp tố tụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền và theo đúng quy định.

- Xử lý nợ cũng đòi hỏi phải có kỹ năng và các nhân viên thuộc bộ phận xử lý nợ phải có tâm huyết với công việc. Những kỹ năng này đươc tích lũy trong quá trình làm việc, tiếp xúc với khách hàng. Bộ phận xử lý nợ phải nắm được bản chất các khoản nợ và công việc thu hồi nợ; khéo léo đàm phán, thương lượng để thu hồi công nợ hiệu quả nhưng vẫn giữ được mối quan hệ với khách hàng; chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trong trường hợp thu hồi nợ bằng pháp lý.

- Chi nhánh cần phân tích rõ nguyên nhân xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn theo từng tiêu chí chủ quan, khách quan, nợ có khả năng thu hổi, nợ quán hạn không có khả năng thu hồi một phần hoặc nợ có khả năng mất toàn bộ. Hàng

tháng cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của địa bàn mình phụ trách, từ đó đề ra biện pháp và có hướng xử lý phù hợp.

- Trường hợp nợ quá hạn do khách hàng gặp rủi ro nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, có thể giảm nợ hoặc gia hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Ngân hàng cần bám sát khách hàng, đánh giá tình hình và khả năng trả nợ của khách hàng, cùng ngân hàng xây dựng kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 100)