Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 87)

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hóa những rủi ro đó đồng thời đạt mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng có những biện pháp để hạn chế rủi ro như: phân tán rủi ro trong cho vay; thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ; bảo hiểm tiền vay; chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro, chấp hành tốt trích lập dự phòng để xử lý rủi ro. Trong đó phân tán rủi ro là nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh “không bỏ trứng vào một rổ”.

Để phân tán rủi ro tín dụng cần một số giải pháp cụ thể sau: a. Đa dạng hóa danh mục đầu tư:

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh rủi ro bất ngờ mà khách hàng mang lại. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành quy chế cho vay theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN trong đó nêu rõ: “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín

dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

- Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.

- Cho vay với nhiều thời hạn vay khác nhau để đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển bền vững và tránh rủi ro tín dụng cho sự thay đổi lãi suất cho vay.

Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động, tuy nhiên cũng có nhược điểm là làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát … làm giảm cơ hội đạt được lợi nhuận cao.

b. Bảo hiểm tín dụng:

- Bảo hiểm tín dụng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.

- Khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm tín dụng, khi khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản … không có khả năng trả nợ vay thì công ty bảo hiểm sẽ trả. Đây là biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng cần quan tâm trong điều kiện hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay chỉ có một số ít ngân hàng Việt Nam sử dụng bảo hiểm tín dụng để quản lý và phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng và đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng.

- Bảo hiểm tài sản tiền vay: khi rủi ro tín dụng xảy ra thì nó có thể khắc phục một cách tốt nhất hậu quả của rủi ro đó, tuy nhiên biện pháp này phải đóng một khoản phí bảo hiểm trước mắt trong khi nhiều người lại có xu hướng coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, ngành bảo hiểm nước ta cũng chưa phát triển đến mức tạo được niềm tin cho khách hàng nên nhiều khách hàng cũng như ngân hàng không mấy hứng thú trong việc mua và sử dụng bảo hiểm tín dụng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh khánh hoà (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)